031-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy15-2-2020
tôi cũng sẽ hỗ trợ khách hàng
giảm lãi vay, miễn tiền phạt
quá hạn nhằm giúp khách
hàng có điều kiện khắc phục
khó khăn, phục hồi sản xuất,
kinh doanh trong thời gian
tới” - đại diện Kienlongbank
cho hay.
​NHVPBank cũng đánh giá
trước mắt có khoảng 1.000
doanh nghiệp bị thiệt hại lớn
do dịch bệnh, chủ yếu nằm
các lĩnh vực liên quan đến
vận tải, du lịch, nhà hàng,
xuất khẩu nông sản... Chính
vì vậy, NH này quyết định
giảm lãi suất cho vay 1,5%/
năm đối với các khoản vay
không có tài sản bảo đảm và
1%/năm đối với các khoản
vay có tài sản bảo đảm.
Hàng loạt NH khác như
Agribank, NamABank, SCB,
BIDV…cũng vào cuộc giảm
lãi suất, giãn nợ cho khách
hàng. Chẳng hạn, lãnh đạo
NHThươngmại cổphầnQuân
đội (MB) cho biết đang tích
cực triển khai gói tín dụng
ưu đãi 10.000 tỉ đồng dành
cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ với lãi suất ưu đãi
chỉ từ 6,50%/năm cho khoản
vay ngắn hạn và từ 8%/năm
cho khoản vay trung dài hạn.
Đáng chú ý, ngoài gói tín
dụng ưu đãi dành cho khách
hàng, MB còn chủ động đánh
giá dòng tiền, lên phương án
cấu trúc giúp doanh nghiệp ổn
định hoạt động kinh doanh,
nhanh chóng vượt qua khủng
hoảng.
Nhà kinh doanh
đang chờ
Thực tế hàng loạt doanh
nghiệp đang gồng mình
chống đỡ trước thiệt hại do
dịch. Ông Lý Thành Sinh,
Giám đốc Công ty cổ phần
May Minh Long Hưng, cho
hay công ty đang sản xuất
quần áo mùa hè. Thời điểm
sau tết là cao điểm đặt hàng
của các đại lý. Để đáp ứng
đủ yêu cầu đơn hàng của các
khách hàng, ngay từ quý IV-
2019 công ty đã liên hệ tới
các cơ sở cung cấp nguyên
liệu đặt hàng trước, chuẩn
bị nguồn vốn và nhân lực.
Tất cả đều đã sẵn sàng. Thế
nhưng dịch COVID-19 bùng
phát khiến mọi thứ gần như
đóng băng.
“Đây là thực trạng chung
của các doanh nghiệp trong
bối cảnh dịch bệnh lan rộng.
Nếu các nhà hoạch định chính
sách không có phương án
gấp rút để hỗ trợ các doanh
nghiệp trong nước vốn đã
yếu nay lại bị giáng thêm
đòn nặng thì không biết khi
dịch bệnh qua đi, họ làm
thế nào để vực dậy được.
Bản thân công ty tôi đang
chịu lãi vay từ NH với mức
10%-12%/năm và chưa được
hưởng mức lãi vay hấp dẫn
như các NH tuyên bố” - ông
Sinh nói thêm.
THÙY LINH
H
àng loạt ngân hàng (NH)
đã tung ra các chương
trình như giảm lãi suất,
giãn nợ, giảm phí… để chia
sẻ, hỗ trợ người dân và các
doanh nghiệp vượt qua khó
khăn do dịch COVID-19
gây ra. Tuy vậy, để sự hỗ trợ
này đến với cộng đồng kinh
doanh, ngành NH còn nhiều
việc phải làm.
Lãi suất cho vay
giảm mạnh
Ông Phạm Mạnh Thắng,
P h ó T ổ n g g i á m đ ố c
Vietcombank, cho biết: Để
hỗ trợ khách hàng, chung tay
với cộng đồng chia sẻ khó
khăn do ảnh hưởng của dịch
COVID-19,Vietcombank triển
khai hàng loạt giải pháp. Ví
dụ, giảm 1%/năm đối với dư
nợ vay VND ngắn hạn; giảm
1,5%/năm đối với dư nợ vay
VND trung dài hạn; giảm lãi
suất 0,5%/năm đối với dư nợ
vay USD ngắn hạn…
Đồng thời, NH này còn
cho vay mới với lãi suất ưu
đãi giảm tối đa tới 1%/năm
đối với VND và 0,5%/năm
đối với USD cho nhiều đối
tượng khách hàng.
Tương tự, để chia sẻ khó
khăn với ngành nông nghiệp
trong nước khi giá bán trên thị
trường đột ngột giảm mạnh,
NHKienlongbank sẽ áp dụng
giảm lãi suất cho vay 3%/
năm đối với các khách hàng
hiện hữu có mục đích vay để
trồng các loại cây ăn trái. Đó
là thanh long, dưa hấu, sầu
riêng, mít, xoài, chôm chôm,
chuối… đã nhận cấp vốn tín
dụng của Kienlongbank trong
thời gian qua. Thời gian áp
dụng giảm lãi suất từ ngày
1-2 đến 30-4-2020.
“Trong thời gian này, chúng
“Thời điểm này,
các NH thương mại
quán triệt không
tăng lãi suất, kể cả
lãi suất huy động,
dù trong điều kiện
thanh khoản
đang tốt.”
PhóThống đốcNHNhà nước
Đào Minh Tú
Nhiều ngân hàng tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ người kinh doanh bị ảnh hưởng do dịch bệnh.
Trong ảnh: Khách hàng đang vay vốn tại một ngân hàng. Ảnh: TL
Dịch COVID-19: Doanh nghiệp
sốt ruột chờ ngân hàng giải cứu
“Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước là chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp.
Khách hàng vượt qua khó khăn thì ngành ngân hàngmới khỏe mạnh” - PhóThống đốc ĐàoMinh Tú.
Đềnghịmiễnvisa, giảmthuế... chodu lịch
Ngày 14-2, Hiệp hội Du lịch TP.HCM đã kiến nghị các
đơn vị liên quan hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) du lịch
trước thiệt hại của dịch COVID-19. Cụ thể là miễn, giảm
50% thuế VAT; giảm 50% thuế thu nhập DN, thời gian áp
dụng cho cả năm 2020. Giảm thuế đất phần không xây
dựng trong các khu di tích; kéo dài thời gian ân hạn và giảm
lãi suất ngân hàng; miễn thị thực visa cho các thị trường
Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Canada, Áo, Hà Lan, Bỉ…
“Đây là nguyện vọng tha thiết của cộng đồng DN bởi
sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn này có ý
nghĩa hết sức thiết thực cho sự sống còn của DN” - Hiệp
hội Du lịch TP.HCM nêu rõ.
Hiệp hội Du lịch TP. HCM cho biết các DN du lịch trên địa
bàn TP.HCM nói riêng cũng như cả nước phải đương đầu với
nhiều khó khăn như hầu hết các tour bị hủy, việc làm và thu
nhập của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tại hội nghị ngành du lịch ứng phó với dịch Corona tổ
chức tại Hà Nội mới đây, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho
biết: Trong ba tháng tới, ước tính thiệt hại của ngành du
lịch sẽ vào khoảng 5,9-7 tỉ USD do dịch Corona gây ra.
TÚ UYÊN
Hạn chế đưa hàng lên biên giới
để tránh ùn ứ
Sáng 14-2, Bộ Công Thương đã khuyến cáo tới các doanh
nghiệp (DN) có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa qua biên giới.
“Các DN và các tổ chức, cá nhân liên quan cần theo dõi sát
tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, hạn chế đưa hàng
hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo
hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả
năng nhận hàng” - Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Bộ Công Thương thông tin: Hiện các lô hàng nông, lâm,
thủy sản và trái cây Việt Nam mặc dù có thể được làm
thủ tục thông quan xuất khẩu nhưng tiến độ sẽ chậm hơn
nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện nghiêm các
biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
“Đề nghị các DN, tổ chức, cá nhân cần liên hệ với đối tác
phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức
xuất khẩu chính ngạch. Đồng thời chủ động áp dụng các
biện pháp sẵn sàng chuyển đổi như thay đổi bao bì, nhãn
mác hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an
toàn thực phẩm” - Bộ Công Thương lưu ý.
A.HIỀN
Tương tự, anh Minh Long
(chủmột sạp kinh doanh hàng
nông sản ở quận Tân Bình,
TP.HCM) cho biết: Hàng hóa
ế ẩm, hàng tồn thì không thu
hồi vốn được khiến nguồn thu
bị thâm hụt nặng nề. Trong
khi tiền thuê sạp thì vẫn phải
trả, chi phí lãi vay NH cao
vẫn phải gánh; chưa kể đủ
thứ thuế, phí vẫn phải nộp.
“Điều này càng khiến
những đơn vị kinh doanh như
chúng tôi vốn đã khó khăn
nay càng thêm khó khăn. Tôi
đã cung cấp đủ thứ giấy tờ
chứng minh cơ sở kinh doanh
của mình bị ảnh hưởng trầm
trọng như thế nào cho phía
NH để vay vốn với lãi suất
ưu đãi. Nhưng đến thời điểm
này, tôi chỉ được phía NH
hứa sẽ xem xét” - anh Minh
Long nói.
Trước thực tế này, đại
diện một số NH giải thích
đang thống kê những khách
hàng chịu thiệt hại do dịch
gây ra. Tuy nhiên, hiện vẫn
chưa nhận được đầy đủ các
thống kê thông báo thiệt hại
từ phía khách hàng vay vốn
hoặc khách hàng không thuộc
nhómđược hỗ trợ. “Chúng tôi
sẽ xem xét từng trường hợp
cụ thể để giảm lãi suất, giãn
nợ vay hay cho vay mới trong
thời gian sớm nhất” - đại diện
một NH khẳng định.
Đại diện một số công ty
cũng bày tỏ băn khoăn về
hiệu quả thực tế từ các giải
pháp hỗ trợ của NH. Bởi việc
hỗ trợ vốn vay và lãi suất vay
cho người kinh doanh là rất
cần thiết, song nếu chỉ hỗ trợ
một thời gian rất ngắn trong
khi ảnh hưởng của dịch kéo
dài thì việc hỗ trợ không có
tác dụng.
“Mặt khác, cácNHcần xem
xét hiệu quả thực tế, tránh tình
trạng chỉ nêu khẩu hiệu hỗ
trợ mà không thực hiện. Đặc
biệt cần tránh tình trạng thông
báo hỗ trợ doanh nghiệp để
được nhận gói ưu đãi khủng
từ NH Nhà nước, sau đó chỉ
cho một số mối ruột vay ưu
đãi. Bởi trong quá khứ cũng
đã từng có những trường hợp
trục lợi từ gói hỗ trợ của các
NH” - đại diện một doanh
nghiệp đề nghị.•
Vốn dồi dào, không được tăng lãi suất
Tại hội nghị bàn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và
người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vừa diễn ra, Phó
Thống đốc NH Nhà nước Đào Minh Tú nêu rõ: “Quan điểm
chỉ đạo của NH Nhà nước là chia sẻ và đồng hành cùng
doanh nghiệp. Khách hàng vượt qua khó khăn thì ngành
NH mới khỏe mạnh”.
Phó Thống đốc đánh giá dịch bệnh ảnh hưởng tiêu cực
đến sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp,
nhất là các ngành dịch vụ du lịch, logistics, xuất nhập khẩu,
sản xuất nông nghiệp… Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động
cho vay, trả nợ NH. Do vậy, NH Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ
thanh khoản cho các NH thương mại trong trường hợp bị
ảnh hưởng do dịch bệnh.
“Thanh khoản của các NH thươngmại hiện đang dồi dào,
không có hiện tượng thiếu vốn. Do vậy, các NH thươngmại
không được tăng lãi suất, kể cả lãi suất huy động. Trong
trường hợp cần thiết, NHNhà nước sẽ có điều chỉnh để gián
tiếp hỗ trợ các NH thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ doanh
nghiệp, người dân” - Phó Thống đốc nhấn mạnh.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook