029-2020 - page 12

12
TRẦNNGỌC
“T
heo quy định của
Bộ Y tế, du khách
là người nước ngoài
nhập cảnh vào Việt Nam từ
Trung Quốc hoặc từng đi qua
Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc)
buộc phải thực hiện cách
ly tại nhà hoặc nơi lưu trú
trong vòng 14 ngày để ngăn
ngừa dịch bệnh COVID-19
(nCoV).
Tại TP.HCM, du khách
từ Trung Quốc vừa tới cửa
khẩu Tân Sơn Nhất sẽ được
ngành y tế giám sát. Sau đó,
Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP.HCM sẽ báo cho y
tế quận, huyện địa chỉ du
khách cư ngụ hoặc lưu trú để
y tế quận, huyện ra sân bay
tiếp nhận và đưa du khách
về đúng địa chỉ mà họ khai
báo” - bác sĩ (BS) Vương
Anh Tài, Trưởng phòng Y tế
quận 11, TP.HCM, cho hay.
Nghe gọi là bật dậy
đón người cách ly
Cách đây vài ngày, khi
đó tầm 23 giờ, y tế quận
11 nhận được điện thoại từ
Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP.HCM báo có một ông
nước ngoài đi du lịch Trung
Quốc vừa đến cửa khẩu Tân
Sơn Nhất (TP.HCM) và sẽ
lưu trú ở một khách sạn trên
địa bàn quận 11.
“Y tế quận 11 điều ngay
đội cơ động phản ứng nhanh
cùng xe chuyên dụng đến sân
bay Tân Sơn Nhất thực hiện
nhiệm vụ. Sau khi tiếp nhận
và ký biên bản bàn giao, y tế
quận này chở ông khách tới
ngay khách sạn. Tiếp theo,
y tế quận 11 hướng dẫn ông
khách và quản lý khách sạn
thực hiện những biện pháp
cách ly để phòng ngừa lây
nhiễm COVID-19. Mọi việc
xong xuôi thì đã bước qua
ngày mới” - BS Tài nói.
Tương tự, tối 7-2, y tế quận
giá đúng diễn tiến sức khỏe
của người cách ly. Điều này
rất quan trọng nhằm kịp thời
phát hiện người cách ly có
nguy cơ nhiễm COVID-19
để nhanh chóng đưa tới bệnh
viện điều trị” - BS Thảo nói.
Điều mà mọi người lo
ngại chính là người cách
ly tự ý di chuyển nơi khác
và trách nhiệm này đặt lên
vai công an khu vực cùng
tổ dân phố, ban khu phố.
Hằng ngày, nhóm người nói
trên đến nơi người cách ly
lưu trú để xem họ còn ở đó
không, đồng thời động viên
và hỏi thăm sức khỏe.
“Có một điều cần nói là
người cách ly một khi cố
tình đi khỏi nơi lưu trú thì
khó mà giám sát. Tuy nhiên,
công an khu vực, tổ dân phố
và ban khu phố vẫn có cách
làm khéo léo và thuyết phục
để giữ chân người cách ly.
Do vậy, tình trạng người
cách ly tại nhà và nơi lưu
trú trong khu vực quận Gò
Vấp đi khỏi địa phương chưa
xảy ra” - BS Thảo cho biết.
Đồng quan điểm trên, BS
Hà Ngọc Linh, Phó Trưởng
phòng Kế hoạch nghiệp vụ
Trung tâm Y tế quận 12,
TP.HCM, cho rằng việc tạo
tâm lý thoải mái, tin tưởng
của người được cách ly với
chính quyền địa phương, nhân
viên y tế, ban, ngành, đoàn
thể là điều hết sức cần thiết.
“Do vậy, những người tiếp
xúc với người cách ly phải
ứng xử tận tình, chia sẻ và
động viên. Một kinh nghiệm
rất hay đã nảy sinh trong thời
gian giám sát những người
cách ly: Nếu người cách ly
là nữ thì hội phụ nữ gần gũi
chuyện trò; người cách ly
trong độ tuổi thanh niên thì
đoàn thanh niên tiếp cận động
viên; đối với người cách ly
lớn tuổi thì hội người cao tuổi
gặp gỡ và sẻ chia…” - BS
Linh nói. •
Đóng góp âm thầmcủa
nhân viên y tế phường
Gầngũi,chântình…lànhững
yếu tố quan trọng giúp người
cách ly không tự ti và hợp tác
hết mình với chính quyền, y tế
địaphương, côngankhuvực…
trong cuộc chiến phòng ngừa
COVID-19. Dịch bệnh một khi
đượcngănchặncósựđónggóp
âmthầmkhôngnhỏ của nhiều
người mà đặc biệt là nhân viên
y tế các phường.
BS
HÀ NGỌC LINH,
Phó Trưởng
phòng Kế hoạch nghiệp vụ
Trung tâm Y tế quận 12, TP.HCM
Họ đã nói
Cơ quan chức năng quận 11, TP.HCM làmviệc và thực hiện cách ly tại nhà đối với một người đàn ông
đến từ TrungQuốc
(bìa trái)
. Ảnh: TRẦNNGỌC
Gò Vấp, TP.HCM nhận điện
thoại từ Trung tâmKiểm soát
bệnh tật TP.HCM báo một
phụ nữ người Việt, 57 tuổi
từ Trung Quốc vừa tới cửa
khẩu Tân Sơn Nhất và điểm
đến là một nhà trọ trên địa
bàn quận Gò Vấp.
“Gác mọi chuyện riêng,
lãnh đạo Trung tâm Y tế
quận Gò Vấp cùng đội cơ
động phản ứng nhanh và xe
chuyên dụng lập tức tới sân
bay Tân Sơn Nhất. Sau khi
làm những thủ tục cần thiết,
y tế quận Gò Vấp đưa bà này
tới địa chỉ nhà trọ nhưng
nơi đây đã đóng cửa do quá
khuya. Trước tình huống này,
y tế quận Gò Vấp buộc phải
đưa bà này tới điểm cách
ly tập trung của quận. Mọi
việc xong xuôi cũng là lúc
gà gáy canh bốn. Công việc
của nhân viên y tế cùng đội
cơ động phản ứng nhanh vất
vả là thế nhưng đâu phải ai
cũng biết” - BS Phạm Đình
Thảo, Trưởng phòng Y tế
quận Gò Vấp, chia sẻ.
Người cách ly một
khi cố tình đi khỏi
nơi lưu trú thì khó
mà giám sát nhưng
công an khu vực, tổ
dân phố và ban khu
phố vẫn có cách khéo
léo để giữ chân họ.
Tận tâm, khéo léo
giữ chân người
cách ly
Theo BS Thảo, người cách
ly sau khi đến đúng địa chỉ
còn phải được giải thích để
họ không cảm thấy như bị
giam lỏng, không rời khỏi
nơi cách ly và thực hiện đúng
những biện pháp ngăn ngừa
COVID-19. Trách nhiệm này
thuộc UBND, đoàn thể, cơ
quan công an và trạm y tế
phường.
“Người cách ly được
hướng dẫn mỗi ngày tự đo
nhiệt độ cơ thể ít nhất hai
lần vào sáng và chiều, đồng
thời ghi chép kết quả, kể cả
tình trạng sức khỏe hằng
ngày vào phiếu theo dõi.
Tuy nhiên, đề phòng người
cách ly không đo thân nhiệt
và ghi thông tin thiếu chính
xác vào phiếu theo dõi nên
nhân viên trạm y tế mỗi ngày
hai lần đến đo trực tiếp.
Nhân viên y tế còn đo huyết
áp, quan sát thể trạng để đánh
Đời sống xã hội -
ThứNăm13-2-2020
Trắng đêmđón người cách ly
Không chỉ
nhân viên
y tế, chính
quyền địa
phương và
công an khu
vực cũng tích
cực thamgia
phòng chống
COVID-19.
Bình Dương: 104 người Trung Quốc
đến từ vùng dịch bị cách ly
Ngày 12-2, ông Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở
Y tế tỉnh Bình Dương, cho biết 104 người Trung Quốc
đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương đang được
cách ly, theo dõi sức khỏe.
Họ là những người mới trở lại Việt Nam từ Vũ Hán
(Trung Quốc) và các địa phương lân cận.
“Qua danh sách rà soát của Công an tỉnh Bình
Dương, chúng tôi đã ngay lập tức chỉ đạo các đơn vị
trung tâm y tế của huyện, thị, thành phố cho cách ly
những người này tại nhà riêng hoặc tại nơi ở của các
công ty. Họ đều được theo dõi sức khỏe từng ngày,
hướng dẫn cách phòng, chống dịch COVID-19” - ông
Hà cho biết thêm.
Cũng theo ông Hà, đến thời điểm hiện tại, những
người này đều chấp hành rất tốt những quy định của
các ngành chức năng, phối hợp trong công tác phòng,
chống dịch bệnh. Cả 104 người đều có sức khỏe bình
thường, một số đã sắp hết thời gian phải cách ly, theo
dõi theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
LÊ ÁNH
Ra Vĩnh Phúc gặp chồng người nhiễm
COVID-19, về phải cách ly
Chiều 12-2, Sở Y tế tỉnh Nghệ An cho biết tỉnh đang
cách ly, theo dõi sức khỏe hai người và đã gửi mẫu
bệnh phẩm ra Hà Nội xét nghiệm. Hai người là chị
Nguyễn Thị N. (24 tuổi, trú xã Hiến Sơn, huyện Đô
Lương, Nghệ An) và anh Phan Văn T. (36 tuổi, trú xã
Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An).
Chị N. là lao động ở Trung Quốc về Việt Nam vào
ngày 3-2 và từng ghé qua tỉnh Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái
Bình. Khi về quê nhà ở xã Hiến Sơn, chị N. đã tiếp xúc
với người thân và nhiều người dân.
Mấy ngày qua, chị N. cảm thấy khó thở, sốt, bị ho
nên được đưa đến BV đa khoa tỉnh Nghệ An để khám
rồi được cách ly, theo dõi.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã phối
hợp với cơ quan chức năng lấy mẫu bệnh phẩm của chị
N. gửi ra Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Hà Nội).
Hiện chưa có kết quả.
Còn anh T. cũng đang được cách ly tại BV đa khoa
khu vực Tây Bắc Nghệ An. Lúc 2 giờ sáng hôm nay
(12-2), mẫu bệnh phẩm lấy từ anh T. đã được Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An gửi ra Viện Vệ
sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm. 
Trước đó, ngày 29-1, anh T. có ra Vĩnh Phúc và có
tiếp xúc với chồng của một bệnh nhân dương tính với
COVID-19 (người này hiện đang được cách ly).
Đến tối 7-2, anh T. có biểu hiện ho, sốt, tức ngực và
tự đi mua thuốc uống nhưng không đỡ. Chiều tối 11-2,
anh T. được người thân đưa vào BV đa khoa khu vực
Tây Bắc Nghệ An để thăm khám và hiện đang được
cách ly ở Khoa bệnh nhiệt đới.
ĐẮC LAM
Tự hào về hệ thống ngành y
trong ngăn chặn dịch bệnh
Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của tất cả hệ thống y tế từ
trung ương tới địa phương trong hoạt động phòng, chống
dịch COVID-19. Bộ Y tế tự hào nói rằng những người công
tác trong ngành y luôn vượt qua khó khăn để tham gia
ngăn chặn dịch bệnh.
GS-TS
NGUYỄN THANH LONG,
Thứ trưởng Bộ Y tế
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook