046-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 4-3-2020
CHÂNLUẬN-ĐỨCMINH
C
hiều tối 3-3, tại cuộc
họp báo Chính phủ
thường kỳ, Bộ trưởng,
Chủ nhiệmVăn phòng Chính
phủ Mai Tiến Dũng và thành
viên các bộ thông tin dịch
COVID-19 đang gây thiệt hại
cho nền kinh tế và Việt Nam
(VN) không chủ quan trước
dịch đang lan rộng trên thế
giới, người đến từ vùng dịch
phải được cách ly theo đúng
khuyến cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO).
Dịch COVID-19 đang
gây thiệt hại
Ông Mai Tiến Dũng cho
biết mặc dù dịch COVID-19
gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu
cực tới nền kinh tế, tuy vậy
tình hình kinh tế-xã hội
trong hai tháng đầu năm
của VN vẫn có những điểm
sáng, kết quả tích cực. Xuất
khẩu của VN ước đạt 36,9
tỉ USD trong tháng 2, tăng
2,4% so với cùng kỳ. Lĩnh
vực tài chính - ngân hàng
cũng vẫn có những khởi
sắc thông qua tình hình tín
dụng khả quan.
Tuy vậy, Bộ trưởng Dũng
thừa nhận COVID-19 đã làm
cho nhiều ngành, lĩnh vực gặp
khó khăn, bộc lộ những hạn
chế, bất cập, nhất là ngành
hàng không, du lịch, vận
tải. “Ước tính ban đầu, đến
nay lượng khách lưu trú tại
các khách sạn giảm 60%; du
lịch thiệt hại 7 tỉ USD” - Bộ
trưởng Dũng nói.
rộng ra 70 quốc gia, vùng
lãnh thổ, con số nhiễm ngày
càng nhiều hơn. “Chúng ta đã
xây dựng kịch bản ứng phó
với việc lan rộng này” - Thứ
trưởng Long nói.
Thứ trưởng Long thông
tin, sau khi có tình hình dịch
bệnh tăng lên ở Hàn Quốc,
Ban chỉ đạo quốc gia phòng,
chống dịch COVID-19 đã có
ý kiến chỉ đạo, áp dụng các
biện pháp rất phù hợp. “Đầu
tiên, chúng ta yêu cầu tất cả
hành khách nhập cảnh vào
VN đều phải khai tờ khai y
tế. Sau đó, chúng ta đã làm
việc với phía Hàn Quốc, tạm
dừng việc miễn thị thực visa,
điều này có tác động làmgiảm
lượng khách Hàn Quốc vào
VN rất nhiều” - Thứ trưởng
Long nói.
đồng. Từ đó mới tránh được
dịch lan tràn vào VN” - Thứ
trưởng Long nói.
Không còn hãng xe
công nghệ, chỉ còn
phần mềm đặt/gọi xe
Thứ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Ngọc Đông thông tin
về triển khai thực hiện Nghị
định 10 và việc các hãng taxi
công nghệ đang hoạt động
thí điểm sẽ phải dừng chạy
từ sau ngày 1-4.
Theo ông Đông, ngày 11-2
vừa qua, Bộ GTVT đã ban
hành Quyết định số 146/QĐ-
BGTVT dừng thí điểm taxi
công nghệ kể từ 1-4-2020.
Do đó, 14 đơn vị đang hoạt
động theo Quyết định 24 sẽ
phải dừng hoạt động từ ngày
đó và chủ động lựa chọn hình
thức kinh doanh phù hợp với
đơn vị mình đúng theo Nghị
định số 10/2020/NĐ-CP.
Điều 35 của Nghị định 10
đã quy định rõ trách nhiệm
của đơn vị cung cấp phần
mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối
vận tải được chia thành hai
trường hợp:
Trường hợp một, đơn vị
chỉ cung cấp phần mềm ứng
dụng hỗ trợ kết nối vận tải
(không trực tiếp điều hành
xe, tài xế; không quyết định
giá cước vận tải) phải chấp
hành các quy định theo pháp
luật về giao dịch điện tử, các
pháp luật khác có liên quan
và phải đáp ứng các yêu cầu
tại khoản 1 Điều 35 của Nghị
định 10.
Trường hợp hai, đơn vị cung
cấpphầnmềmứngdụnghỗ trợ
kết nối vận tải có thực hiện ít
nhất một trong các công đoạn
chính của hoạt động vận tải
(trực tiếp điều hành xe, tài
xế hoặc quyết định giá cước
vận tải) để vận chuyển hành
khách, hàng hóa trên đường
bộ nhằmmục đích sinh lợi thì
phải thực hiện các quy định
về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng ô tô
theo quy định của Nghị định
10. Trong đó, gồm các quy
định của pháp luật về giao
dịch điện tử.
Thứ trưởng Đông cho biết:
Nghị định 10 quy định rõ
taxi khi kết thúc chuyến đi
thì doanh nghiệp, hợp tác
xã sử dụng phần mềm đặt/
gọi xe tính tiền phải gửi hóa
đơn điện tử về chuyến đi cho
khách và cho cơ quan thuế để
kiểm soát. Còn các vấn đề
dán biển hiệu taxi, phù hiệu
các hãng… thì Nghị định 10
đều quy định rõ.
“Tóm lại, loại hình nào,
tên nào phù hợp với quy định
của pháp luật thì sẽ được hoạt
động, còn không phân biệt tên
Grab hay truyền thống hay là
gì gì đó…!” - ông Đông nói.•
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủMai TiếnDũng chủ trì buổi họp báo. Ảnh: TTXVN
Sáng 3-3, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 2. Khai
mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định
nhờ tinh thần chủ động, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, huy
động mọi nguồn lực xã hội nên cuộc chiến “chống dịch như
chống giặc” COVID-19 đã đạt kết quả căn bản, đáng mừng.
Theo Thủ tướng, ngay từ đầu, bên cạnh việc tham khảo,
tham vấn các đánh giá từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
và nhiều tổ chức khác nhau, chúng ta tham khảo chặt chẽ
tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc nên “Việt Nam đã bình
tĩnh, rất tỉnh táo trong nhìn nhận vấn đề và chuẩn bị sẵn
sàng mọi khả năng từ rất sớm”.
“Đến nay, chúng ta chỉ có 16 ca mắc và đã điều trị hồi
phục sức khỏe cho cả 16 người; 18 ngày qua không ghi
nhận ca nhiễm bệnh mới. Dịch ở Việt Nam không bị lan
tràn, ít ảnh hưởng nhất, mặc dù chúng ta có biên giới dài
và giao thương lớn với Trung Quốc” - Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, trong nhiều ngày qua, tại nhiều nước trên thế
giới, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến mới
phức tạp, số người mắc tăng nhanh, lan rộng sang nhiều
nước. Thủ tướng yêu cầu “tuyệt đối không được chủ quan,
do dự, tiếp tục thực hiện quyết liệt nhiệm vụ phòng, chống
dịch đã đề ra”.
Về tình hình kinh tế-xã hội, Thủ tướng cho biết do dịch
COVID-19, tất cả nền kinh tế lớn của thế giới đều bị ảnh
hưởng. Doanh thu hàng không toàn cầu được dự báo là thiệt
hại khoảng 30 tỉ USD; du lịch thiệt hại khoảng 80 tỉ USD.
Tâm lý bi quan khiến tất cả thị trường chứng khoán toàn cầu
giảm điểm mạnh. USD tăng giá mạnh (đã tăng 4% kể từ đầu
năm); giá vàng tăng cao nhất trong bảy năm qua; giá dầu thế
giới đã giảm thấp, có thời điểm xuống dưới 50 USD/thùng.
Đối với Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định dịch
bệnh COVID-19 có tác động trước hết đến hàng không,
du lịch, dịch vụ, tiếp đến là thương mại, đầu tư, đặc biệt là
gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất.
Về tình hình tháng 2, theo Thủ tướng, tuy bị ảnh hưởng
nhiều mặt nhưng cơ bản chúng ta giữ ổn định. Xuất khẩu
vẫn tăng. Nhập siêu nằm trong tầm kiểm soát. Xuất khẩu
ước đạt 36,9 tỉ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Nhập siêu
khoảng 176 triệu USD. Nông nghiệp vẫn được duy trì
ổn định, dịch bệnh dần được kiểm soát. Số lượng doanh
nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức
cao so với cùng kỳ. Các vấn đề an sinh xã hội tiếp tục
được quan tâm triển khai thực hiện.
Nhìn tổng quát, dưới tác động của dịch COVID-19,
nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn, bộc lộ những hạn
chế, bất cập, nhất là ngành hàng không, du lịch, vận tải.
“Chúng ta thấy có những khách sạn gần như đóng cửa,
nhiều khu du lịch vắng người” - Thủ tướng nói và cho
rằng không thể vì doanh thu mở cửa đón khách du lịch
tràn lan để ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Tốc độ tăng của nhiều ngành giảm so với cùng kỳ,
trong đó có ngành chế biến, chế tạo, tổng mức bán lẻ hàng
hóa, nhập khẩu nguyên vật liệu, nhiều doanh nghiệp đối
mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu, sự đứt gãy chuỗi cung
ứng… Hai tháng qua, giải ngân vốn đầu tư công còn thấp,
khoảng 7,38%, còn sáu bộ, cơ quan trung ương và chín
địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch.
Thủ tướng cũng đề nghị các thành viên Chính phủ
góp ý về chỉ thị của Thủ tướng (sẽ ban hành) về các giải
pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất,
kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch
COVID-19. “Sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó
khăn. Chính phủ thấu hiểu điều này, các ngành, các cấp
phải thấu hiểu điều này để có biện pháp chỉ đạo sát hơn” -
Thủ tướng nói.
LƯU ĐỨC
(Theo
chinhphu.vn
)
Người đến từ vùng
dịch là phải cách ly
Dịch COVID-19 đang ảnh hưởng tới kinh tế-xã hội và việc cách ly
người đến từ vùng dịch là theo đúng khuyến cáo củaWHO.
Không chủquan, tiếp tục quyết liệt chốngdịchCOVID-19
Thông tin về tinh thần của
phiên họp Chính phủ ngày
3-3, Bộ trưởngDũng cho hay:
Chính phủ thống nhất kiên
định quan điểm sẵn sàng hy
sinh một số lợi ích kinh tế để
bảo vệ tốt nhất an toàn sức
khỏe cho nhân dân, du khách
và người nước ngoài ở VN.
Thủ tướng cũng yêu cầu các
bộ, ngành, địa phương tuyệt
đối không được chủ quan, do
dự, tiếp tục thực hiện quyết
liệt nhiệm vụ phòng, chống
dịch đã đề ra.
Cách ly không chỉ với
người Hàn Quốc
Thứ trưởngBộYtếNguyễn
Thanh Long thông tin VN
đang kiểm soát tốt tình hình
dịch bệnh COVID-19. Hiện
tình hình dịch bệnh đã lan
Cùng với đó, biện pháp
cách ly toàn bộ hành khách,
không phân biệt người Hàn
Quốc, VN và người nước
ngoài nếu đến từ vùng dịch
trên cùng chuyến bay hay đi
lẻ thì chỉ định cách ly ngay
tại các sân bay như Vân
Đồn, Phù Cát, Cần Thơ...
Thứ trưởng Long khẳng định
cách ly là việc cực kỳ quan
trọng trong phòng, chống dịch
nhằm ngăn chặn, khống chế,
không để dịch lan vào VN,
phát tán ra cộng đồng. Việc
cách ly là theo đúng khuyến
cáo của WHO.
“Tới đây chúng tôi vẫn tiếp
tục thực hiện các biện pháp
cách ly nếu ở một quốc gia,
vùng lãnh thổ nào đó dịch
diễn biến phức tạp, tăng nhanh
và có dấu hiệu lan ra cộng
“Biện pháp cách ly
toàn bộ hành khách
được áp dụng không
phân biệt người
Hàn Quốc, VN hoặc
người nước ngoài…”
Thứ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thanh Long
Thời điểm đi học là thẩm quyền
Bộ GD&ĐT
Về thời điểmcụ thể học sinh có thểđi học trở lại, Bộ trưởng
MaiTiếnDũng khẳngđịnh:Thẩmquyền thuộc về BộGD&ĐT.
Bộ này phải căn cứ tình hình cụ thể để quyết định nhằm
bảo đảm chương trình giáo dục và an toàn cho học sinh.
“Đối với các cháu nhỏ ở bậc học mầm non, tiểu học, do
các cháu chưa đủ khả năng tự đảm bảo an toàn trong việc
chống dịch nên thời điểmcụ thể cho các cháu trở lại trường
học phải căn cứ vào tình hình phòng, chống dịch bệnh để
chúng ta đưa ra quyết định” - Bộ trưởng Dũng nói.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook