043-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy 29-2-2020
TRỌNGPHÚ
D
ự thảo Luật Bảo vệ môi
trường (BVMT) sửa đổi
(dự luật) đang được Bộ
TN&MT soạn thảo sẽ được
trình kỳ họp 9, Quốc hội khóa
XIV vào tháng 5-2020 và dự
kiến thông qua kỳ họp cuối
năm (tháng 10-2020).
Thu tiền rác bằng
bán túi chứa rác
Theo Tổng cục Môi trường
(BộTN&MT), dự luật lần này
sẽ sửa đổi 13 nội dung chính,
trong đó có vấn đề quản lý
chất thải, nhất là ở các đô thị
lớn (Chương V, dự thảo luật).
Cụ thể, dự luật quy định
chất thải phải được phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy
và việc quản lý chất thải phải
tuân thủ nguyên tắc “người
gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Theo đó người dân càng xả
rác nhiều càng phải trả nhiều
tiền, việc thu tiền xả rác tại
đô thị sẽ thông qua hình thức
bán túi chứa rác thân thiện
với môi trường. Những hộ
xả nhiều rác phải trả nhiều
tiền hơn để mua túi đựng rác.
“Chất thải được coi như tài
nguyên nếu phân loại, không
sẽ thành gánh nặng. Đối với
chất thải tại đô thị của hộ gia
thải sinh hoạt của hộ gia đình.
Đối với trường hợp không
sử dụng túi chứa rác chuyên
dụng trên sẽ không được thu
gom rác. Việc xả rác bừa bãi
sẽ bị xử phạt nặng.
“Tiền thu từ việc bán túi
chứa rác thân thiện với môi
trường sẽ được dùng trực
tiếp cho việc thu gom, vận
chuyển, xử lý rác sinh hoạt.
Tính toán sơ bộ, khoản thu từ
bán túi đựng rác sẽ gánh cho
ngân sách nhà nước, nhất là
ở các đô thị lớn khoảng 30%
trong các khâu vận chuyển,
xử lý rác” - ông Hiền nói và
cho biết dự luật sẽ giao cho
UBND các tỉnh, thành chỉ
định các công ty sản xuất bao
bì chứa rác.
Gộp các giấy phép
về môi trường
Một trong những nội dung
đáng chú ý khác của dự luật
là quy định về giấy phép môi
trường. Cụ thể, theo pháp luật
về môi trường hiện hành, sau
giai đoạn báo cáo đánh giá tác
động môi trường (ĐTM), chủ
dự án có thể phải thực hiện
nhiều thủ tục hành chính liên
quan đến vấn đề môi trường
như giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước, giấy phép
xả khí thải, giấy chứng nhận
đủ điều kiện về BVMT trong
Thải nhiều rác sẽ phải
trả nhiều tiền
DựthảoLuậtBảovệmôi trườngsửađổiđưaranguyêntắc:Ngườigâyônhiễm
phải trảtiềnvàngười thảicàngnhiềurácthìphải trảcàngnhiềutiền.
đình, cá nhân, trong dự thảo
lần này chúng tôi học tập
kinh nghiệm của Hàn Quốc
là sẽ thu tiền sử dụng bằng
hình thức bán các túi thân
thiện với môi trường. Đây
là hình thức thu tiền sử dụng
rác thông qua khối lượng rác
thải” - ông Nguyễn Thượng
Hiền, Tổng cục phó Tổng cục
Môi trường, nói.
Theo đó, dự luật quy định
chất thải phân ra làm bốn
loại để thu gom, xử lý gồm
chất thải rắn có khả năng tái
chế (giấy, nhựa, kim loại,
cao su…), chất thải hữu
cơ (thức ăn thừa, rau, củ,
quả…), chất thải cồng kềnh
(bàn ghế, sofa…), chất thải
rắn nguy hại (pin, bóng đèn,
ắcquy chì…). Mỗi loại rác
thải sẽ được phân loại vào
các túi chứa rác thân thiện
môi trường có màu sắc và
giá tiền khác nhau.
Đối với rác thải cồng kềnh,
các địa phương sẽ quy định
ngày giờ cụ thể để các công
ty môi trường đô thị đến
thu gom. Đối với chất thải
xây dựng, dự luật quy định
các hộ gia đình phải chuyển
giao chất thải rắn cho đơn vị
có chức năng thu gom, vận
chuyển. Khi tổng trọng lượng
rác xây dựng dưới 300 kg/
ngày được quản lý như chất
nhậpkhẩuphế liệu làmnguyên
liệu sản xuất; giấy phép xử
lý chất thải nguy hại, sổ đăng
ký chủ nguồn thải nguy hại,
phương án BVMT…
“Thông thường mỗi dự án
đến khi đi vào hoạt động sẽ
phải thực hiện 3-4 loại thủ
tục trên. Lần này dự luật sẽ
tích hợp tất cả các loại thủ tục
gộp làm một loại, gọi là giấy
phép môi trường. Điều này
vừa tạo thuận lợi cho công
tác quản lý, đỡ gây phiền hà
cho doanh nghiệp” - ông Mai
Thế Toản, Vụ Chính sách,
pháp chế và thanh tra (Tổng
cục Môi trường), thành viên
tổ biên tập dự luật, cho hay.
Ông Toản thông tin thêm
hiện nhiều nước tiên tiến
trên thế giới không sử dụng
ĐTM như là một công cụ
vạn năng để quản lý vấn đề
môi trường của các cơ sở
đang hoạt động mà hầu hết
sử dụng loại giấy phép môi
trường kết hợp với kế hoạch
quản lý môi trường của chủ
dự án để quản lý, kiểm soát
hoạt động của các cơ sở trong
giai đoạn vận hành. “Chúng
tôi cũng tổ chức nhiều hội thảo
để lấy ý kiến các bộ, ngành,
địa phương, doanh nghiệp và
chuyên gia…về nội dung này
và gần như cơ bản được ủng
hộ” - ông Toản nói.•
“Tiền thu từ việc
bán túi chứa rác
thân thiện với môi
trường sẽ được dùng
trực tiếp cho việc thu
gom, vận chuyển, xử
lý rác sinh hoạt!”
Ông
Nguyễn Thượng Hiền,
Tổng cục phó Tổng cục
Môi trường
ÔngNguyễn
ThượngHiền
(trái)
, Tổng cục
phó Tổng cục
Môi trường,
trao đổi với
báo chí về
dự luật.
Ảnh:
NGUYỄNPHÚ
Theo ông Mai Thế Toản, dự luật cũng xác
lập rõ bốn nhóm đối tượng phải thực hiện
ĐTM, giấy phépmôi trường gồm: Nhómmột
phải thực hiện ĐTM, không cần phải có giấy
phép môi trường; nhóm hai phải thực hiện
ĐTMvà phải có giấy phépmôi trường; nhóm
ba không phải thực hiện ĐTMnhưng phải có
giấy phép môi trường và nhóm bốn không
phải thực hiện thủ tục môi trường.
“Việc phân loại thành nhóm dự án đầu
tư và tích hợp các thủ tục hành chính khác
nhau vào giấy phépmôi trường sẽ góp phần
cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí
cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo
kiểm soát được rủi ro tác động môi trường
của các dự án” - ông Toản nói.
Đơn giản thủ tục nhưng vẫn kiểm soát được môi trường
Đềxuấtdành5%ghế
Quốchội chochuyêngia,
nhàkhoahọc
Tổng thư ký Quốc hội (QH) Nguyễn Hạnh Phúc vừa
có thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ QH tại
phiên họp thứ 42 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức QH.
Theo đó, cơ quan này giao Thường trực Ủy ban Pháp
luật và ban soạn thảo khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu
đầy đủ ý kiến tại phiên họp Ủy ban Thường vụ QH để
chỉnh lý dự luật. Trong đó, tiếp tục nêu hai phương án
về tỉ lệ đại biểu (ĐB) QH để thảo luận, xin ý kiến.
Cụ thể, phương án 1 quy định tỉ lệ ĐBQH hoạt động
chuyên trách ít nhất 40% tổng số ĐBQH. Trong đó,
nghiên cứu cơ chế dành tỉ lệ nhất định (khoảng 5%)
cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý gần đến
tuổi nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu nhưng đủ điều kiện về
sức khỏe, có kinh nghiệm, năng lực công tác, trí tuệ và
uy tín tham gia làm ĐBQH hoạt động chuyên trách mà
không giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan của QH.
Phương án 2 giữ quy định tỉ lệ ĐBQH hoạt động
chuyên trách ít nhất là 35% tổng số ĐBQH như trong
Luật Tổ chức QH hiện hành.
Cạnh đó, Ủy ban Thường vụ QH cũng yêu cầu
Thường trực Ủy ban Pháp luật và ban soạn thảo tiếp
tục xác định đoàn ĐBQH là hình thức tổ chức của các
ĐBQH, được bầu ở địa phương để hỗ trợ, tạo điều
kiện cho các ĐBQH thực hiện nhiệm vụ ĐB. Đoàn
ĐBQH không phải là cơ quan của QH. Kinh phí bảo
đảm cho hoạt động của ĐBQH và đoàn ĐBQH do
ngân sách trung ương bảo đảm; ngân sách địa phương
bảo đảm kinh phí hoạt động cho bộ máy giúp việc của
đoàn ĐBQH.
Để có cơ sở quy định về bộ máy giúp việc cho đoàn
ĐBQH trong dự thảo luật, Chính phủ được đề nghị
khẩn trương hoàn thành tổng kết việc thực hiện thí
điểm hợp nhất văn phòng đoàn ĐBQH, văn phòng
HĐND và văn phòng UBND cấp tỉnh, thành một văn
phòng chung.
“Trong đó, cần thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ
về phương án sắp xếp, tổ chức bộ máy giúp việc của
Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND cấp tỉnh, báo cáo Ủy
ban Thường vụ QH” - thông báo kết luận nêu rõ.
VIẾT LONG
Thủ tướng yêu cầu tổng điều tra
kinh tế năm 2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có quyết định tổng
điều tra kinh tế năm 2021. Kèm theo quyết định này, Thủ
tướng cũng
thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung
ương do bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm trưởng ban và tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê làm phó trưởng ban.
Cạnh đó, Thủ tướng giao Tổng cục Thống kê hướng
dẫn thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra tại hai bộ
Quốc phòng và Công an, Ban chỉ đạo Tổng điều tra
các cấp ở địa phương.
Cuộc
tổng điều tra kinh tế này được tiến hành trên
phạm vi cả nước để thu thập thông tin cơ bản về các
đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoạt động sự nghiệp,
Đảng, đoàn thể, hiệp hội, chi nhánh, văn phòng đại
diện của doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam, cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể
phi nông, lâm và thủy sản, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Đây là hoạt động nhằm phục vụ việc đánh giá toàn
diện thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước, làm cơ sở đánh giá tình hình, xây dựng
kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của
Đảng và Nhà nước.
Cuộc tổng điều tra gồm năm nội dung: Thông tin
nhận dạng đơn vị điều tra; thông tin về lao động và thu
nhập của người lao động; kết quả, chi phí sản xuất, kinh
doanh; tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và thông
tin về tình hình tiếp cận tài chính, hội nhập kinh tế quốc
tế và thông tin chuyên đề về đơn vị điều tra.
Cuộc tổng điều tra được thực hiện theo hai giai đoạn.
Giai đoạn một được tiến hành từ ngày 1-3 đến 30-5-
2021. Giai đoạn hai tiến hành từ ngày 1-7 đến 30-7-
2021. Kết quả sơ bộ tổng điều tra công bố vào tháng
12-2021 và kết quả chính thức công bố vào quý II-2022.
ĐỨC MINH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook