046-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư4-3-2020
Bãi cọc BạchĐằng ở thôn CaoQuỳ, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, TPHải Phòng. Ảnh: ĐỖHOÀNG
2phươngángỡ vướng chođường sắt
Xuất hiện vết dầu loang ở hạ nguồn sông Lam
Ngày 3-3, Phòng TN&MT huyện Nghi Xuân, Công an huyện Nghi
Xuân (Hà Tĩnh) cùng cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ vụ việc xuất
hiện vết dầu loang ở hạ nguồn sông Lam (đoạn chảy qua xã Xuân Giang,
huyện Nghi Xuân).
Vết dầu loang ở hạ nguồn sông Lam được người dân thôn Hồng Nhất
(xã Xuân Giang) phát hiện vào ngày 2-3, sau đó báo cơ quan chức năng.
Những vết dầu này khá đậm đặc, màu đen, bốc mùi hôi thối, chảy loang
xuống dòng nước hạ nguồn.
Đoạn sông Lam này có bến neo đậu của du thuyền Giang Đình Cổ Độ
và gần kho xăng dầu của Công ty cổ phần Thương mại xây lắp và Xuất
nhập khẩu miền Trung.
Người dân lo sợ dầu loang chảy xuôi bởi hai bên hạ nguồn sông Lam,
người dân Hà Tĩnh, Nghệ An có nhiều đầm nuôi tôm và đánh bắt cá ở
Cửa Hội. 
Lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân đã dùng các dụng cụ thu gom
được hơn 25 lít dầu loang, đưa đi xử lý tránh ô nhiễm môi trường.
Hiện nguyên
nhân xuất
hiện vết dầu
loang đang
được cơ quan
chức năng tiếp
tục làm rõ.
Đ.LAM
Hải Phòng: Khoanh vùng giải cứu
“Hạ Long trên cạn”
Lo các di tích chống quân xâm lược trên sông BạchĐằng bị biếnmất, TPHải Phòng lên phương án
khoanh vùng bảo vệ.
ĐỖHOÀNG
Q
uần thể núi tiếp nối dọc
sông Bạch Đằng (huyện
Thủy Nguyên, TP Hải
Phòng), được mệnh danh là
“Hạ Long trên cạn”, vừa được
TP Hải Phòng khoanh vùng
bảo tồn. Nguyên nhân, cơ quan
chức năng lo ngại các di tích
tại đây sẽ biến mất vĩnh viễn
bởi các hoạt động khai thác
khoáng sản.
Nhiều núi bị khai thác
tan hoang
Hơn 10 năm trước, núi Bụt
Mọc ở làng Thiểm Khê (xã
Liên Khê) trở thành mỏ khai
thác đá vôi của một số đơn vị.
Sau nhiều năm bị khai thác
với quy mô lớn, quả núi sừng
sững ngày nào giờ bề mặt như
bị cắt gọt, chỉ còn chỏm núi
hình chóp màu nâu sậm. Bốn
bề núi bị cày xới tan hoang
với các vách núi dốc đứng,
lởm chởm đá nhọn.
Cách đó không xa, núi
Cống Đá 2 từ hơn 10 năm
trước cũng biến thành mỏ khai
thác đá. Quả núi gần như đã
biến mất, chỉ còn sót lại một
vài chỏm đất đá quanh chân
núi. Kế bên, núi Thành Dền
cũng thành đại công trường
khai thác đất silic suốt nhiều
năm qua. Quả núi bị cày xới
20 vị trí mỏ đã được cấp phép
Theo thống kê, khu vực khoanh vùng bảo tồn có tới 40 vị trí
mỏ được quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản, trong đó
có 20 vị trí mỏ đã được cấp phép thăm dò, khai thác.
Cụ thể, BộTN&MT cấp ba giấy phép thămdò, nămgiấy phép
khai thác, UBND TP Hải Phòng cấp 12 giấy phép khai thác đá
vôi, silic. Hiện có nămmỏ đã đào bới hết trữ lượng núi đá, tám
mỏ đá vôi vẫn đang ngày ngày khai thác rầm rộ như những
đại công trường.
Trong khu vực có 25 dự án phát triển công nghiệp, trong đó
có nhiều nhà máy quy mô như xi măng Hải Phòng, xi măng
Chinfon.
Tại khu vực khoanh
vùng sẽ chỉ ưu tiên
phát triển du lịch,
nông nghiệp gắn với
bảo tồn.
tan hoang, gần như biến mất,
chỉ còn lại một góc với vách
đá lởm chởm bên những vũng
sâu hoắm dưới chân.
Suốt dải từ xã Lại Xuân
kéo về tới thị trấn Minh Đức,
nhiều quả núi ở quần thể núi
đá nối tiếp từng được ví như
“Hạ Long trên cạn” bị khai
thác tan hoang.
Tại xã Lại Xuân, núi Kẹm,
núi Đá Rang, núi Thái Bảo sau
nhiều năm bị khai thác cũng
bị cày xới nham nhở. Khu
vực Tràng Kênh, các núi đá
Áng Thị, Chín Đèn từ nhiều
năm nay là mỏ khai thác đá
phục vụ cho một số nhà máy
xi măng lớn.
Sau hàng chục năm bị tàn
phá, quần thể “Hạ Long trên
cạn” chỉ được xem xét giải
cứu khi các bãi cọc Bạch Đằng
trên cánh đồng Cao Quỳ, Đầm
Thượng (xã Lại Xuân) phát lộ
cuối năm2019, đầu năm2020.
Để bảo tồn các di tích, di chỉ
liên quan tới các cuộc chiến
chống quân xâmlược trên dòng
Bạch Đằng, TP Hải Phòng đã
thông qua đề án khoanh vùng
bảo vệ khu vực này.
Phạmvi khoanh vùng từ ngã
ba sông Đá Bạc tới Bến Rừng,
dài 21 km, tổng diện tích gần
4.000 ha, trải rộng trên địa bàn
sáu xã và một thị trấn thuộc
huyện Thủy Nguyên. Trong
đó, khu vực bảo vệ I là các di
tích đã và đang làm thủ tục
xếp hạng di tích, các bãi cọc
BạchĐằng vừa được phát hiện.
Khu vực bảo vệ II là vùng bao
quanh, tiếp giáp có thể ảnh
hưởng tới không gian, cảnh
quan, môi trường, địa chất.
Ông Đỗ Văn Hiến, Trưởng
ban Đô thị HĐND TP Hải
Phòng, nhận định việc lập đề
án khoanh vùng bảo tồn các
di tích liên quan tới các cuộc
kháng chiến trên sông Bạch
Đằng là hết sức cần thiết. Qua
đó có thể ngăn ngừa các tác
động tiêu cực tới các di chỉ,
di tích.
Lo di tích biến mất
vĩnh viễn
Theo đề án nói trên, trước
khi có quy hoạch trong khu
vực khoanh vùng, TP Hải
Phòng sẽ hạn chế phát triển
công nghiệp, đô thị quy mô
lớn, dừng xem xét cấp phép
khai thác khoáng sản tại các
vị trí mới. Rà soát, thu hồi
các dự án khai thác khoáng
sản đã cấp phép (có lộ trình).
Tại khu vực khoanh vùng sẽ
chỉ ưu tiên phát triển du lịch,
nông nghiệp gắn với bảo tồn.
Ông Lê Văn Thành, Bí thư
Thành ủy Hải Phòng, cho biết
việc khoanh vùng tạm thời này
sẽ ngăn ngừa tình trạng khai
thác khoáng sản bừa bãi trong
khu vực di tích có ý nghĩa
quan trọng này. Những dự án
chưa cấp phép, TP sẽ dừng lại,
bởi tác động này cơ bản chưa
ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Các dự án khai thác đá làm
vật liệu xây dựng nhỏ lẻ, kể
cả cấp phép rồi, TP cũng sẽ
đàm phán để dừng lại.
Tuy nhiên, theo ông Thành,
trong khu vực có những dự án
đầu tư rất lớn đã được cấp phép
thì không thể bắt các doanh
nghiệp này dừng lại được. Vì
thế, có thể sẽ thay đổi cho phép
các doanh nghiệp đầu tư sản
xuất lớn được khai thác ngầm
xuống, những phần cảnh quan
núi đá còn lại sẽ hoàn trả lại
cho TP để bảo tồn.
“Trên cơ sở lập quy hoạch
tổng thể, từng bước tiến tới
công nhận các di tích là hết
sức cần thiết. Nếu chậm thì
có thể có những địa danh, di
tích liên quan trận chiến sẽ
bị biến mất vĩnh viễn” - ông
Thành nói.•
Văn phòng Chính phủ vừa có
văn bản thông báo kết luận của
Thường trực Chính phủ về kinh
phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ
tầng đường sắt quốc gia.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ
GTVT chủ trì, phối hợp với các
bộ Tài chính, KH&ĐT, Tư pháp
trình Chính phủ để thảo luận,
cho ý kiến về các phương án
giao dự toán kinh phí quản lý,
bảo trì kết cấu hạ tầng đường
sắt quốc gia năm 2020.
Theo đó, phương án một: Báo
cáo Ủy ban Thường vụ Quốc
hội giải thích quy định tại Nghị
quyết 87/2019 của Quốc hội
về phân bổ ngân sách trung
ương năm 2020. Đồng thời đề
nghị cho phép tiếp tục áp dụng
cơ chế giao dự toán kinh phí
quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng
đường sắt quốc gia năm 2020
cho Tổng Công ty Đường sắt
Việt Nam (VNR) thông qua dự
toán ngân sách nhà nước của
Bộ GTVT như đã thực hiện
năm 2019.
Phương án hai: Giao Bộ
GTVT chủ trì, phối hợp với các
bộ Tài chính, KH&ĐT, Tư pháp
triển khai thực hiện cơ chế đặt
hàng VNR thực hiện nhiệm vụ
quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng
đường sắt quốc gia theo quy
định của pháp luật.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã
thông tin, trước khi chuyển về
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp vào tháng 12
hằng năm, Bộ GTVT thực hiện
việc giao dự toán vốn ngân sách
cho VNR. Sau đó, đơn vị sẽ thực
hiện đặt hàng dịch vụ công ích
với 20 công ty trực thuộc nhằm
kịp thời thực hiện đảm bảo an
toàn chạy tàu như duy tu, bảo trì,
tuần đường, gác chắn, hệ thống
thông tin tín hiệu…
Tuy nhiên, sau khi chuyển về
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp, Bộ GTVT
không thể thực hiện việc giao
dự toán ngân sách theo cơ chế
như trên. Lý do, tại khoản 1
Điều 49 Luật Ngân sách quy
định: Sau khi Chính phủ,
UBND giao dự toán ngân sách,
các đơn vị dự toán cấp I ở trung
ương và địa phương thực hiện
phân bổ và giao dự toán ngân
sách cho các đơn vị sử dụng
ngân sách trực thuộc và đơn vị
thuộc ngân sách cấp dưới…
Trước tình hình trên, từ ngày
1-1-2020, 20 doanh nghiệp
công ích thuộc VNR đang thực
hiện dịch vụ không được ký kết
hợp đồng. Việc này tiềm ẩn rủi
ro an toàn chạy tàu lớn.
Theo VNR, nếu không
được cấp ngân sách theo quy
định, đường sắt có nguy cơ
dừng khai thác vào cuối tháng
3-2020 vì không có tiền chi trả
cho hơn 11.000 công nhân của
các công ty công ích.
VIẾT LONG
Vết dầu loang ở
hạ nguồn sông
Lam. Ảnh: Đ.LAM
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook