027-2020 - page 9

9
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông vừa ký văn
bản gửi các bộ Công an, Y tế, Ngoại giao về việc nhiều
chuyên gia dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát
Linh - Hà Đông bị kẹt ở Trung Quốc do dịch virus Corona
(nCoV).
Theo đó, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng
thầu EPC là Công ty HH Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung
Quốc và tư vấn, giám sát thi công là Công ty TNHH Giám
sát xây dựng Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt
Bắc Kinh thực hiện. Từ tháng 1-2020, tổng thầu EPC và tư
vấn, giám sát cho các nhân sự gồm kỹ sư và chuyên gia kỹ
thuật, khoảng 80 người về Trung Quốc để nghỉ tết Nguyên
đán và dự kiến trở lại Việt Nam từ ngày 1-2.
Ngoài ra, theo kế hoạch dự kiến trong tháng 2, dự án sẽ
thực hiện công tác vận hành thử và huy động các chuyên
gia vận hành của Công ty Metro Thâm Quyến để thực hiện.
Tuy nhiên, theo báo cáo của tổng thầu và tư vấn,
giám sát, hiện tại chính phủ Trung Quốc quy định hạn
chế xuất cảnh đối với công dân Trung Quốc đi các nước
do dịch nCoV. Vì vậy, tổng thầu và tư vấn, giám sát xin
lùi lịch sang Việt Nam, dự kiến sau ngày 8-2 để tiếp
tục thực hiện dự án. “Do hiện nay dịch nCoV đang diễn
biến phức tạp. Tại Việt Nam, Chính phủ đã có chỉ đạo
quyết liệt về phòng, chống dịch bệnh. Để đảm bảo tiến
độ dự án, đề nghị các bộ có ý kiến về việc các nhân sự
tổng thầu EPC và tư vấn, giám sát quay lại Việt Nam
tại thời điểm hiện nay. Đồng thời, có hướng dẫn thủ
tục xuất nhập cảnh, quy trình khi nhập cảnh vào Việt
Nam (cách ly, giám sát, theo dõi...) đối với các nhân sự
Trung Quốc, nếu quay trở lại Việt Nam thực hiện dự
án…” - Bộ GTVT đề nghị.
Đến nay, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn
thành xong phần xây dựng hạ tầng. Quá trình vận hành
thử toàn hệ thống (khoảng 20 ngày), tổng thầu chịu trách
nhiệm thực hiện theo đề cương vận hành thử để đánh giá
khả năng thành thục của nhân sự trực tiếp vận hành và
khả năng ứng phó các tình huống khẩn cấp. Vì vậy, nếu
hệ thống không đảm bảo an toàn, tàu Cát Linh - Hà Đông
sẽ không đủ điều kiện để nghiệm thu đưa vào khai thác
thương mại.
VIẾT LONG
NGUYỄNNHUNG- THUTRINH
D
iễn biến phức tạp của
dịch Corona là một
trong những nguyên
nhân không nhỏ dẫn đến lượng
hành khách sử dụng dịch vụ
công cộng giảm mạnh. Đặc
biệt là đối với các hãng xe
taxi, xe buýt hay hãng xe
công nghệ, lượng hành khách
giảm đi rõ rệt.
Né phương tiện
công cộng
Mặc dù các đơn vị vận tải
thường xuyên truyền thông
đến các hợp tác xã (HTX), đối
tác tài xế, đối tác nhà hàng,
khách hàng về việc đảm bảo
các biện pháp phòng dịch, tuy
nhiên số lượng hành khách
đi các phương tiện này đều
giảm mạnh.
Theo ghi nhận của PV, số
hành khách đi xe buýt giảm
rất nhiều. Các bến xe buýt trở
nên vắng vẻ, đìu hiu và trên
đã giảm trông thấy, bình quân
lúc trước dịch mỗi chuyến xe
có khoảng 60 hành khách, từ
dịp tết Nguyên đán đến nay chỉ
còn 10-15 hành khách/chuyến.
Còn đối với các đơn vị taxi,
xe công nghệ, tình trạng cũng
không khá hơn, tài xế Grabcar
Nguyễn Minh Phúc chia sẻ
thông thường như mọi năm,
thời điểm ra tết lượng khách
hàng sẽ tăng cao do người dân
quay trở lại TP làm việc. Tuy
nhiên, năm nay do dịch bệnh
nên khách hàng ít đi rất nhiều.
“Có những ngày chúng tôi
phải nằm dài chỉ để chờ một
cuốc xe. Dù không có khách,
tôi cũng phải sát khuẩn xe
thường xuyên để đảm bảo vệ
sinh cũng như tự chăm sóc
sức khỏe cho mình. Mỗi ngày
tôi phải thay 3-4 chiếc khẩu
trang cho an tâm” - anh Phúc
chia sẻ thêm.
Chị NTTH (quận Tân Bình)
“be” khuyến cáo các tài xế
gồm: Đeo khẩu trang khi hoạt
động (bắt buộc), hạn chế nói
chuyện với khách khi không
cần thiết và vệ sinh xe mỗi
ngày. “Trong tình trạng khan
hiếm khẩu trang và các loại
dung dịch sát khuẩn, chúng
tôi phải lưu ý các tài xế sử
dụng sản phẩm đúng cách
và hiệu quả để ứng phó với
dịch bệnh khả năng còn kéo
dài” - ông Linh nói.
Ông Linh cũng cho biết
thêm khi đặt thành công một
chuyến xe “be” bất kỳ, khách
hàng đều nhận được một tin
nhắn đề nghị nên sử dụng
khẩu trang, rửa tay bằng xà
bông diệt khuẩn trước khi lên
và xuống xe.
Theo bà Lê Nguyễn Ngọc
Quỳnh, Giám đốc marketing
Vinasun Corp, tất cả các ngành
dịch vụ đều ảnh hưởng chứ
không riêng gì đơn vị kinh
doanh taxi. Tuy vậy, công ty
cũng cố gắng để bảo vệ các
tài xế cũng như bảo vệ khách
hàng. Dù các mặt hàng y tế
bảo vệ sức khỏe khan hiếm
nhưng công ty luôn đặt ra tiêu
chí để hỗ trợ tài xế và khách
hàng đầu tiên.
“Công ty thường xuyên
khử trùng cho xe, cung cấp
cho các tài xế nước rửa tay,
sát trùng và sử dụng khẩu
trang cho tài xế và khách
hàng để bảo đảm sức khỏe.
Ngoài ra, công ty cũng tuyên
truyền cho các tài xế qua các
kênh thông tin khác nhau như
bộ đàm, apps và tin tức từ
bộ cách phòng, chống virus
Corona. Đồng thời, trang bị
số đường dây nóng để tài xế
liên hệ khi có biểu hiện ho,
sốt. Khuyến khích tài xế mở
cửa để thông thoáng không
khí trong xe” - bà Quỳnh nói•
Một trạmxe buýt trên đườngNamKỳ Khởi Nghĩa (quận 3) vắng vẻ dù đang trong giờ cao điểm.
(Ảnh chụp lúc 18 giờ 30 ngày 10-2) Ảnh: THYNHUNG
Xe buýt, taxi,
xe Grab đìu hiu
vì Corona
Xe buýt “ế khách”, taxi công nghệ khan hiếmngười
đi…, đây là thực trạng khi dịch Corona xuất hiện,
kéo theo đó là doanh thu giảm sút nghiêm trọng.
các chuyến xe buýt không còn
cảnh hành khách phải đứng
chen chúc như trước. Tại bến
xe buýt làng ĐH Quốc gia
(quận Thủ Đức) cũng đang
trong tình trạng “ế khách” vì
học sinh, sinh viên nghỉ học
do dịch Corona.
Theo một tài xế chạy tuyến
xe buýt số 8 (tuyến Bến xe
quận 8 - ĐH Quốc gia), mấy
ngày gần đây trên tuyến xe này
chỉ lác đác vài hành khách. Từ
khi dịch Corona xuất hiện,
nhiều người dân lo ngại nên
hạn chế đi xe buýt. Ngoài ra,
do có khuyến cáo người dân
hạn chế đi phương tiện công
cộng nên cũng tác động đến
tâm lý của hành khách.
Trao đổi với PV, đại diện
HTX Quyết Thắng cho biết
các tuyến xe buýt của đơn vị
chủ yếu là học sinh, sinh viên
nên hiện nay lượng khách trên
tuyến rất vắng vì học sinh,
sinh viên đang được nghỉ học.
Lượng khách khi dịch phát tán
cho biết: “Thực tế giờ đi xe
taxi hay xe công nghệ tôi vẫn
luôn có cảm giác lo sợ, không
biết trước đó chiếc xe có chở
người mang mầm bệnh hay
không và có được sát trùng
hay chưa”.
Các hãng đối phó
Corona
Dù hoạt động của nhiều
doanh nghiệp vận tải bị ảnh
hưởng bởi Corona nhưng các
đơn vị này vẫn chung tay đề
ra nhiều biện pháp tích cực để
phòng, chống dịch, đảm bảo
chất lượng dịch vụ và quyền
lợi cho khách hàng.
Theo đại diện HTX Quyết
Thắng, trước thực trạng
dịch Corona bùng phát, khi
đi phương tiện công cộng,
hành khách nên tự bảo vệ
chính mình, đeo khẩu trang
theo khuyến cáo của Bộ Y
tế. “Tôi lo cho nhân viên,
bởi vì nhân viên của tôi tiếp
xúc quá nhiều hành khách,
nếu hành khách không tự bảo
vệ chính mình sẽ lây nhiễm
sang người khác” - vị đại
diện này nói.
Ông Nguyễn Việt Linh,
Giám đốc Truyền thông Công
ty cổ phần beGroup, cho biết
ba nguyên tắc beClean mà
TheoTrung tâmQuản lý giao
thông công cộng, Sở GTVT TP,
tổng số chuyến trên96 tuyến xe
buýt có trợgiá thựchiện từngày
3 đến 6-2 vào khoảng 50.000
chuyến xe. Hiện số lượng xe đã
giảm 18% so với số chuyến xe
ngày thườngvàgiảm16%sovới
cùngkỳnăm2019.Sốlượnghành
khách giảm36% so với cùng kỳ
năm 2019 và giảm 44% so với
ngày thường.
Tiêu điểm
Phun thuốc sát trùng ở bến xe, nhà ga
liên tục trong hai tuần
Nhằmchủ động phòng, chống dịch Corona, SởGTVTTP đã
thành lập tổ công tác kiểm tra và theo dõi. Cụ thể, Sở GTVT sẽ
phối hợp với các cơ sở y tế, trung tâm y tế dự phòng tổ chức
phun thuốc sát trùng khu vực tiếp công dân, nơi tập trung
đông người, nhà ga, bến xe, cảng, bến thủy nội địa…khi cần
thiết và theo hướng dẫn chuyênmôn của ngành y tế. Các đơn
vị này sẽ phải tổ chức phun thuốc sát trùng hằng ngày trong
hai tuần liên tục.
Đ.TRANG
Dù hoạt động của
nhiều doanh nghiệp
vận tải bị ảnh hưởng
bởi Corona nhưng
các đơn vị này vẫn
chung tay đề ra
nhiều biện pháp để
phòng, chống dịch,
đảm bảo chất lượng
dịch vụ và quyền lợi
cho khách hàng.
Nguy cơ “đổ vỡ” công tác vậnhành thửdựánCát Linh -HàĐông
Đoàn tàu Cát Linh - HàĐông trongmột lần chạy thử.
Ảnh: VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook