043-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy 29-2-2020
NGHĨANHÂN
y banKiểm tra (UBKT)
Trungươngvừabanhành
bốn văn bản hướng dẫn
về công tác nhân sựUBKT tại
đại hội đảng bộ các cấp, cho
tổ chức đảng trong quân đội,
công an và khối các cơ quan
trung ương.
Tiêu chuẩn chung
Các văn bản này hướng dẫn
về tiêu chuẩn, định hướng số
lượng, cơ cấu kiêm nhiệm,
cũng như điều kiện về tuổi
của nhân sự để đại hội đảng
các cấp bầu chọn cho UBKT
cùng cấp khóa tới.
Về tiêu chuẩn, ủy viên
UBKT các cấp phải có bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức, năng lực, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, có
kinh nghiệm trong công tác
xây dựng Đảng, có nghiệp
vụ chuyên môn và hiểu biết
về công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật đảng.
Ngành kiểm tra không chấp
nhận những người bản lĩnh
chính trị không vững vàng;
phẩm chất, năng lực, uy tín
giảm sút; thiếu gương mẫu,
mất đoàn kết cục bộ, bè phái,
cơ hội, thấy đúng không bảo
vệ, thấy sai không dám đấu
tranh. Những người có biểu
hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống,
“tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”; chạy chức, chạy quyền,
tất cả tổng cục và sắp xếp lại
toàn ngành theo hướng “bộ
tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn
diện, xã bám cơ sở”.
Đề cao bản lĩnh,
kinh nghiệm
Nhân sự UBKT các cấp là
do cấp ủy cùng cấp bầu ra,
chủ yếu ngay trong đại hội
đảng bộ các cấp. Vì vậy, điều
kiện về độ tuổi cơ bản như
với cấp ủy viên nói chung.
Chẳng hạn, lần đầu tham
gia UBKT thì phải đủ tuổi
công tác ít nhất một nhiệm
kỳ năm năm.
Tuy nhiên, UBKT là cơ
quan chuyên môn của Đảng,
đòi hỏi cao về kinh nghiệm,
thâm niên công tác, bản lĩnh
cũng như hiểu biết về lĩnh
vực kiểm tra, giám sát, kỷ
luật đảng nên điều kiện về
tuổi đối với phó chủ nhiệm
và ủy viên UBKT tái cử chỉ
cần còn đủ ít nhất 24 tháng
công tác, so với 30 tháng
áp dụng cho cấp ủy viên
nói chung.
Các hướng dẫn về cơ cấu,
số lượng, độ tuổi nêu trên chỉ
áp dụng với công tác nhân
sự UBKT trong đợt đại hội
đảng các cấp tới đây. Riêng
UBKT Trung ương thì sẽ
được xem xét, hướng dẫn gắn
với đề án nhân sự chuẩn bị
cho Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 13.•
Ủy ban Kiểmtra Trung ương vừa ban hành bốn văn bản hướng dẫn về công tác nhân sự ủy ban kiểmtra tại đại hội đảng bộ các cấp.
Ảnh: TTXVN
Cơ cấu kiêm nhiệm ở
Ủy ban Kiểm tra các cấp
Một điểmmới trong hướng dẫn là có dữ liệu nhân sự cho những nơi thực hiện thí điểmnhất thể hóa
chức danh hoặc hợp nhất cơ quanỦy ban Kiểm tra với thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện.
tham nhũng, tiêu cực, “lợi
ích nhóm” cũng không được
đưa vào UBKT.
Bên cạnh đó, không đưa
vào UBKT người vi phạm
nguyên tắc tập trung dân
chủ, quy chế, quy định hiện
hành của Đảng, Nhà nước,
tiêu chuẩn chính trị và những
điều đảng viên không được
làm. Ngoài ra, những người
có biểu hiện quan liêu, cửa
quyền, thiếu gắn bó mật thiết
với nhân dân; bản thân hoặc
vợ (chồng), con vi phạm các
quyđịnh củaĐảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, làm
ảnh hưởng tới uy tín cơ quan,
đơn vị, bản thân cán bộ... cũng
không được xem xét.
Những nơi thí điểm
nhất thể hóa chức
danh chủ nhiệm
UBKT đồng thời là
chánh thanh tra thì
cơ cấu hai ủy viên
UBKT kiêm chức,
gồm trưởng hoặc
phó ban tổ chức và
phó chánh thanh tra
cùng cấp. Nếu hợp
nhất cả cơ quan thì
chỉ cơ cấu một ủy
viên UBKT chuyên
trách là trưởng hoặc
phó ban tổ chức
cùng cấp.
Sẽ có quyđịnhmới về xử lý cánbộ, công chức đãnghỉ hưu
Bộ Nội vụ vừa đưa ra lấy ý kiến nhân dân về dự thảo
nghị định quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức,
viên chức. Dự thảo bao gồm năm chương với 32 điều.
Một trong những nội dung nổi bật được Bộ Nội vụ trình
xin ý kiến Chính phủ là quy định áp dụng xử lý kỷ luật
đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ
hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.
Theo đó, dự thảo bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật:
“Việc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm
trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ
hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật
về đảng”. Trường hợp này được sử dụng kết luận của
cấp ủy, tổ chức đảng theo quy định phân cấp quản lý của
Đảng hoặc kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về hành vi vi phạm của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu để
xử lý kỷ luật mà không phải điều tra, xác minh lại. Ngoài
ra, dự thảo cho phép xử lý kỷ luật người đã nghỉ việc,
nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác mà không
phải thành lập hội đồng kỷ luật.
Về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ
việc, nghỉ hưu, dự thảo quy định cấp có thẩm quyền hoặc
người có thẩm quyền phê chuẩn, bổ nhiệm thì có thẩm
quyền xử lý kỷ luật hoặc phân cấp xử lý kỷ luật. Đối với
các chức vụ, chức danh cấp tỉnh do Ủy ban Thường vụ
Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng ra quyết định xử lý
kỷ luật. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật sẽ ra quyết
định kỷ luật hoặc kết luận người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
không vi phạm pháp luật.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý cán bộ,
công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu tiến hành
không đúng quy định thì người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị đã ký quyết định kỷ luật phải hủy quyết
định đó.
Tuy vậy, Bộ Nội vụ cho hay đã có ý kiến đánh giá quy
định xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức,
viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm
trong thời gian công tác sau khi xử lý kỷ luật đảng là
“giới hạn đối tượng bị xử lý kỷ luật so với luật”. Theo
đó, những người là cán bộ, công chức, viên chức nhưng
không phải đảng viên nay đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành
vi vi phạm trong thời gian công tác sẽ không bị xử lý kỷ
luật hành chính.
Một nội dung khác Bộ Nội vụ trình xin ý kiến Chính
phủ liên quan đến việc áp dụng một số quy định xử lý
kỷ luật đối với cán bộ. Luật hiện hành quy định bốn hình
thức kỷ luật đối với cán bộ, gồm khiển trách, cảnh cáo,
cách chức, bãi nhiệm. Việc áp dụng các hình thức kỷ
luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ
được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của
Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền.
Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp
luật về tổ chức bộ máy như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật
Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản khác có
liên quan chỉ quy định về bãi nhiệm mà không có quy định
về hành vi vi phạm, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với
các trường hợp xử lý bằng hình thức khác. “Điều này tạo
khoảng trống pháp lý, gây khó khăn trong công tác xử lý
kỷ luật cán bộ, chưa bảo đảm nguyên tắc xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm và nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng không
thay thế xử lý kỷ luật hành chính” - dự thảo tờ trình nêu rõ.
Vì vậy, Bộ Nội vụ thống nhất việc bổ sung quy định
xử lý cán bộ trong nghị định này để giải quyết những
vướng mắc từ thực tiễn.
ĐỨC MINH
Ủy viên kiêm nhiệm
Về cơ cấu, tương tự hướng
dẫn ở kỳ đại hội đảng các cấp
khóa trước, hướng dẫn lần
này vẫn theo hướng UBKT
đảng ủy từ cấp huyện và
tương đương trở lên có hai
ủy viên kiêm nhiệm. Cơ cấu
này có thể là trưởng hoặc phó
ban tổ chức và chánh thanh
tra cùng cấp. Nơi không có
thanh tra cùng cấp thì cơ cấu
là phó bí thư cấp ủy.
Một điểmmới trong hướng
dẫn là có dự liệu nhân sự cho
những nơi thực hiện thí điểm
nhất thể hóa chức danh hoặc
hợp nhất cơ quan UBKT với
thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện.
Theo đó, những nơi thí
điểm nhất thể hóa chức danh
chủ nhiệm UBKT đồng thời
là chánh thanh tra thì cơ
cấu hai ủy viên UBKT kiêm
chức, gồm trưởng hoặc
phó ban tổ chức và phó
chánh thanh tra cùng cấp.
Nếu hợp nhất cả cơ quan
thì chỉ cơ cấu một ủy viên
UBKT chuyên t r ách l à
trưởng hoặc phó ban tổ
chức cùng cấp.
Liên quan đến UBKT các
cấp trong công an, hướng
dẫn lần này có một số điều
chỉnh về số lượng ủy viên
UBKT gắn cho phù hợp với
cơ cấu, tổ chức mới của Bộ
Công an sau khi đã giải thể
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook