043-2020 - page 9

9
Thanh tra hàng loạt
dự án bất động sản,
đất đai ở 7 tỉnh, thành
Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT vừa ban hành quyết định thanh tra
hàng loạt dự án bất động sản quan trọng ở nhiều tỉnh, thành trong nămnay.
HUYVŨ
T
heo quyết định của Tổng
cục Quản lý đất đai vừa
được ban hành, Cục Kiểm
soát quản lý và sử dụng đất đai
được giao chủ trì, phối hợp
với thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc tổng cục tổ chức thực
hiện, căn cứ tình hình thực tế
để đề xuất điều chỉnh kế hoạch
thanh tra cho phù hợp. Theo
đó, sẽ có bảy tỉnh, thành nằm
trong diện thanh tra dự án bất
động sản, đất đai lần này.
Điểm tên nhiều dự án
ở TP.HCM, Hà Nội
Trong đó, đáng chú ý là hai
TP lớn là Hà Nội, TP.HCM có
tới bảy dự án quan trọng được
điểm tên với nội dung thanh
tra là việc chấp hành pháp
luật đất đai đối với các dự án
đầu tư không đưa đất vào sử
dụng hoặc chậm đưa đất vào
sử dụng, có dấu hiệu sai phạm
trong quản lý, sử dụng đất theo
chỉ thị của Thủ tướng.
Tại TP.HCM có ba dự án bất
động sản sẽ bị thanh tra là dự
án khu nhà ở xã hội - khu nhà ở
thươngmạiVạnGiaPhúc tại khu
đất chợ Bình Phú cũ (số 116 Lý
Chiêu Hoàng, phường 10, quận
6) của Công ty TNHH Quản lý
bất động sản Hoàng Phúc; khu
nhà ở 1 Bis - 1 kép Nguyễn
ĐìnhChiểu tại phườngĐaKao,
quận 1 của Công tyTNHHBến
Thành - Sao Thủy. Cuối cùng
là dự án khu dân cư và du lịch,
văn hóa, giải trí tại phường An
Phú, quận 2 của Công tyTNHH
Quốc tế thế kỷ 21.
Tại Hà Nội có bốn dự án là
dự án đầu tư xây dựng khu đô
thị (KĐT) Bắc An Khánh tại
huyện Hoài Đức của Công ty
Liên doanhTNHHPhát triển đô
thị mới An Khánh (Vinaconex
- Posco). Tiếp đó là dự án KĐT
“Thành phố Giao Lưu” tại
quận Bắc Từ Liêm của Công
ty CP Đầu tư và Xây dựng
Quốc tế VIGEBA. KĐT mới
Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vinhomes
Park tại phường Tây Mỗ, Đại
Mỗ, quận Nam Từ Liêm với
đối tượng thanh tra là Công
ty CP Xuất nhập khẩu và Xây
dựng Việt Nam (Vinaconex),
Công ty CP Phát triển đô thị
Vinaconex - Viettel (nay là
Công ty CP ĐTKD PT đô thị
Tây Hà Nội). Dự án KĐT mới
thuộc KĐT Đại học Vân Canh
tại huyện Hoài Đức của Công
ty CP Đầu tư An Lạc.
Ngoài các dự án trên, cơ
quan chức năng cũng kết hợp
kiểm tra quản lý, sử dụng
đất tại bốn dự án sân golf ở
Hà Nội là Legend Hill - Sóc
Sơn, Sky Lake - Chương Mỹ,
Vân Trì Golf Club và sân golf
Đông Anh.
Hàng loạt dự án
khu du lịch vào
“tầm ngắm”
Tại tỉnh Bình Thuận, có bốn
dự án nằm trong danh sách đó
là dự án khu du lịch sinh thái
Kê Gà tại xã Tân Thành, huyện
Hàm Thuận Nam do Công ty
Liên doanh Du lịch Kê Gà làm
chủ đầu tư; dự án khu du lịch
sinh thái Delverton tại xã Hòa
Thắng, huyệnBắcBìnhdoCông
ty TNHH Delverton Việt Nam
làm chủ đầu tư; dự án khu du
lịch Bàu Trắng - Hòn Hồng tại
xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình
của Công ty CP Thái Vân; dự
án khu sân golf và biệt thựHàm
Thuận Nam tại xã Tân Thành
và xã Thuận Quý, huyện Hàm
Thuận Nam do Công ty TNHH
Đầu tư và Phát triển Thế Giới
Xanh làm chủ đầu tư.
Nội dung thanh tra tại tỉnh
này cũng là việc chấp hành pháp
luật đất đai đối với các dự án
đầu tư không đưa đất vào sử
dụng hoặc chậm đưa đất vào
sử dụng, có dấu hiệu sai phạm
trong quản lý, sử dụng đất theo
chỉ thị của Thủ tướng.
Ngoài ra, tại Sở TN&MT
tỉnh Hưng Yên và Hậu Giang,
Tổng cục Quản lý đất đai sẽ
thanh tra việc chấp hành pháp
luật đất đai trong việc quản lý,
sử dụng đất trồng lúa. Trong
đó trọng tâm là việc quản lý,
thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất trồng lúa; chuyển
mục đích sử dụng từ đất trồng
lúa sang mục đích khác.
Tại tỉnh LâmĐồng, cơ quan
chức năng sẽ thanh tra việc
chấp hành pháp luật đất đai
trong công tác quản lý, sử dụng
đất có nguồn gốc từ nông, lâm
trường. Đối tượng thanh tra là
UBND huyện Lạc Dương và
các đơn vị khác liên quan (Ban
quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn Đa Nhim, Vườn quốc
gia Bidoup - Núi Bà, Ban quản
lý rừng phòng hộ Tà Nung).
Tương tự nội dung như Lâm
Đồng, tỉnh Hòa Bình đưa vào
diện thanh tra UBND huyện
Lương Sơn và các tổ chức, cá
nhân sử dụng đất (đối tượng cụ
thể sẽ xác định sau khi khảo sát
lựa chọn đối tượng thanh tra
khi thành lập đoàn thanh tra).•
Khu nhà ở 1 Bis - 1 képNguyễnĐình Chiểu tại phườngĐa Kao, quận 1 của Công ty TNHHBến Thành - Sao Thủy. Ảnh: BT
Ngoài ra, các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đột xuất và các
nhiệm vụ khác trong quyết định của Tổng cục Quản lý đất đai
còn có các nội dung về
xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm
tra năm 2021 ở các tỉnh, thành: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Kiên
Giang, Bình Định, Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM. Kiểm tra việc
thực hiện kết luận thanh tra do tổng cục ban hành ở các tỉnh
Hải Dương, Bình Dương, Khánh Hòa và Bình Phước.
Hà Nội, TP.HCM có
tới bảy dự án quan
trọng được điểm tên
với nội dung thanh
tra là việc chấp hành
pháp luật đất đai đối
với các dự án đầu tư
không đưa đất vào
sử dụng…
Không được chậm bàn giao
mặt bằng cao tốc Bắc-Nam
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc triển khai dự
án đường bộ cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020.
Theo đó, Phó Thủ tướng cho rằng về tổng thể
dự án chưa đáp ứng được tiến độ đề ra, có nguy cơ
chậm so với dự kiến. Nếu không có giải pháp tốt,
dự án khó đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội. Vì
vậy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ
GTVT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành
và địa phương trong các công việc như thiết kế kỹ
thuật, lựa chọn nhà đầu tư, giải phóng mặt bằng
(GPMB)..., đồng thời có kế hoạch chi tiết để kiểm
soát tiến độ từng dự án thành phần.
Đối với công tác GPMB, Phó Thủ tướng yêu cầu
các địa phương có dự án đi qua không để việc chậm
trễ bàn giao mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ
chung của dự án. “Bên cạnh đó, các bộ TN&MT,
Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cần khẩn trương giải quyết các kiến
nghị của Bộ GTVT về vướng mắc trong công tác
GPMB và huy động nguồn vốn tín dụng cho các dự
án PPP” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT
đánh giá tổng thể tình hình thực hiện dự án, trong đó
nêu rõ khó khăn và kiến nghị giải pháp để báo cáo
Thủ tướng.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam giai đoạn
2017-2020 gồm có 11 dự án thành phần. Trong đó
có ba dự án đầu tư công và tám dự án đầu tư bằng
hình thức đối tác công tư (PPP). Đến nay, ba dự án
đầu tư công (Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn
và cầu Mỹ Thuận 2) được triển khai cơ bản đáp ứng
tiến độ. Đối với tám dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư, cũng cơ bản hoàn thành công tác thẩm
định thiết kế kỹ thuật các gói thầu và đã hoàn thành
công tác đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển và trình kết quả
sơ tuyển... Tuy nhiên, công tác GPMB tại một số địa
phương còn rất chậm. 
VIẾT LONG
Giám đốc dự án Cát Linh - Hà Đông
đang được cách ly
Ban quản
lý dự án
đường sắt (Bộ
GTVT) vừa
xác nhận trong
số chuyên gia
Trung Quốc
thực hiện dự
án đường sắt
đô thị Hà Nội,
tuyến Cát Linh
- Hà Đông,
hiện mới duy nhất ông Đường Hồng, Giám đốc dự
án, có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Đường
Hồng đang được cách ly 14 ngày, đến ngày 9-3 mới
hết thời hạn theo quy định. 
“Nguyên nhân, ông Đường Hồng có hộ chiếu
công vụ nên được cấp visa vào Việt Nam (quy định
Việt Nam ngừng cấp visa cho khách Trung Quốc, trừ
trường hợp công vụ - PV). Còn những chuyên gia
khác chỉ có hộ chiếu phổ thông nên chưa vào được
Việt Nam” - Ban quản lý dự án đường sắt thông tin.
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban quản lý cũng
kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch COVID-2019 xem xét việc cấp
visa cho các chuyên gia Trung Quốc tại dự án. Trước
đó, Bộ GTVT cho biết dự án đường sắt Cát Linh -
Hà Đông do tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập
đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc và tư vấn, giám
sát thi công là Công ty TNHH Giám sát xây dựng
Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc
Kinh thực hiện.
Từ tháng 1-2020, tổng thầu EPC và tư vấn, giám
sát cho các nhân sự (gồm kỹ sư và chuyên gia kỹ
thuật, khoảng 80 người) về Trung Quốc để nghỉ tết
Nguyên đán. Dự kiến các chuyên gia này trở lại Việt
Nam từ ngày 1-2. Tuy nhiên, do dịch COVID-19
nên các chuyên gia bị kẹt ở Trung Quốc.
VIẾT LONG
DochuyêngiaTrungQuốc chưaquanên
dựánchưa thể thựchiệncông tác vận
hành thử theodựkiến. Ảnh: V.LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook