029-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm13-2-2020
HOA THI - TRẦNLINH
C
hiều 12-2, Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Ngô Minh Châu có
buổi làm việc với Sở Tư pháp
TP.HCM về việc tổ chức, triển khai
các nhiệm vụ trọng tâm của ngành
tư pháp trên địa bàn TP năm 2020.
Hướng về cơ sở,
gần dân hơn
TheolãnhđạoSởTưphápTP.HCM,
năm 2020 này, sở xác định một số
công tác tư pháp trọng tâm và sẽ
quyết liệt thực hiện. Đó là sở sẽ tham
mưu hiệu quả cho chính quyền TP
nâng cao chất lượng công tác xây
dựng và thực thi thể chế pháp luật,
qua đó tạo hành lang pháp lý phù
hợp và ổn định cho sự phát triển bền
vững của TP. Sở cũng sẽ thực hiện
tốt công tác tư vấn pháp lý cho chính
quyền TP, tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc về pháp lý nhằm nâng
cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành của chính quyền TP,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân và doanh nghiệp.
Cạnh đó, việc đổi mới, cải cách
mạnh mẽ thủ tục hành chính, tập
trung vào các lĩnh vực liên quan
trực tiếp đến bảo đảm quyền con
người, quyền công dân như hộ tịch,
quốc tịch, lý lịch tư pháp, xử lý vi
phạm hành chính… cũng là nhiệm
vụ trọng tâm mà Sở Tư pháp quyết
tâm hoàn thành tốt.
Ngoài ra, sở cũng tiếp tục kiện toàn
tổ chức bộ máy, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác
quản lý nhà nước, nhất là trong việc
giải quyết các thủ tục hành chính,
cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Đặc biệt, Sở Tư pháp TP.HCM sẽ
đẩy mạnh chủ trương hướng về cơ
sở, đưa tư pháp đến gần dân hơn.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ
trọng tâm nói trên, Sở Tư pháp đã
đưa ra nhiều giải pháp thiết thực
như xây dựng chương trình, kế
hoạch công tác cụ thể, bám sát các
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của
TP; tăng cường công tác phối hợp
giữa các cơ quan, ban, ngành và
giữa cấp ủy, chính quyền các cấp.
Cạnh đó, Sở Tư pháp TP.HCM
cũng tăng cường công tác thanh tra
việc chấp hành các quy định pháp
luật, khắc phục kịp thời những hạn
chế, bất cập. Sở sẽ xử lý nghiêm
các biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, gây
phiền hà, sách nhiễu trong khi giải
quyết các yêu cầu của người dân;
tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành
chính, cải tiến lề lối làm việc…
Phải đấu tranh, triệt nạn
giấy tờ giả
Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô
Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND
Đề nghị công an vào “tận ổ”
triệt nạn giấy tờ giả
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMNgôMinh Châu yêu cầu Công an TP phải quyết liệt hơn trong
công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý nạn giấy tờ giả.
ÔngNgôMinh Châu, Phó Chủ tịchUBNDTP.HCM
(trái)
và ôngHuỳnh VănHạnh,
Giámđốc Sở Tư pháp TP.HCM, tại hội nghị. Ảnh: HOA THI
TP, đánh giá cao những thành tích
mà Sở Tư pháp đã làm được trong
năm 2019. Có được thành công đó
chính là nhờ sự đoàn kết, quyết tâm
cao độ của tập thể SởTư pháp và các
đơn vị trực thuộc. Ông Châu nhấn
mạnh đây cũng chính là yếu tố then
chốt để Sở Tư pháp TP.HCM hoàn
thành tốt chín mục tiêu trọng tâm
đã đề ra trong năm công tác 2020.
Liên quan đến nạn giấy tờ giả
tràn lan, ông Châu đề nghị Sở Tư
pháp TP phối hợp với Công an TP
tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề
để nâng cao kỹ năng phát hiện giấy
tờ giả cho công chứng viên. Cạnh
đó, ông Châu cũng đề nghị trang
bị các phương tiện, máy móc để hỗ
trợ cho các công chứng viên trong
việc đấu tranh với nạn giấy tờ giả.
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô
Minh Châu cũng yêu cầu Công an
TP phải quyết liệt hơn trong công
tác đấu tranh phòng, chống, xử lý
nạn giấy tờ giả. Khi công chứng
viên bắt quả tang, phát hiện hành
vi vi phạm chuyển qua công an
thì cơ quan công an cần xác minh,
xử lý kịp thời. Đối với quảng cáo
trên mạng về các dịch vụ làm giấy
tờ giả, công an cần vào “tận ổ” để
triệt ngay từ đầu, tránh để xảy ra
hậu quả rồi mới xử lý.
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của
Phó Chủ tịch Ngô Minh Châu, ông
Huỳnh Văn Hạnh, Thành ủy viên,
Giámđốc SởTư pháp TP.HCM, cho
biết sẽ tiếp tục thống nhất, đoàn kết
nội bộ, nắm bắt tình hình một cách
chặt chẽ. Đồng thời, lãnh đạo sở sẽ
lắng nghe các ý kiến của những đơn
vị trực thuộc, các phòng tư pháp
quận (huyện) và phối hợp hiệu quả
với các sở, ngành liên quan để tiếp
tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm
vụ trọng tâm đã đặt ra.•
Theo Phó Chủ tịch
UBND TP.HCMNgô
Minh Châu, khi công
chứng viên bắt quả tang,
phát hiện hành vi vi
phạm liên quan đến giấy
tờ giả chuyển qua công
an, cơ quan công an cần
xác minh, xử lý kịp thời.
TAND TP Bến Tre, tỉnh
Bến Tre vừa mở phiên tòa sơ
thẩm xét xử vụ ông Châu Ngọc
Ngừng (63 tuổi, ngụ xã Phú
Hưng, TP Bến Tre) kiện các cơ
quan tố tụng đòi bồi thường oan
hơn 200 tỉ đồng. Bị đơn của vụ
kiện là VKSND tỉnh Bến Tre;
CQĐT Công an tỉnh Bến Tre
tham gia phiên tòa với tư cách
là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.
Trước đó, trong phiên tòa
giám đốc thẩm và những lần
hòa giải trước khi xét xử, khi
bị ông Ngừng đòi lại 59 giấy tờ, phía CQĐT Công an tỉnh
Bến Tre khi thì cho rằng đó là những giấy tờ không có giá
nên không đồng ý trả. Có lúc cơ quan này đòi ông Ngừng
phải cung cấp đầy đủ địa chỉ, tên tuổi của từng người
trong 59 giấy tờ gồm các hợp đồng mua bán gỗ, cho vay
mượn nợ của ông. Điều này khiến ông vô cùng bức xúc.
Ông Ngừng trình bày khi bị bắt oan, toàn bộ 59 giấy
tờ liên quan đến việc làm ăn, cho vay mượn của ông bị
CQĐT thu giữ khiến ông không đòi được nợ. CQĐT còn
thu của ông quyển sổ tiết kiệm đến nay chưa trả lại.
Tại tòa, VKSND tỉnh Bến Tre đồng ý bồi thường cho
ông Ngừng 50 triệu đồng tiền cấp
dưỡng nuôi con lúc ông bị bắt oan,
không chấp nhận bồi thường trên
7,4 tỉ đồng tiền chênh lệch bán đất
thi hành án oan.
Đại diện ủy quyền người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ kiện, ông Lê Ngọc Yên,
Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Bến Tre, cho rằng
năm 1990, CQĐT có bắt giam ông
Ngừng và tạm giữ 59 giấy tờ, cùng
quyển số tiết kiệm của ông. Số
tài liệu này hiện đang lưu giữ tại
TAND Tối cao nên chưa thể trả lại
cho ông Ngừng.
Đối đáp lại, ông Ngừng cho rằng CQĐT cố tình né
tránh trả tang vật khiến ông phải chịu biết bao oan khuất
suốt 30 năm qua.
Ông Yên đề nghị HĐXX cho dừng phiên tòa để CQĐT
liên hệ với TAND Tối cao ở Hà Nội cố gắng truy tìm các
tài liệu, giấy tờ đã thu giữ trên để trả lại cho ông Ngừng.
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã chấp nhận
yêu cầu này của CQĐT và đề nghị HĐXX cho dừng phiên
xử để thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết toàn diện
vụ kiện.
Sau khi nghe ý kiến của các bên, HĐXX hội ý và thống
nhất tạm dừng phiên xử. Thời gian mở lại phiên tòa sẽ
được tòa thông báo sau.
ĐÔNG HÀ
Ông ChâuNgọc Ngừng tại phiên xử. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Cônganxinhoãnxửvụđòi bồi thườngoan200 tỉ đồngđể tìmtangvật
CQĐTCông an tỉnh Bến Tre xin hoãn phiên tòa để truy tìm59 giấy tờ, tài liệu thu giữ từ 30 năm trước để trả cho nguyên đơn.
Tiêu điểm
Các sở, ngành trongphạmvi nhiệm
vụ, quyềnhạn củamình cần chủđộng
đề xuất các phương án, giải pháp với
lãnh đạo UBND TP.HCM để phục vụ
mục tiêu xây dựngđô thị thôngminh.
Cạnh đó, các sở, ngành cần nghiên
cứu cho ra đời dữ liệu dùng chung
để nâng cao hiệu quả, chất lượng các
dịch vụ công.
Ông
NGÔ MINH CHÂU
,
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Gần nửa đời người đi kiện
đòi bồi thường oan
Ông Châu Ngọc Ngừng trước đây là bí thư Đảng ủy, chủ
tịch HĐND phường 6, thị xã Bến Tre (nay là TP Bến Tre).
Ngày 10-12-1990, ông bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến
Tre khởi tố, bắt tạm giam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản XHCN.
Ngày 20-1-1993, sau hơn ba năm bị tạm giam, ông được
cho tại ngoại. Cùng năm này, TAND tỉnh Bến Tre tuyên ông
không phạm tội. Sau đó, ông nhiều lần gửi đơn yêu cầu
VKSND tỉnh bồi thường thiệt hại nhưng không được. Ông
khởi kiện ra tòa đòi bồi thường oan.
Năm 2016, hai cấp tòa sơ và phúc thẩm ở Bến Tre xét xử
đều tuyên buộc VKSND tỉnh phải bồi thường cho ông hơn
136 triệu đồng và phải xin lỗi, cải chính công khai. Tháng
11-2016, ông được VKSND tỉnh tổ chức xin lỗi công khai và
bồi thường 136 triệu đồng.
Sau đó, ông Ngừng tiếp tục đề nghị giám đốc thẩm hủy
hai bản án trên. Tháng 5-2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử
giámđốc thẩmđã hủymột phần án sơ thẩmvà phúc thẩm.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook