034-2020 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư19-2-2020
Châu Âu áp thuế 0%:
Gạo, thanh long… Việt hưởng lợi
PHƯƠNGMINH-QUANGHUY
N
ông thủy sản là ngành
có nhiều mặt hàng
hưởng lợi ngay lập tức
khi EVFTA có hiệu lực. Tuy
nhiên, các quốc gia Liênminh
châu Âu (EU) lâu nay nổi
tiếng với hệ thống rào cản kỹ
thuật làm “nản lòng” không
ít doanh nghiệp (DN) xuất
khẩu nước ngoài có mong
muốn chiếm lĩnh thị trường.
Gạo ngon Việt sẽ lên
kệ siêu thị châu Âu
nhiều hơn
Gạo thơm Việt Nam (VN)
là một trong những mặt hàng
được châu Âu tiêu thụ trong
những năm qua. Tuy vậy,
ông Phạm Thái Bình, Giám
đốc Công ty cổ phần Nông
nghiệp công nghệ cao Trung
An (Cần Thơ), cho biết số
lượng bán sang thị trường này
lại không nhiều, chỉ chiếm
vài % trên tổng sản lượng
gạo xuất khẩu của công ty.
NguyênnhânđượcôngBình
chỉ ra là do mặt hàng gạo từ
VN phải chịu thuế nhập khẩu
khá cao 5%-45%. Thậm chí
có một số nước trong khối
EU áp mức thuế nhập khẩu
với gạo VN lên tới 100%
hoặc cao hơn.
Ví dụ, nhiều loại gạo thơm
thuộc dòng ST20, ST25 vừa
đoạt giải gạo ngon nhất thế
giới bán vào thị trường EU
với giá 700 USD/tấn nhưng
chịu thuế nhập khẩu 45%.
Chính vì vậy, giá bán bị đội
lên hơn 1.000USD/tấn. Riêng
một số nước áp thuế 100% thì
giá gạo thơm lên tới 1.400
USD/tấn. Trong khi đó, gạo
Campuchia được miễn thuế
nhập khẩu vào EU nên gạo
Việt không có cửa cạnh tranh.
Vì thế, khi EVFTAcó hiệu
lực, thuế suất bằng 0%, nếu
VN tận dụng tốt xuất khẩu
được hết hạn ngạch 80.000 tấn
mà EU cấp thì kimngạch xuất
khẩu có thể tăng gấp bốn lần
so với hiện nay. Quan trọng
nhất là gạoViệt sẽ có giá cạnh
tranh so với các đối thủ khác
như Campuchia, Thái Lan.
“Tôi cho rằng với danh
hiệu gạo ngon nhất thế giới,
gạo ST24, ST25 sẽ có cơ hội
giới thiệu và xuất khẩu tốt
sang thị trường này với giá
cao. Công ty tôi cũng đang
có kế hoạch xây dựng vùng
nguyên liệu để xuất khẩu loại
gạo này” - ông Bình chia sẻ.
Trái cây bớt lận đận
Không chỉ gạo được chắp
cánh mà khi EVFTA có hiệu
lực, nhiều mặt hàng nông sản
khác cũng hưởng lợi. Ông
Nguyễn Đình Tùng, Tổng
giámđốcTập đoànVinaT&T,
cho hay đã có kế hoạch đẩy
mạnh xuất khẩu thêm nhiều
loại trái cây như bưởi, dừa,
thanh long, chanh dây…sang
EU vì được người tiêu dùng
tại đây ưa chuộng.
Hiện EU là thị trường xuất
khẩu đứng thứ tư của rau quả
VN, sau Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản. Khi EVFTA có
hiệu lực, việc miễn giảm thuế
nhập khẩu vào thị trường EU
sẽ giúp tăng khả năng cạnh
tranh của trái cây VN so với
các nước khác.
“Sản lượng trái cây xuất
khẩu sang EU của công ty
hiện mới chiếm khoảng 10%
trong tổng lượng trái cây xuất
Muốn tôm, cá sang EU phải xóa được
thẻ vàng
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy
sản và Thương mại Thuận Phước, cho rằng: Cái lợi từ EVFTA
không chỉ là thuế quan giảmmà còn là việc nó giúp VN cải
cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý cho phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Bằng chứng là thủy sản VN đang bị EU phạt “thẻ vàng”,
đồng nghĩa mặt hàng này nhập vào EU bị kiểm tra gần
100% từng lô hàng. Nếu không khắc phục được các yêu
cầu liên quan đến tàu đánh bắt bất hợp pháp, truy xuất
nguồn gốc, quản lý nguyên liệu thủy sản nhập khẩu… thì
có thể sẽ bị EU phạt “thẻ đỏ”, đồng nghĩa hết đường xuất
sang thị trường này.
Vì vậy, theo ông Lĩnh, để tận dụng được cơ hội từ EVFTA,
VNphải gỡ bỏ được thẻ vàng. Bên cạnh đó, bắt buộc các DN
xuất khẩu phải xây dựng được chuỗi giá trị, nhất là trong
khai thác hải sản.
Sáng 18-2, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội
thanh long tỉnh Long An, cho biết những ngày gần đây
giá thanh long tại Long An bắt đầu tăng trở lại. “Hiện các
nhà kho đang thu mua thanh long với giá 25.000-33.000
đồng/kg thanh long ruột đỏ loại 1, 2. Trước đó một ngày,
có thời điểm thanh long ruột đỏ loại 1 được bán với giá
40.000 đồng/kg” - ông Trịnh thông tin.
Còn tại Bình Thuận, giá thanh long ruột trắng cũng tăng
từ 7.000 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg. Riêng thanh long
ruột đỏ có giá xấp xỉ 40.000 đồng/kg. Nông dân đang rất
vui mừng.
“Qua đường biển, chúng tôi vẫn xuất thanh long sang
Trung Quốc nhưng số lượng ít hơn, còn chủ yếu bán cho các
nước Malaysia, Singapore, Canada” - ông Võ Huy Hoàng,
Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận, cho biết.
Trước đó, để phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động
xuất nhập khẩu qua biên giới được siết chặt khiến nhiều
mặt hàng nông sản, trong đó có thanh long bị ùn tắc, giá
rớt thảm hại còn khoảng 5.000 đồng/kg. Không xuất được
sang Trung Quốc, người dân loay hoay tìm đầu ra tại thị
trường trong nước. Để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, các hệ
thống phân phối, siêu thị lớn trong nước cũng vào cuộc.
Tuy nhiên, chủ tịch Hiệp hội thanh long tỉnh Long An
cho hay hiện tình hình tiêu thụ trong nước chưa nhiều. Lý
do là thanh long xuất khẩu được giá cao hơn so với bán
trong nước.
A.HIỀN
khẩu của công ty. Nhưng năm
nay và những năm sau, EU
sẽ là thị trường mà công ty
ưu tiên tập trung xuất khẩu” -
ông Tùng nói. Một số công ty
xuất khẩu trái cây khác cũng
cho biết tương tự.
Giúp thủy hải sản
tăng sức cạnh tranh
Nhiều chuyên gia nhận định
thủy sản là một trong những
ngành hàng được hưởng lợi
nhiều nhất khi EVFTAchính
thức có hiệu lực. Bởi EUđang
là thị trường thủy sản quan
trọng hàng đầu của nước ta
khi chiếm 23%-25% tổng
lượng xuất khẩu hằng năm.
Ông Trương Đình Hòe,
Tổng thư ký Hiệp hội Chế
biến và xuất khẩu thủy sảnVN
(VASEP), phân tích:Mức thuế
nhập khẩu thủy sản vào EU
hiện nay trung bình là 14%.
Trong đó, nhiềumặt hàng chịu
thuế cao tới 26%. Nhưng khi
hiệp định có hiệu lực sẽ có
khoảng 840 dòng thuế suất
cơ sở, chiếm khoảng 50% số
dòng thuế đối với sản phẩm
thủy sản, sẽ giảm về 0%; số
còn lại có lộ trình cắt giảm
3-7 năm.
Đặc biệt, một số mặt hàng
nhưcángừđónghộpvà surimi,
EU dành cho VN hạn ngạch
thuế quan lần lượt là 11.500
tấn và 500 tấn. Như vậy, khi
hiệp định đi vào thực thi là
lực đẩy rất lớn cho hoạt động
xuất khẩu thủy sản của VN
vào thị trường EU.
“Đặc biệt, mặt hàng tôm
khả quan hơn bởi thuế nhập
khẩu vào thị trường này
sẽ giảm mạnh từ năm đầu
tiên, sau đó giảm dần về 0%
trong những năm tiếp theo.
Vì vậy, hiệp định được xem
là cơ hội để sản phẩm tôm
xuất khẩu VN vươn lên cạnh
tranh với Ấn Độ” - ông Hòe
nhận định.
Một doanh nghiệp
vi phạm, cả ngành
bị vạ lây
Thuậnlợi,cơhộilàvậynhưng
nhiều DN VN vẫn e ngại thị
trường EU. Hàng rào kỹ thuật,
quy định về dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, chất cấm…
rất khắt khe nên các nhà kinh
doanh xếp EU vào thị trường
khó tính nhất thế giới.
Đại diện Hiệp hội Rau quả
VN cho biết rau quả nào cũng
có thể xuất sang EU nhưng
quan trọng là phải bảo đảm
tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật rất thấp, thậm chí
gần như không có. DN nào vi
phạm sẽ bị trả hàng về. Sau
đó, không chỉ DN đó mà cả
ngành rau quả xuất khẩu của
VN bị ảnh hưởng.
“Các lô hàng rau quả từ
VN sẽ bị kiểm tra chặt, có
thể 10 lô kiểm tới 5-7 lô, có
khi kiểm từng lô hàng. Nếu
tiếp tục có nhiều lô hàng vi
phạm vượt ngưỡng dư lượng
thì EU có thể tạmngưng nhập
khẩu” - đại diệp Hiệp hội Rau
quả VN dẫn chứng.
Hạt gạo cũng tương tự.
Tổng giámđốc Công tyTrung
An - ông PhạmThái Bình cho
rằng muốn bán được cho EU
thì quan trọng nhất là chất
lượng, thứ hai là truy xuất
nguồn gốc. Muốn làm được
điều này, DN phải xây dựng
được chuỗi sản xuất, chế biến,
tiêu thụ đạt tiêu chuẩn quốc
tế GlobalG.A.P.
Một nhược điểm của xuất
khẩunông sảnVNtồn tại nhiều
năm được ông Bình chỉ ra là
tình trạng tranhmua, tranhbán,
phá giá. Vì vậy rất cần vai trò
của hiệp hội, cơ quan quản lý
ngành hàng. “Gạo thơm của
Thái Lan bán sang EU với
giá cao vì họ quản lý tốt hoạt
động xuất khẩu, tạo được uy
tín” - ông Bình nhấn mạnh.•
Hiệp định thươngmại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) không chỉ giúp tăng kimngạch xuất khẩumà còn
tăng khả năng cạnh tranh của rau quả, thủy sản Việt Nam tại thị trường châu Âu.
MuốnbánvàoEU,sảnphẩmrauquả,thủysảnViệtNamphảiđápứngnhiềutiêuchuẩn.Ảnh:QUANGHUY
Một doanh nghiệp
VN vi phạm quy
định của EU có thể
khiến tất cả đơn vị
khác bị vạ lây.
Cửa xuất ngoại hé mở, giá thanh long tăng lên 33.000 đồng/kg
Những
ngày gần
đây, giá
thanh
long bắt
đầu tăng
trở lại.
Ảnh:
NGUYỄN
HẠNH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook