022-2020 - page 8

8
Tiêu điểm
Đô thị -
Thứ Tư5-2-2020
Bến Tre: Thiên tai cấp độ hai
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh BếnTre dự báo tại các khu vực cửa
sôngCổChiên,HàmLuông,độmặnđođượcdaođộng25‰-30‰.
Độmặn4‰đãxâmnhậpvàođấtliềncáchcửasôngkhoảng48-68
km; độmặn 1‰xâmnhập vào đất liền cách cửa sông 63-83 km.
Với tình trạng trên, mặn xâmnhập ở tỉnh BếnTre đang ởmức rủi
ro thiên tai cấp độ hai.
Theo đó, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định về tình
huống khẩn cấp do mặn xâm nhập. Cụ thể, tỉnh này đã đưa vào
sử dụng một số công trình ứng phó với hạn, mặn như làm cống
đập ngănmặn; hồ trữ nước ngọt Ba Tri; nhà máy nước Khu công
nghiệp Giao Long (huyện Châu Thành) đã đưa vào sử dụng hệ
thống công nghệ xử lý tái sử dụng nước thải công nghiệp.
Hạn, mặn ở miền Tây
năm nay sẽ khốc liệt hơn
Theo dự báo, mùa khô nămnay ởĐBSCL sẽ thiếu nước trầm trọng,
khả năng có đợt hạn, mặn gay gắt không kémnăm2016.
CHÂUANH
T
rong những ngày đầu năm
mới Canh Tý 2020, nhiều
tỉnh ở miền Tây đã ban
hành công văn hỏa tốc chỉ
đạo tập trung ứng phó hạn,
mặn vì nhiều diện tích đất
canh tác nông nghiệp đang
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hạn, mặn đang
diễn ra gay gắt
Cuối tháng 1-2020, UBND
tỉnh Cà Mau đã ban hành văn
bản hỏa tốc chỉ đạo ứng phó
hạn hán, xâmnhậpmặn. Thống
kê của ngành chức năng tỉnh
này cho thấy tình trạng hạn
hán, xâm nhập mặn đã làm
ảnh hưởng gần 16.000 ha đất
canh tác, đa số là lúa - tôm.
Ngoài ra còn có hơn 3.500 hộ
thiếu nước sinh hoạt.
Ở tỉnh Sóc Trăng, dịp tết
Nguyên đán vừa qua, nhiều
hộ dân ở huyện Long Phú
cùng tâm trạng buồn bã vì
hàng ngàn hecta đất lúa vụ
ba đang thiếu nước. Mặc dù
chưa đến cao điểm mùa khô
nhưng các kênh rạch ở huyện
này đều khô cạn. Nhiều diện
tích lúa khoảng một tháng
tuổi đang bắt đầu khô cháy
vì thiếu nước.
Ông Thạch Tiến, một nông
dân ở xã Tân Hưng, cho biết
hơn năm công đất trồng lúa vụ
ba của ông đang thiếu nước
trầm trọng, nền ruộng nứt nẻ,
toàn bộ lúa đang chết mòn vì
thiếu nước.
Canh tác gần đó, hơn 10
công lúa của ông Thạch Son
cũng lâm vào tình trạng tương
tự. “Ở vùng này chỉ chuyên
canh cây lúa, nếu chỉ làm hai
vụ/năm thì không đủ sống
nên tôi mới đánh liều xuống
giống lúa vụ ba hơn 10 công
đất, nhưng với tình trạng này
thì cầm chắc trắng tay” - ông
Son than thở.
Về vấn đề trên, ôngLâmVăn
Vũ, Trưởng phòngNN&PTNT
huyệnLongPhú, thông tin: “Dù
đã khuyến cáo không xuống
giống nhưng ghi nhận trên địa
bàn huyện có khoảng 3.500 ha
sản xuất lúa vụ ba. Thống kê
đến cuối tháng 1-2020, toàn
huyện đã có gần 200 ha lúa
vụ ba bị ảnh hưởng nghiêm
trọng”.
Hiểu để ứng xử cho
phù hợp
Thực tế, việc mùa khô năm
Nhiều nơi ởmiền Tây thiếu nước dù chưa tới cao điểmmùa khô. Ảnh: CHÂUANH
“Nếu chỉ làm hai
vụ/năm thì không
đủ sống nên tôi mới
đánh liều xuống
giống lúa vụ ba hơn
10 công đất, nhưng
với tình trạng này thì
cầm chắc trắng tay.”
Ông
Thạch Son
Theodưbaotiêmnangnguôn
nưcmuakhocủaViệnKhoahọc
thủylợimiềnnam(BộNN&PTNT),
nguônnưcmuakhonam2019-
2020 vê vung ĐBSCL thâp hon
nhiêu so vơi trungbinh các nam
gân đay. Dự báo luu lưng binh
quan thang 2 co thê thâp hon
so vơi nam 2016.
Lýdohủy thầu
nhàmáynước ngàn tỉ
ởĐàNẵng
Ngày 4-2, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Lương Thạch Vỹ, Phó Giám đốc Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp TP Đà Nẵng, lý giải về
việc hủy kết quả đấu thầu dự án Nhà máy nước
Hòa Liên (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang).
Cụ thể, gói thầu thiết kế, cung cấp thiết bị và
xây lắp công trình (EPC) của dự án được đấu
thầu rộng rãi trong nước. Gói thầu được mở
ngày 16-9-2019 với năm nhà thầu nộp hồ sơ dự
thầu.
Kết quả, liên danh Công ty cổ phần Xây dựng
số 5 - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng KCON
- Công ty Tư vấn, Đầu tư và xây dựng công
nghiệp HPC - Công ty cổ phần Đầu tư phát
triển nước và môi trường Đại Việt (Liên danh
SC5 - KCON - HPC - Đại Việt) được công bố
trúng thầu.
Ngày 17-1, ông Lương Thạch Vỹ, người trực
tiếp điều hành dự án, ký thông báo hủy kết quả
lựa chọn nhà
thầu của gói
thầu EPC.
Lý do đưa ra
trong thông báo
này là: “Tất cả
hồ sơ dự thầu
không đáp ứng
được các yêu
cầu của hồ sơ
mời thầu”.
Trả lời PV,
ông Vỹ cho hay
nguyên nhân
chính xuất phát
từ hồ sơ của
Công ty cổ phần
Đầu tư phát
triển nước và
môi trường Đại
Việt.
“Sở Xây dựng
trả lời là không có cơ sở để khẳng định Đại
Việt có tham gia thiết kế nhà máy nước tại Bình
Dương. Hồ sơ mời thầu có yêu cầu nhà thầu
thiết kế phải có năng lực kinh nghiệm thiết kế
một nhà máy nước có công suất từ 84.000 m
3
/
ngày đêm trở lên” - ông Vỹ nói.
Ông Vỹ cũng cho hay trước đó Đại Việt có
nộp đầy đủ hồ sơ, biên bản nghiệm thu công
trình, bản vẽ thiết kế… của nhà máy nước tại
Bình Dương. Tuy nhiên, khi có các ý kiến trái
chiều, Sở Xây dụng thẩm định thêm các giấy
tờ liên quan thì thấy rằng không đủ cơ sở để
khẳng định Đại Việt có tham gia thiết kế nhà
máy nước tại Bình Dương. “Đại Việt không
đủ điều kiện, dẫn đến cả liên danh trúng thầu
không đủ điều kiện” - ông Vỹ nói.
Cũng theo ông Vỹ, đơn vị đã phát hành lại hồ
sơ mời thầu. Hiện đã có hơn 10 đơn vị mua hồ
sơ. Ngày 20-2, gói thầu EPC của Nhà máy nước
Hòa Liên sẽ được mở lại.
TẤN VIỆT
ĐàNẵng đã trải qua nhiều đợt thiếu nước sinh hoạt
nghiêmtrọng. Ảnh: TẤNVIỆT
Ngày 7-8-2019, UBND TP Đà
Nẵng ban hành quyết định phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng
NhàmáynướcHòaLiênvới tổng
mức đầu tư hơn 1.170 tỉ đồng
từ nguồn ngân sách TP.
Nhà máy nước Hòa Liên có
côngsuất120.000m
3
/ngàyđêm.
Chủ đầu tư dự án là Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công
trình dân dụng và công nghiệp
TP Đà Nẵng.
Nhà máy nước này đã được
quyhoạchnhiềunămnhằmgiải
quyết tình trạng thiếunước sinh
hoạt tại ĐàNẵng. Nhưng sau khi
có kết quả đấu thầu, chủ đầu tư
dự án nhận nhiều khiếu nại về
năng lực của đơn vị trúng thầu.
LãnhđạoTPĐàNẵngđã chỉ đạo
kiểm tra, rà soát lại.
2020 sẽ khắc nghiệt, gay gắt
đã được các chuyên gia cảnh
báo từ tháng 7-2019.
ThS Nguyễn Hữu Thiện,
chuyên gia độc lập về sinh
thái ĐBSCL, cho biết trong
nguyên lý về thủy văn của lưu
vựcMekong thìmực nước sông
Mekong của mùa lũ năm trước
và hạn mặn của mùa khô năm
sau có mối quan hệ chặt chẽ.
Cụ thể, đỉnh lũ của năm trước
và đỉnh hạn của năm tiếp theo
tương quan rất chặt với nhau.
“Về lý thuyết đã có và thực
tế đã chứng minh điều này là
đúng, năm 2015 đỉnh lũ cực
thấp thì đếnmùa khô năm2016
hạn, mặn gay gắt. Do đó, thực
trạng mùa lũ năm 2019, mực
nước chẳng những không lên
mà còn thấp ởmức kỷ lục, điều
này đã dự báo cho mùa khô
năm2020 sẽ khắc nghiệt” - ông
Thiện giải thích.
Cũng theo ông Thiện, tình
trạng hạn, mặn ở ĐBSCL có
nguyên nhân chính là do hiện
tượng El Nino diễn ra trên toàn
lưu vực sông Mekong từ đầu
năm 2019, kéo dài đến khoảng
tháng 9. Điều này gây ra mưa
thấp kỷ lục và dẫn đến tình
trạng thiếu nước.
“Thủy điện thật sự không
phải là nguyên nhân gây mất
nước, mà chỉ làm chậm đường
đi của nước, bởi lẽ sau đó thủy
điện cũng sẽ xả nước, vì vậy
đây không phải là nguyên
nhân chính gây nên khô hạn.
Nguyênnhân sốmột làElNino,
thủy điện chỉ là nguyên nhân
thứ hai, nó chỉ làm tệ thêm
tình hình khi có hạn. Đối với
những năm bình thường, thủy
điện chỉ làm giảm lũ nhưng
sẽ tăng dòng chảy trong mùa
khô làm giảm hạn, mặn” - ông
Thiện phân tích.
Ông Thiện cho biết nhiều
tháng trước Chính phủ cũng
đã có chỉ thị triển khai các
giải pháp cấp bách phòng,
chống hạn, mặn và các ngành
đã và đang thực hiện rất tốt.
Vì vậy, dù dự đoán hạn, mặn
năm 2020 có thể gay gắt hơn
năm 2016 nhưng có thể thiệt
hại sẽ thấp hơn rất nhiều nhờ
được cảnh báo sớm, cạnh đó
là từ kinh nghiệm ứng phó từ
năm 2016.
“Đó là ứng xử tình huống
với trường hợp năm cực đoan,
còn về lâu dài phải theo tư duy
“thuận thiên” từ Nghị quyết
120 của Chính phủ. Đó là giảm
thâmcanh lúa để có không gian
hấp thu lũ và chuyển dịch hệ
thống canh tác ven biển để thích
nghi. Nghị quyết này đề cập
phát triển bền vững ĐBSCL
thích ứng với biến đổi khí hậu,
trong đó ưu tiên số một là quá
trình phát triển tôn trọng quy
luật tự nhiên, tránh can thiệp
thô bạo vào tự nhiên” - ông
Thiện bày tỏ.
ÔngThiệncũngcho rằngphải
hiểu rõ nguyên nhân chính của
hạn,mặnđồngbằngkhôngphải
là từ thủy điện. Do đó đừng
đi “xin nước” như năm 2016,
vì dù có lấy nước từ đây cũng
không giải quyết vấn đề hạn,
mặn của miền Tây.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook