027-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa11-2-2020
CHÂUYẾN
T
háng 8-2019, TANDhuyệnĐức
Hòa, Long An thụ lý vụ Công
ty X. (TP.HCM) tranh chấp
hợp đồng kinh doanh thương mại
với Công ty Y. (huyện Đức Hòa,
tỉnh LongAn). Nội dung khởi kiện
Công ty X. yêu cầu Công ty Y. phải
thanh toán số tiền mua hàng và lãi
là hơn 30 tỉ đồng.
Trong quá trình giải quyết vụ án,
Công ty X. có đơn đề nghị TAND
huyện áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời (BPKCTT) về việc cấm
hoặc buộc thực hiện hành vi nhất
định theo khoản 12 Điều 114, Điều
127 BLTTDS. Cụ thể, Công ty X.
yêu cầu tòa cấm Công ty Y. thực
hiện thay đổi người đại diện theo
pháp luật.
Ngày 8-7-2019, thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án ban hành
quyết định áp dụng BPKCTT với
nội dung như trên. Cùng ngày, Chi
cục Thi hành án dân sự huyện ra
quyết định thi hành án và hai ngày
sau đến trụ sở Công ty Y. niêm yết
quyết định này.
Công ty Y. khiếu nại yêu cầu tòa
thu hồi, hủy bỏ quyết định của thẩm
phán và chánh án TAND huyện có
quyết định giải quyết khiếu nại.
Theo chánh án, quyền yêu cầu áp
dụng BPKCTT là tạm thời giải
quyết yêu cầu cấp bách của đương
sự. Mục đích là để thu thập và bảo
vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng
hiện có, tránh gây thiệt hại không
thể khắc phục được, ngăn chặn hậu
quả nghiêm trọng xảy ra… nhằm
đảm bảo cho việc giải quyết vụ án
hoặc việc thi hành án.
Nội dung vụ án này là tranh chấp
hợp đồng mua bán giữa Công ty X.
đối với Công ty Y. Việc Công ty
Y. có thay đổi người đại diện theo
pháp luật cũng không làm thay đổi
tư cách pháp nhân của công ty này
và không làm ảnh hưởng đến việc
giải quyết vụ án giữa hai công ty.
Công ty X. cho rằng việc thay đổi
người đại diện theo pháp luật của
Công ty Y. sẽ làm ảnh hưởng đến
việc giải quyết vụ án là không có
cơ sở. Công ty X. thực hiện quyền
yêu cầu áp dụng BPKCTT nhưng
không đưa ra được chứng cứ chứng
minh quyền lợi của mình bị xâm
phạm hoặc bị đe dọa xâm phạm
trong quá trình giải quyết vụ án
theo Điều 111 BLTTDS.
Theo chánh án TAND huyện,
thẩm phán ban hành quyết định áp
dụng quyết định theo yêu cầu của
Công ty X. là chưa chuẩn, không
đúng khoản 1 Điều 111 BLTTDS.
Công tyY. khiếu nại yêu cầu thu hồi,
hủy bỏ quyết định này là có căn cứ
nên được chấp nhận. Vì vậy chấp
nhận khiếu nại của Công ty Y. hủy
bỏ quyết định áp dụng BPKCTT
của thẩm phán.
Tiếp đó, ngày 7-10-2019, Công
Thẩm phán bị “tuýt còi”
vì áp lệnh sai
Thẩmphán ban hành lệnh cấm công ty bị đơn thực hiện việc thay đổi người đại diện theo pháp luật sai
nên bị chánh án bác.
ty Y. có đơn yêu cầu thẩm phán
đã ban hành quyết định áp dụng
BPKCTT và Công ty X. phải liên
đới bồi thường thiệt hại vật chất
và tinh thần cho mình là 100 triệu
đồng do áp dụng sai.
Ngày 22-10-2019, TAND huyện
tiếp tục có văn bản trả lời yêu cầu
Công ty Y. có đơn yêu
cầu thẩm phán đã ban
hành quyết định sai và
nguyên đơn phải liên đới
bồi thường cho mình 100
triệu đồng.
Cơ sở để tòa hướng
dẫn Công ty Y. kiện
vụ án khác
1. Nhà nước có trách nhiệm
bồi thường khi có đủ các căn cứ
sau đây:
a) Có một trong các căn cứ
xác định hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ gây
thiệt hại và yêu cầu bồi thường
tương ứng quy định tại khoản 2
Điều này;
b)Cóthiệthạithựctếcủangười
bị thiệt hại thuộc phạm vi trách
nhiệmbồi thường của Nhà nước
theo quy định của luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại thực tế và hành vi
gây thiệt hại.
(Trích khoản 1 Điều 7
Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước)
VKSND Tối cao vừa có quyết định gửi đến các bên
liên quan trong vụ án yêu cầu hoãn thi hành án (THA) về
phần tài sản vụ tranh chấp ly hôn của vợ chồng cà phê
Trung Nguyên.
Lý do có quyết định này là để có thời gian giải quyết
đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo đề nghị giám đốc thẩm
đối với bản án mà TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên
vào tháng 12-2019 vừa qua. Thời gian hoãn THA là ba
tháng kể từ ngày có văn bản.
Tuy nhiên, chưa có thông tin chính thức về lý do đề
nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án của
phía bà Thảo. Theo luật, vụ án ly hôn này thuộc trường
hợp THA theo yêu cầu. Bà Thảo là bên được THA nên khi
bà Thảo có đơn yêu cầu THA thì cơ quan THA mới có căn
cứ để thi hành.
Trong khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT
kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên) đã
thi hành gần hết bản án mà tòa tuyên khi chủ động nộp
hơn 1.220 tỉ đồng cho cơ quan THA. Số tiền này ông Vũ
đã nộp vào kho bạc nhà nước cho đến khi bên được THA
có yêu cầu.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, tháng 12-2019,
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo của bà Diệp
Thảo, chấp nhận một phần kháng nghị của VKS. Cụ thể,
tòa tuyên xử công nhận thuận tình ly hôn giữa bà Thảo
và ông Vũ. Về cấp dưỡng, tòa công nhận sự thuận tình
của bà Thảo là nuôi bốn đứa con, ông Vũ cấp dưỡng 2,5
tỉ đồng mỗi cháu/năm, từ năm 2013 đến khi mỗi cháu học
xong đại học.
Về tài sản, tòa tuyên y án sơ thẩm. Bản án sơ thẩm ghi
giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần tại các công ty
trong Tập đoàn Trung Nguyên và các bất động sản. Cụ
thể, ông Vũ được sở hữu toàn bộ số cổ phần của ông và bà
Thảo trong công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, tương
đương với số tiền trị giá là hơn 5.700 tỉ đồng.
Ông Vũ có trách nhiệm liên hệ với Sở KH&ĐT tỉnh
Đắk Nông, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Đắk Lắk
và TP.HCM để làm thủ tục thay
đổi giấy phép kinh doanh theo
quy định.
Về bất động sản, tòa sơ thẩm
tuyên giao cho ông Vũ sở hữu
tất cả sáu tài sản nhà và đất mà
ông Vũ đang quản lý và sử dụng
có giá trị 350 tỉ đồng tại các
quận Bình Thạnh, Phú Nhuận,
Tân Bình (TP.HCM), Nha Trang
(Khánh Hòa) và Buôn Ma
Thuột (Đắk Lắk). Ông Vũ liên hệ với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền tại địa phương nơi có tài sản làm thủ tục
chuyển đổi quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Với bà Thảo, cấp sơ thẩm giao cho sở hữu khối tài sản
gồm tám bất động sản với tổng trị giá gần 376 tỉ đồng tại
các quận 2, 3, 9 (TP.HCM) và Đà Nẵng. Bà Thảo liên hệ
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi
có tài sản để làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu. Đồng
thời, giao cho bà Thảo sở hữu số tài sản và tiền, vàng
cùng các loại ngoại tệ đang nằm trong các ngân hàng,
tổng cộng là 1.764 tỉ đồng.
Ông Vũ có trách nhiệm thanh toán chênh lệch tài sản
cho bà Thảo gần 1.224 tỉ đồng kể từ ngày bà Thảo có đơn
THA…
Ngoài ra, tòa phúc thẩm
ghi nhận sự tự nguyện của
ông để lại tài sản của mình tại
Công ty TNHH Trung Nguyên
International - TNI tại Singapore
cho bà Thảo.
HOÀNG YẾN
BàDiệp Thảo tại phiên tòa phúc
thẩm ly hôn. Ảnh: HOÀNGGIANG
LýdoVKSNDTối caohoãn thi hànhánvụ lyhônTrungNguyên
này cho rằng yêu cầu của Công tyY.
không phải là yêu cầu phản tố của bị
đơn. Nếu Công tyY. có cơ sở chứng
minh được việc áp dụng BPKCTT
của thẩm phán đã gây thiệt hại cho
mình thuộc căn cứ xác định trách
nhiệm bồi thường nhà nước thì đề
nghị Công ty Y. thực hiện thủ tục
khởi kiện vụ án khác. Cơ sở pháp
lý là Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi
thường Nhà nước 2017.
Ngày 10-2, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, đại diện Công ty Y. cho
biết vẫn giữ nguyên yêu cầu bồi
thường và muốn được giải quyết
trong cùng vụ án này, không khởi
kiện thành vụ án khác.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook