029-2020 - page 9

9
Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND
quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho
biết cơ quan chức năng đã cho
dựng tường rào, chuẩn bị cho lắp
cẩu tháp để triển khai cưỡng chế
xử lý phá dỡ giai đoạn hai đối với
phần sai phạm của công trình là
tầng 17 và 18. Trước đó, năm 2016
đã phá dỡ xong giai đoạn một gồm
tầng 19 và tầng tum. Tuy nhiên,
chính ông Chiến cũng thừa nhận
đến nay chưa có phương án cưỡng
chế xử lý phá dỡ giai đoạn hai
công trình. Thậm chí việc quyết
toán, thanh toán chi phí cho đợt
phá dỡ giai đoạn một đến nay chưa
có cơ sở để thanh toán dù đã qua
gần bốn năm.
Nguyên nhân đến nay chưa có
phương án phá dỡ giai đoạn hai đối
với nhà 8B Lê Trực là do quận Ba
Đình vẫn chưa tìm được đơn vị tư
vấn nhận lập phương án phá dỡ.
“Quận Ba Đình vẫn đang tìm kiếm
đơn vị có đủ năng lực để thiết kế
phá dỡ giai đoạn hai. Sau khi tìm
được đơn vị lập phương án phá
dỡ, sẽ cho thẩm định lại rồi mới
ra được phương án phá dỡ cụ thể
để phê duyệt. Sau đó lại đến bước
tìm kiếm đơn vị thi công phá dỡ
để thực hiện phá dỡ. Dù tích cực
tìm kiếm nhưng đến nay quận Ba
Đình vẫn chưa tìm được đơn vị
nhận thiết kế phương án phá dỡ.
Do vậy, chưa biết khi nào xử lý
xong sai phạm trật tự xây dựng
tại công trình 8B Lê Trực” - ông
Chiến thông tin.
Theo ông Chiến, hiện quận Ba
Đình đã mời khoảng 30 đơn vị tư
vấn ở trong nước, trong đó có Viện
Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ
Xây dựng) nhưng các đơn vị này
đều từ chối tham gia. Ông Chiến
cho hay kết cấu kỹ thuật tòa nhà
rất phức tạp, quá trình phá dỡ lại
phải đảm bảo an toàn cho phần
công trình còn lại vì vậy ít đơn vị
tư vấn mặn mà. “Chúng tôi đã xin
ý kiến UBND TP Hà Nội và được
đồng ý rồi. Nếu không có đơn vị
trong nước nào tham gia thiết kế
phương án phá dỡ, sẽ mời đơn vị ở
nước ngoài vào. Khi nào tìm được
đơn vị thiết kế phá dỡ công trình
sẽ thông tin công khai ngay” - ông
Chiến nói.
Chậm vì… tranh cãi
pháp lý
Theo ông Chiến, việc chậm chễ
trong xử lý sai phạm của nhà 8B
Lê Trực ngoài yếu tố về kỹ thuật
thì thời gian qua chủ đầu tư tòa
nhà (Công ty CP May Lê Trực) đã
có những phản biện về mặt pháp lý
nên không thể đẩy nhanh tiến độ.
Cụ thể, chủ đầu tư cho rằng theo
quy hoạch 1/500 được duyệt, công
trình tại 8B Lê Trực được xây dựng
cao 69,1 m với 20 tầng nổi, bốn tầng
hầm. Từ năm 2010, chủ đầu tư đã thi
công xong phần móng và nhiều hạng
mục đúng theo quy hoạch 1/500. Tuy
nhiên, sau đó quận Ba Đình đình chỉ
thi công, yêu cầu xin giấy phép xây
dựng. Giấy phép xây dựng do SởXây
dựng cấp năm 2014 là không đúng
quy định về tiêu chuẩn xây dựng khi
cấp cho 18 tầng nổi mà chiều cao
công trình chỉ là 53 m khiến trung
bình mỗi tầng không đảm bảo tiêu
chuẩn xây dựng, sử dụng cho các
công năng ở, văn phòng, trung tâm
thương mại.
Ông Chiến cũng cho biết phía
chủ đầu tư cho rằng cần căn cứ
theo quy hoạch 1/500 được phê
duyệt để làm căn cứ pháp lý cho
việc xây dựng cũng như xử lý sai
phạm tại 8B Lê Trực. Tuy nhiên,
TRỌNGPHÚ
N
gày 12-2, UBND quận Ba
Đình đã tổ chức buổi thông
tin báo chí việc xử lý sai phạm
về trật tự xây dựng tại tòa nhà 8B
Lê Trực (phường Điện Biên, quận
Ba Đình, Hà Nội).
Chưa có phương án
tháo dỡ
Tại đây, báo chí đã đặt vấn đề vì
sao quận Ba Đình chậm xử lý sai
phạm tại công trình 8B Lê Trực
khiến hàng trăm hộ dân mua căn hộ
hơn năm năm qua không được nhận
nhà. Nhiều hộ dân bức xúc, làm đơn
kêu cứu khắp nơi suốt nhiều năm
qua, gây bức xúc dư luận. Trong khi
đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã
nhiều lần yêu cầu Hà Nội xử lý dứt
điểm. Quốc hội và đại biểu Quốc
hội nhiều lần chất vấn về vụ việc
trên tại nhiều kỳ họp…
Chủ tịchUBNDquận BaĐình TạNamChiến thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: TRỌNGPHÚ
30 đơn vị tư
vấn từ chối
tháo dỡ nhà
8B Lê Trực
Sau gần bốn năm “cắt ngọn” cao ốc 8B Lê
Trực và phong tỏa tòa nhà, đến nay lãnh
đạo quận Ba Đình vẫn chưa trả lời được
bao giờ cưỡng chế xong phần sai phạm của
công trình này.
quan điểm của quận Ba Đình là
căn cứ vào giấy phép xây dựng và
chỉ đạo của UBND TP Hà Nội theo
quy định pháp luật. “Tầng 17 và
18 của công trình 8B Lê Trực đã vi
phạm về diện tích sàn và chiều cao
công trình. Do vậy việc cưỡng chế
phá dỡ tầng 17 và 18 với chiều cao
trên dưới 10 m sẽ đảm bảo công
trình cao 53 m đúng như giấy phép
xây dựng đã cấp” - ông Chiến nói.
Liên quan đến nội dung trong
giấy phép xây dựng nhà 8B Lê
Trực có tầng 17 và 18, nếu phá dỡ
cắt ngọn hai tầng này thì quyền lợi
của người mua căn hộ ở hai tầng
này sẽ được đảm bảo như thế nào,
ông Chiến cho biết chính quyền
địa phương sẽ cưỡng chế cắt ngọn
hai tầng này của công trình 8B
Lê Trực vì vi phạm diện tích sàn,
quá chiều cao và không giải thích
gì thêm.•
Khách hàng căng băng rôn cầu cứu
Sáng 12-2, rất nhiều người dân mua căn hộ tại cao ốc 8B Lê Trực đã đến
trụ sở UBND quận Ba Đình khi biết quận tổ chức buổi thông tin về việc
xử lý sai phạm tại công trình này. Họ mang theo nhiều băng rôn cầu cứu.
Tuy nhiên, những người dân này bị ngăn bên ngoài tòa nhà UBND quận.
Nhiều người mua căn hộ cho biết đã quá mệt mỏi vì phải đeo đuổi vụ việc
5-6 năm nay và chỉ mong chính quyền sớm giải quyết, xử lý dứt điểm để
họ được nhận nhà.
Nguyên nhân đến nay
chưa có phương án phá
dỡ giai đoạn 2 đối với
nhà 8B Lê Trực là do
quận vẫn chưa tìm được
đơn vị tư vấn nhận lập
phương án phá dỡ.
“Chốngdịchnhư chốnggiặc, không thể tiếc tiềnđược”
Chiều 12-2, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiến
hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại
sân bay quốc tế Nội Bài.
Sau khi đi thực tế, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá
cao tinh thần, trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên sân
bay Nội Bài trong việc phòng, chống dịch COVID-19. “Đặc
biệt là việc chúng ta chấp hành dừng hẳn các chuyến bay đi/
đến Trung Quốc. Đồng thời, từ chối hành khách nhập cảnh
vào Nội Bài nhưng đã lưu trú tại Trung Quốc trước đó 14
ngày” - bộ trưởng đánh giá.
Tuy nhiên, bộ trưởng tỏ ra lo lắng tình trạng thiếu nguồn
cung ứng khẩu trang tại sân bay nên đề nghị các đơn vị tại
sân bay sớm báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp, đồng thời chủ
động nhập khẩu khẩu trang để phòng dịch. “Các nhân viên
làm ở khu vực tiếp xúc thường xuyên với khách cần được
trang bị khẩu trang 3M, vì nguy cơ lây nhiễm cao hơn” -
ông Thể nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không
Việt Nam (ACV) cần phải trang bị nhiều nước rửa tay cho
hành khách tại tất cả vị trí sân bay. Chủ động vệ sinh liên
tục các vị trí hành khách thường xuyên tiếp xúc để tránh
lây lan dịch. Bên cạnh đó, sớm báo cáo các cấp có thẩm
quyền, cố gắng bố trí máy đo thân nhiệt hiện đại nhất, kể cả
khu vực nhà ga nội địa. “Chống dịch phải như chống giặc,
không thể tiếc tiền được. Chúng ta phải cố gắng kiểm soát
hết toàn bộ hành khách quốc tế lẫn nội địa…” - bộ trưởng
nhấn mạnh.
Ngoài ra, bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị cần có
biện pháp mạnh để toàn bộ hành khách đến sân bay phải
đeo khẩu trang, tránh dịch bệnh lây lan. Trước tình trạng
COVID-19 có thể kéo dài, bộ trưởng cũng yêu cầu Cục
Hàng không Việt Nam hướng dẫn các hãng mở rộng thị
trường hàng không, điều chỉnh đường bay nội địa, kéo dài
thời gian bàn giao máy bay đã ký…
“Hiện nay, các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nên tôi đề nghị Cục Hàng không cần xem xét, đánh
giá, từ đó mới kiến nghị hỗ trợ, giúp đỡ các hãng. Nhưng
tôi xin nhắc đây là biện pháp cuối cùng…” - bộ trưởng
nhấn mạnh.
Trước đó, ông Nguyễn Hải Nam, đại diện Trung tâm
Kiểm dịch y tế tại sân bay Nội Bài, cho biết hiện nay khách
quốc tế về Nội Bài đều được kiểm tra y tế theo quy định.
Riêng khu vực nhà ga quốc nội, trước mắt chỉ kiểm tra hành
khách khi có nghi ngờ.
Còn theo ông Nguyễn Huy Dương, Phó Giám đốc sân
bay Nội Bài 100% nhân viên sân bay đều đeo khẩu trang
trong suốt thời gian làm việc. Khách đến sân bay cũng
được phát khẩu trang miễn phí. “Bên cạnh đó, chúng tôi đã
chủ động đặt ra các tình huống giả định phát hiện khách bị
nhiễm COVID-19 tại các khu vực khác nhau. Đồng thời,
xây dựng kịch bản chi tiết với từng tình huống, tiến hành
tập dượt các phương án phân luồng, cách ly hành khách và
máy bay có khách bị nhiễm COVID-19…” - ông Dương
thông tin.
VIẾT LONG
Đô thị -
ThứNăm13-2-2020
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook