029-2020 - page 13

13
điều trị thành công và cho
xuất viện.
Ông Li Ding gửi lời cám
ơn đến Chính phủ Việt Nam,
BộY tế, các nhân viên y tế tại
BVChợ Rẫy đã hết lòng chạy
chữa cho mình. “Cám ơn các
điều dưỡng, bác sĩ tại đây đã
hằng ngày chăm sóc tôi, xem
tôi như người thân. Tôi xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc từng cử
chỉ của họ. Đây là thời điểm
tôi thấy khỏe nhất. Khi mới
nhập viện, tôi đi không nổi,
tất cả cơ thể suy nhược. Tôi
cảm thấy may mắn khi được
điều trị tại đây” - ông Li Ding
xúc động bày tỏ.
Có mặt cùng mẹ mừng
cha xuất viện, người con
Li Zichao vui vẻ chia sẻ
mặc dù đã được xuất viện
nhưng cả ba người sẽ ở lại
một đêm tại BV Chợ Rẫy và
sau đó sẽ sắp xếp để trở về
quê hương Vũ Hán (Trung
Quốc), nơi dịch COVID-19
đang hoành hành.
Nhìn niềm vui đoàn tụ của
gia đình bệnh nhân, BS Võ
Ngọc Anh Thơ, Phó Khoa
bệnh nhiệt đới, BV Chợ
Rẫy, cho biết cảm thấy rất
hạnh phúc và như được giải
phóng khỏi áp lực đè nặng
trong những ngày theo dõi
và tham gia điều trị cho hai
ca bệnh. Đó không chỉ là áp
lực điều trị mà còn đến từ dư
luận xã hội khi đây là hai ca
nhiễm COVID-19 đầu tiên
tại Việt Nam.
“Bệnh nhân nhập viện với
bệnh cảnh rất nặng...” - BS
Thơ nói. Do đó, các bác sĩ
phải lường trước được mọi
diễn biến của bệnh nhân để
Trước tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức
tạp, nhiều trường ĐH trên cả nước tiếp tục thông báo
cho sinh viên (SV) nghỉ học hoặc học trực tuyến thêm
một tuần, tức đến hết ngày 23-2. Có trường cho SV
nghỉ đến đầu tháng 3 mới trở lại học.
Sáng 12-2, Trường ĐH Luật TP.HCM đã quyết định
cho SV, học viên toàn trường nghỉ thêm hai tuần, tức
lịch học sẽ dời đến sau ngày 1-3. Đây là trường ĐH đầu
tiên tại TP.HCM cho SV nghỉ học dài nhất, tức đến bốn
tuần tính từ sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Canh Tý vừa
qua.
Cũng trong sáng 12-2, Trường ĐH Công nghiệp
TP.HCM thông báo cho SV nghỉ học thêm một tuần, từ
ngày 17 đến hết 23-2.
Trước đó, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM thông báo đến toàn thể SV và học sinh (HS)
tiếp tục được nghỉ học đến hết ngày 23-2. Nếu tình hình
dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà trường sẽ thông báo
sau.
Trong khi đó, ngày 12-2, UBND TP.HCM có văn bản
khẩn gửi Sở GD&ĐT yêu cầu báo cáo việc chuẩn bị
cho HS đi học lại từ ngày 17-2.
Theo đó, UBND TP đề nghị Sở GD&ĐT phối hợp với
Sở Y tế rà soát việc tiêu độc, khử trùng tại các trường
học, cơ sở giáo dục đào tạo, sẵn sàng phương án đưa
HS, SV của TP đi học trở lại. Báo cáo số liệu cụ thể,
bao gồm luôn tổng số trường lớp, số HS các bậc học,
số giáo viên, nhân viên các trường. Các công việc thực
hiện xong trước ngày 14-2.
Tại tỉnh Khánh Hòa, tỉnh đầu tiên công bố dịch,
UBND tỉnh này đã có công văn đồng ý cho HS các cấp
trên địa bàn tỉnh này đi học lại từ thứ Hai 17-2, theo đề
nghị của Sở GD&ĐT.
Sáng 12-2, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng có văn
bản gửi các sở, ngành, địa phương về việc chuẩn bị các
điều kiện cho HS đi học trở lại, thời gian căn cứ theo
tình hình thực tế dịch để đề xuất, báo cáo UBND trước
ngày 14-2. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu cấp miễn
phí khẩu trang vải kháng khuẩn cho HS và giáo viên
các cấp học.
Riêng Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều người nhiễm
COVID-19 nhất Việt Nam nên tỉnh đã đồng ý với đề
xuất của Sở GD&ĐT cho HS nghỉ thêm một tuần để
phòng, chống dịch.
P.ANH - N.QUYÊN - T.LỘC - N.DO - T.PHAN
chuẩn bị các dụng cụ máy
thở, hồi sức. Điều đó đồng
nghĩa với nguy cơ lây nhiễm
cho y, bác sĩ cũng nhiều hơn.
Chỉ đạo theo dõi tình hình
chữa trị cho hai bệnh nhân
người Trung Quốc nhiễm
COVID-19, Thứ trưởng Bộ
Y tế Nguyễn Trường Sơn
đánh giá cao nỗ lực cứu
chữa cho bệnh nhân của y,
bác sĩ BV Chợ Rẫy.
Nhận định về tình hình
dịch COVID-19 tại TP.HCM,
Thứ trưởng Nguyễn Trường
Sơn cho biết hiện TP đang
khống chế các ca nghi nhiễm
rất triệt để và kịp thời, hạn
chế tối đa dịch lây lan trong
cộng đồng. Hiện 2/3 ca mắc
đã xuất viện. Ca bệnh nhân
Việt kiều đang điều trị tại
BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM
đang tiến triển rất tốt.
Theo Thứ trưởng Nguyễn
Trường Sơn, BCĐ quốc gia
về phòng, chống dịch đã và
đang chỉ đạo các địa phương
thực hiện phương châm bốn
tại chỗ trong phòng, chống
dịch nên các bệnh viện
tuyến huyện đến tuyến xã
đều đã được tập huấn về
phòng, chống dịch rất tốt.
Do đó người dân nên đến
các bệnh viện địa phương,
tránh đổ về bệnh viện tuyến
cuối có thể gây quá tải, lây
nhiễm chéo.•
T.NHIÊN-H.LAN
T
ại cuộc họp sáng 12-2,
Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam, Trưởng Ban chỉ
đạo (BCĐ) quốc gia phòng,
chống dịch bệnh viêm phổi
cấp do COVID-19 gây ra,
cho biết Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu
dương sự nỗ lực của BCĐ,
các thành viên BCĐ; biểu
dương sự vào cuộc quyết liệt,
đồng bộ của các bộ, ngành,
địa phương, các y, bác sĩ, ý
thức tham gia phòng, chống
dịch với trách nhiệm rất cao
của mỗi người dân.
Tình hình đang được
kiểm soát tốt
Người đứng đầu Chính
phủ cũng nhấn mạnh yêu
cầu là phải quyết tâm ngăn
chặn bằng được dịch bệnh;
tiếp tục kiểm soát chặt chẽ,
khoanh vùng dập dịch tại
chỗ, không để dịch bệnh
lây lan trong cộng đồng, lây
nhiễm chéo trong cơ sở y tế,
cố gắng không để có trường
hợp tử vong vì dịch bệnh.
Tại cuộc họp, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam và các
đại biểu thống nhất cho rằng
tình hình dịch bệnh tiếp tục
diễn biến phức tạp. Việt
Nam là nước có nguy cơ
bùng phát dịch bệnh rất cao,
song đến thời điểm hiện tại,
số ca nhiễm bệnh của nước
ta ít, việc điều trị cũng rất
khả quan…
Các đại biểu cho rằng với
sự vào cuộc đồng bộ, quyết
liệt của các cấp, các ngành,
sự tham gia ngăn ngừa dịch
bệnh với ý thức rất cao của
mỗi người dân, chúng ta đã
làm tốt công tác sàng lọc,
ngăn ngừa, cách ly người
nghi nhiễm.
Đặc biệt, các thành viên
BCĐ đề nghị các địa phương
tiếp tục quyết liệt, làm tốt
công tác sàng lọc, cách ly y
tế, bởi đây là “thời kỳ vàng”
để thực hiện cách ly ngăn
chặn dịch. Đồng thời, tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền,
vận động người dân, nhất là
những người thuộc diện nghi
ngờ phối hợp với cơ quan
chức năng, thực hiện thật tốt
công tác cách ly. Sự chung
tay của mỗi người dân thực
hiện cách ly trong “thời kỳ
vàng” sẽ góp phần quan trọng
trong việc phòng, chống dịch
bệnh nguy hiểm này.
Bệnh nhân người
Trung Quốc cám ơn
Chính phủ Việt Nam
Chiều 12-2, ông Li Ding
(66 tuổi, quốc tịch Trung
Quốc), bệnh nhân đầu tiên
nhiễm COVID-19, đã được
các bác sĩ BV Chợ Rẫy
Ông Li Ding
(giữa)
cámơn các y, bác sĩ BVChợ Rẫy. Ảnh: H.LAN
Là nước có nguy
cơ bùng phát dịch
bệnh viêm phổi cấp
do COVID-19 gây
ra rất cao, song đến
nay số ca nhiễm
bệnh của Việt Nam
ít, việc điều trị cũng
rất khả quan…
TrườngĐH Luật TP.HCMtăng cường khử trùng phòng ốc trong
thời gian sinh viên nghỉ học để ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Ảnh: ULAW
Đời sống xã hội -
ThứNăm13-2-2020
“Thời kỳ vàng”
ngăn chặn dịch
COVID-19
Sự chung tay củamỗi người dân thực hiện cách ly sẽ
góp phần quan trọng trong việc phòng, chống dịch
bệnh COVID-19.
Sinhviên tiếp tục nghỉ, học sinh chuẩnbị vàohọc
Vĩnh Phúc cho học sinh nghỉ thêmmột tuần.
Ngày 12-2, chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc
quyết định triển khai khẩn cấp các nhiệm vụ
tại quyết định của Thủ tướng về việc công
bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới của virus Corona (COVID-19) trên
địa bàn tỉnh.
Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc
yêu cầu thực hiện các biện pháp khẩn cấp
về phòng, chống dịch theo quy định của Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễmnăm 2007
và các văn bản liên quan.
Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn
tỉnh thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo
dõi, điều trị người mắc bệnh theo chỉ đạo,
hướng dẫn của Bộ Y tế. Cùng với đó, thành
lập bệnh viện dã chiến và khu vực cách ly.
Đặc biệt, chủ tịch UBND tỉnh quyết định
khoanh vùng, phong tỏa cách ly khu vực có
dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên.
Quyết định cũng giao Sở Y tế chủ trì tham
mưuđềxuất cácbiệnphápcấpbáchđểphòng
chống, dậpdịch, thành lậpbệnhviệndã chiến
và khu cách ly tập trung.
Côngan tỉnhcó tráchnhiệmthammưugiúp
trưởng BCĐ chống dịch thành lập các chốt,
trạm kiểm dịch, cô lập vùng dịch tại các đầu
mối giao thông ra vào vùngdịchđể kiểmsoát.
Tính tới nay,VĩnhPhúc đãghi nhận10 trong
tổng số 15 ca dương tính với COVID-19, nhiều
nhất tại Việt Nam. Trong đó, chỉ riêng xã Sơn
Lôi có bốn ca dương tính với loại virus này.
T.PHAN - H.PHƯỢNG
Vĩnh Phúc quyết định phong tỏa tâm dịch Sơn Lôi
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook