031-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy15-2-2020
TÁ LÂM
C
hiều14-2,ChủtịchUBND
TP.HCMNguyễn Thành
Phong đã chủ trì hội nghị
triển khai đề án xây dựng
TP.HCMtrở thànhđô thị thông
minh tại 24 quận, huyện. Hội
nghị đã nghe lãnh đạo quận
1 và quận 12 báo cáo về kết
quả sau hai năm triển khai thí
điểm đề án trên địa bàn.
Kết nối 1.115 mắt
camera và 128 đầu thu
Ông Nguyễn Văn Dũng,
Chủ tịch UBND quận 1, cho
biết quận đã triển khai thí điểm
Trung tâm điều hành đô thị
thông minh tích hợp cùng hệ
thống camera an ninh thông
minh đặt tại trụ sở UBND
quận. Tính đến thời điểmhiện
tại đã hoàn thành việc tích hợp
camera tại địa bàn dân cư và
trụ sở công an 10 phường kết
nối về Trung tâm điều hành
đô thị thông minh với 1.115
mắt camera và 128 đầu thu.
Theo ông Dũng, trong hai
năm triển khai thí điểm, hệ
thống camera an ninh thông
minh đã hỗ trợ, phục vụ tốt
cho Ban chỉ huy quận trong
công tác chỉ đạo, điều hành
xử lý các tình huống phát sinh
vào các ngày lễ, tết và phòng
chống bạo động, các hành vi
quá khích gây rối trật tự công
cộng vào các đợt cao điểm,
đảm bảo an ninh trật tự.
Bên cạnh đó, quận cũng
triển khai nâng cấp dịch vụ
thống gồm xây dựng cơ sở
hạ tầng trung tâm điều hành
đô thị thông minh; nâng cấp
hệ thống camera an ninh
thông minh; hệ thống quảng
bá du lịch thông minh; xây
dựng hệ thống cảnh báo cháy
thông minh nhằm xây dựng
hệ thống quản lý toàn diện,
đồng bộ các cấp, ban, ngành
trong công tác kết nối, theo
dõi và hỗ trợ hiệu quả.
Nhiều chuyển biến
tích cực
Còn theo Chủ tịch UBND
quận 12 - ông Lê Trương Hải
Hiếu, việc triển khai thực hiện
thí điểm đề án này đã tạo sự
chuyển biến tích cực, mang
lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Các ứng dụng công nghệ
thông tin do UBND quận
triển khai được UBND TP,
các địa phương đánh giá cao
TP có chính sách cho phép
UBND quận chủ động triển
khai nâng cấp, bổ sung cổng
dịch vụ công trực tuyến (cấp
độ 3, 4); sớm bố trí vốn cho
quận nâng cấp trung tâm chỉ
huy hình ảnh và an ninh quận;
có cơ chế phù hợp thu hút nhân
tài phục vụ việc xây dựng đề
án đô thị thông minh.
Đừng làm theo kiểu
đối phó
Sau khi nghe báo cáo, Chủ
tịchUBNDTPNguyễnThành
Phong đề nghị các quận,
huyện khi xây dựng đề án đô
thị thông minh phải phù hợp
với đặc thù của từng quận,
huyện. Trong đó xác định
rõ mục tiêu, lĩnh vực và lộ
trình thực hiện, chọn đơn vị
tư vấn. Sau đó, TP sẽ thành
lập tổ công tác để duyệt các
đề án nhằmgóp ý hoàn chỉnh.
Sau khi đề án được thông
qua, các quận, huyện phải
tuyên truyền đến người dân
hiểu một cách đầy đủ. “Đề
án phải hướng đến người
dân, phản ánh được tâm tư và
nguyện vọng của người dân,
từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân. Phải
mở rộng tính tương tác giữa
người dân và chính quyền,
coi người dân như là một
cảm biến” - ông Phong nói.
Người đứng đầu chính
quyền TP.HCM cũng đề nghị
các quận, huyện có kế hoạch
huấn luyện, đào tạo cho đội
ngũ cán bộ trong việc xây
dựng đô thị thông minh.
Ngoài ra cũng cần có phương
án tài chính, kế hoạch đầu tư
và lộ trình thực hiện. “Làm
vì nhân dân, vì sự phục vụ
tốt cho người dân chứ đừng
làm theo kiểu đối phó” - ông
Phong đúc kết.•
Xây dựng đô thị thông minh phải
hướng đến người dân
công trực tuyến “Tiếp nhận
đăng ký không giấy” trong
các lĩnh vực kinh tế, lao động,
tư pháp, đô thị.... Quận còn
số hóa dữ liệu, tích hợp vào
kho dữ liệu dùng chung của
TP; triển khai hệ thống điều
hành an toàn thông tin mạng.
Trong năm 2020, quận sẽ
tiếp tục triển khai bốn hệ
và nhận được nhiều phản hồi
tích cực từ nhân dân.
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng
thừa nhận hiện tiến độ một số
dự án triển khai chậm so với
kế hoạch. Một số cán bộ, công
chức chưa ứng dụng khoa học
công nghệ vào công việc... Hệ
thống hạ tầng thiết bị không
đáp ứng nhu cầu phát triển
các ứng dụng.
Trong thời gian tới, quận sẽ
tiếp tục đầu tư nâng cấp hiện
đại hóa hạ tầng thiết bị; tăng
cường, bổ sung các giải pháp
thanh toán trực tuyến, ví điện
tử... Đồng thời sẽ xây dựng và
triển khai ứng dụng tiếp nhận,
quản lý, trả lời phản ánh, góp
ý của người dân thông qua
tài khoản Zalo, Facebook và
website - Vticket; hệ thống
thông tin quản lý xây dựng
(ứng dụng BIM)...
Ông Hiếu kiến nghị UBND
Khắcphụcđượcnạnxâydựng trái phép
Tại hội nghị này, PhóChủ tịchUBNDTP TrầnVĩnhTuyếnđã
lưu ý người đứng đầu các quận, huyện phải hiểu được tầm
quan trọng, sựcần thiết của việc xâydựngđô thị thôngminh.
“Phải có ý thức tự nguyện, tự giác làm. Một số huyện cứ
nghĩ mình ở huyện nên không quan tâm” - ông Tuyến nói
và cho biết việc xây dựng đô thị thông minh sẽ giải quyết
được nhiều vấn đề ở địa phương như kiểm soát được tình
hình “cát tặc”, xây dựng trái phép...
“Các quận, huyện
cần có kế hoạch huấn
luyện, đào tạo cho
đội ngũ cán bộ trong
việc xây dựng đô thị
thôngminh. Làm vì
nhân dân, vì sự phục
vụ tốt cho người dân
chứ đừng làm theo
kiểu đối phó.”
Chủ tịch UBND TP
Nguyễn Thành Phong
Tiêu điểm
Để triển khai thành công đề
ánxâydựngđô thị thôngminh,
cần xác định rõ nhu cầu, hiện
trạngđểxâydựngkếhoạchphù
hợp.Trong đó cần chuẩn bị tốt
nguồn nhân lực, vật lực, vốn;
biết ứng dụng công nghệ phù
hợp, kịp thời và có sự kết nối.
Ông
DƯƠNG ANH ĐỨC
,
Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM
Đề án xây dựng đô thị thôngminh ở các quận, huyện phải hướng đến người dân, phản ánh được tâm tư và
nguyện vọng của người dân.
Chủ tịchUBND
TPNguyễn
Thành Phong
phát biểu tại
hội nghị xây
dựng đô thị
thôngminh.
Ảnh: TÁ LÂM
Sáng 14-2, Tổ công tác của Thủ tướng đã làm việc với
các bộ, ngành về việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc
gia. Tại đây, Thiếu tướng Lê Xuân Đức (Phó Cục trưởng
Cục CSGT, Bộ Công an) khẳng định đến nay đã xong các
bước để triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến cấp, đổi
giấy phép lái xe (GPLX); thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thu lệ
phí trước bạ đăng ký phương tiện giao thông đường bộ
trên Cổng dịch vụ công quốc gia. “Mọi việc đã xong, giờ
chỉ cần bộ trưởng ra lệnh là dịch vụ lên mạng được ngay!”
- Thiếu tướng Lê Xuân Đức cho biết.
Theo Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Bộ Công an và Cục
CSGT đã rất quyết tâm, ngay từ mùng 6 tết, Cục CSGT đã
cùng sát cánh với Văn phòng Chính phủ triển khai nhiệm
vụ này. Đến 9 giờ tối 13-2 thì cơ bản hoàn thành về quy
trình nghiệp vụ và Cục CSGT đã tham mưu cho Bộ Công
an chỉ cần một văn bản chỉ đạo của bộ, thực hiện theo
Nghị định 11 để biên lai điện tử từ ba dịch vụ trên được sử
dụng như biên lai giấy.
Về lộ trình thực hiện thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm
hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, Thiếu tướng
Lê Xuân Đức đề xuất giai đoạn một (từ ngày 12-3-2020)
nên triển khai thí điểm ở năm địa phương gồm Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Thuận nhằm đánh
giá, đo lường sự hài lòng của người dân, cũng như để
người dân thấy sự thiết thực của dịch vụ này. “năm địa
phương này có tỉ lệ xử phạt vi phạm hành chính chiếm
một nửa của cả nước” - ông Đức nói và cho biết sau khi
thí điểm, Cục CSGT sẽ triển khai trên toàn quốc (dự kiến
từ tháng 6-2020).
Riêng với thủ tục thu lệ phí trước bạ, Thiếu tướng Lê
Xuân Đức đề nghị giai đoạn một chỉ triển khai ở hai TP
lớn là Hà Nội và TP.HCM, vì tỉ lệ đăng ký phương tiện
giao thông ở đây là lớn nhất.
Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục
hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan cho biết
theo quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BCA, việc in, sử
dụng, quản lý biểu mẫu biên bản xử lý vi phạm hành chính
do công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm. Việc
thực hiện chủ yếu bằng giấy và có sự trùng nhau về số biên
bản xử phạt. Cạnh đó, phần mềm xử lý vi phạm hành chính
của Bộ Công an hiện mới chỉ triển khai ở khoảng 40 địa
phương. Do vậy, theo yêu cầu phải triển khai thực hiện dịch
vụ này toàn quốc ngay trong quý I-2020 là rất khó khăn.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ Mai Tiến Dũng đề nghị lãnh đạo Cục CSGT lý giải
rõ hơn thắc mắc của dư luận về việc “tại sao sau khi áp
dụng Nghị định 100, tỉ lệ cấp, đổi GPLX lại rất lớn? Tỉ lệ
CSGT xử phạt nghiêm, thu bằng là có nhưng cũng không
loại trừ trường hợp báo mất để xin cấp GPLX thứ hai?”.
Thiếu tướng Lê Xuân Đức trả lời, giữa Cục CSGT và
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có sự kết nối. Trước đây
một người lái xe có thể có 2-3 GPLX, có khi họ báo mất để
được cấp lại hoặc báo mất ở địa phương này để xin cấp ở địa
phương khác. “Nhưng giờ đã có kết nối, rất hiệu quả, nếu lái
xe báo mất, trên hệ thống của Tổng cục Đường bộ sẽ kiểm
tra được ngay” - ông Đức nói và cho biết chính sự kết nối
này đã khắc phục được tình trạng một người có 2-3 bằng lái.
“Như vậy, việc tăng tỉ lệ cấp, đổi GPLX là nhu cầu thực
tế chứ không phải do khai man, báo mất. Cơ quan nhà
nước đã phát hiện ra và khắc phục vấn đề này bằng kết nối
chia sẻ giữa các cơ quan” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
ĐỨC MINH
Từ tháng3, thu tiềnphạt vi phạmgiao thôngquamạng
Bước đầu triển khai thí điểm thu phạt quamạng ở nămđịa phương gồmHà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, BìnhThuận.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook