048-2020 - page 3

3
Thanh tra Chính phủ đang lấy ý kiến dự thảo thông
tư quy định về tổ chức và hoạt động của đoàn thanh
tra. Dự thảo có nhiều nội dung đáng chú ý liên quan
đến tiêu chuẩn cũng như biện pháp xử lý vi phạm của
trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra.
Theo Thanh tra Chính phủ, trưởng đoàn thanh tra phải
là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm,
liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. Đồng thời
phải am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân
tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội
dung, lĩnh vực được thanh tra. Đối với đoàn thanh tra do
tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì người được dự kiến
làm trưởng đoàn phải là thanh tra viên cao cấp hoặc từ
trưởng phòng trở lên.
Thanh tra Chính phủ cũng nhấn mạnh các trường hợp
không được bố trí làm trưởng đoàn thanh tra, thành viên
đoàn thanh tra.
Cụ thể, những người có cổ phần hoặc góp vốn, tham
gia hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp là đối tượng
thanh tra; những người có lợi ích kinh tế liên quan đến
cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra. Cùng
với đó, không được bố trí làm thành viên đoàn thanh tra
khi vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách
công tác tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho
trong các đơn vị là đối tượng thanh tra.
Người có vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em
ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến
các đơn vị là đối tượng thanh tra… cũng không được
bố trí làm thành viên đoàn thanh tra. Riêng trưởng đoàn
thanh tra còn phải loại trừ thêm những trường hợp có
nguyên quán hoặc có vợ, chồng có nguyên quán tại nơi
có thanh tra trực tiếp.
Dự thảo cũng quy định cụ thể các mức xử lý đối với
trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra nếu có vi phạm
trong quá trình thực hiện thanh tra.
Trong đó, trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra phải
bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi không
thực hiện đúng, không hoàn thành nhiệm vụ được phân
công. Ngoài ra, những người này cũng phải bị cảnh cáo,
hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự nếu trong quá trình thanh tra có
những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây khó
khăn, phiền hà cho đối tượng bị thanh tra…
Bên cạnh đó, việc thanh tra vượt thẩm quyền, làm sai lệch
hồ sơ, giả mạo, sửa chữa, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ; bao
che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật… cũng phải được xử lý nghiêm khắc.
TUYẾN PHAN
tồn đọng, kéo dài làm công
dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo
tạo áp lực đối với cơ quan
tiếp công dân. Lãnh đạo một
số đơn vị chưa thật sự quan
tâm, chưa sâu sát, quyết liệt
trong việc chỉ đạo, kiểm tra
việc thực hiện để tham mưu
UBND TP giải quyết đơn
theo quy định.
Mở rộng hình thức
tiếp dân
Chia sẻ về kinh nghiệm
trong công tác tiếp công dân,
ông Trần Văn Bảy, Chủ tịch
UBND quận 9, cho rằng để
công tác này đạt hiệu quả
cần xác định trách nhiệm
của người đứng đầu. Với
các vụ việc phức tạp, khiếu
kiện đông người thì chủ tịch
quận phải trực tiếp đối thoại
với dân, không được đùn đẩy
cho cấp dưới.
Theo ông Bảy, sau khi tiếp
công dân, người đứng đầu phải
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
giải quyết các nội dung kết
luận của buổi tiếp công dân.
“Đối với các vụ việc phức tạp,
người đứng đầu phải dành
thời gian đi khảo sát thực tế
để nắm vấn đề. Có tổ tư vấn
pháp lý nghiên cứu, tư vấn cho
chủ tịch UBND quận các vụ
việc phức tạp, có tính pháp
lý khác nhau” - ông Bảy nói.
Ông cũng cho rằng trong
một số trường hợp cần mời
các ban xây dựng Đảng, các
tổ chức chính trị-xã hội, đoàn
thể có liên quan và Hội Luật
gia cùng tham dự để giám
sát, phản biện, hỗ trợ, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân.
ÔngBảy kiến nghị nên pháp
lýhóatráchnhiệmcấpphótrong
TÁ LÂM
N
gày 5-3, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM Ngô
Minh Châu đã chủ trì
hội nghị tổng kết công tác
tiếp công dân, xử lý đơn trên
địa bàn TP năm 2019.
Hơn 46.000 đơn
khiếu nại, tố cáo
Báo cáo tại hội nghị, Phó
Trưởng ban Tiếp công dân
TP.HCM Phan Thanh Tuấn
cho biết: Trong năm 2019,
TP.HCM đã tiếp hơn 32.000
lượt công dân đến khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị và phản ánh.
TPcũng tiếp nhận hơn 46.000
đơn (gần 10.000 đơn không
đủ điều kiện xử lý) và đã xử
lý hơn 35.000 đơn (đạt tỉ lệ
hơn 94,6%).
Một số vụ việc khiếu nại,
tố cáo đông người, phức tạp,
kéo dài trên địa bàn đã được
lãnh đạo TP.HCM trực tiếp
lắng nghe, chỉ đạo giải quyết
như dự án khu đô thị mới
Thủ Thiêm, Khu công nghệ
cao (quận 9), Thảo cầm viên
mới (huyện Củ Chi), khu nhà
ở và văn phòng làm việc tại
số 1 Bis-1 kép Nguyễn Đình
Chiểu (quận 1)…
Ông Tuấn cũng nhìn nhận
việc giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo thuộc thẩm quyền
tại một số cơ quan, đơn vị, địa
phương còn chậm, quá thời
gian quy định. Có trường hợp
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMNgôMinh Châu tại hội nghị. Ảnh: TL
TP.HCM: Chủ động giải quyết
dứt điểm bức xúc của dân
Trưởngđoànthanhtracó thể chịutráchnhiệm
hìnhsựnếulàmsai
Thời sự -
ThứSáu6-3-2020
TP.HCMsẽ liên thông phầnmềmquản lý hồ sơ khiếu nại, tố cáo đến sở, ngành địa phương và
cơ sở dữ liệu quốc gia.
Công ty Alibaba lừa bán dự án ma:
Khởi tố thêm 14 người
Ngày 5-3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra lệnh
khởi tố, bắt tạm giam 13 người về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản trong vụ Công ty CP Địa ốc Alibaba lừa bán dự án
ma. Ngoài ra, một người khác cũng bị khởi tố về tội trên
nhưng được cho tại ngoại.
Những người này đều là thuộc cấp của Nguyễn Thái
Luyện (35 tuổi, chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc
Alibaba) và đều nắm các vai trò chủ chốt trong công ty
hoặc các công ty con thuộc Công ty CP Địa ốc Alibaba.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, tháng 9-2019,
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM bắt khẩn cấp anh em
Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Luyện để điều tra về hành
vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo kết quả điều tra ban đầu,
anh em Luyện và Lĩnh lập ra Tập đoàn Alibaba và các công
ty thành viên với quy mô hơn 2.600 nhân viên.
Thời điểm công an vào cuộc, Công ty Alibaba đã thực
hiện được khoảng 40 dự án tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Bình Thuận. Tất cả các dự án này đều chưa
làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt và cấp phép. Tính đến 30-6-2019, Alibaba đã ký
hợp đồng bán đất nền cho hơn 6.700 khách hàng, thu được
hơn 2.500 tỉ đồng.
Ngày 26-2, sau hơn năm tháng điều tra vụ việc, Công an
TP.HCM tiếp nhận đơn tố cáo của hơn 3.300 người với số
tiền trình báo bị lừa trên 1.800 tỉ đồng.
NGUYỄN TÂN
việc tiếp công dân, vì hiện nay
người dân khi đi khiếu nại, tố
cáo không chấp nhận khi gặp
cấp phó. Đồng thời, cần mở
rộng nhiều hình thức tiếp công
dân linh hoạt như tại thực địa
hay tại nhà công dân, thay vì
chỉ tiếp ở trụ sở.
Ông cũng kiến nghị liên
thông giữa Luật Tiếp công
dân, Luật Khiếu nại và Luật
Tố cáo để xử lý tình trạng
lòng vòng trong giải quyết
kiến nghị, phản ánh, khiếu
nại, tố cáo. Cụ thể hóa chế tài
xử lý đối với cán bộ và người
khiếu nại, tố cáo. “UBND
TP cân nhắc kiến nghị trung
ương nên thí điểm chế định
luật sư công để hỗ trợ chính
quyền trong công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo,
nhất là khi tranh tụng ở các
phiên tòa hành chính” - ông
Bảy kiến nghị.
Ngoài ra, ông Bảy cũng
kiến nghị cho phép thí điểm
mô hình tiếp công dân để hòa
giải, đối thoại trước khi thụ
lý vụ việc khiếu nại, tố cáo
(trừ một số vụ việc không
được hòa giải).
Đọc đơn thật kỹ,
hiểu dân muốn gì
Phát biểu kết luận hội nghị,
Phó Chủ tịch UBNDTPNgô
Minh Châu đề nghị trong năm
2020, các sở/ngành, quận/
huyện cần rà soát, hệ thống,
đánh giá những bức xúc của
người dân có thể dẫnđếnkhiếu
kiện đông người để chủ động
giải quyết dứt điểm.
Chủ tịch UBND các quận/
huyện, người đứng đầu các
sở/ngành dành thời gian tiếp
công dân, đối thoại với dân
trong các trường hợp khiếu
kiện phức tạp. “Phải đọc
đơn của dân cho thật kỹ và
hiểu dân muốn chính quyền
giải quyết cái gì..., quan tâm
đến khó khăn của dân” - ông
Châu nói.
Ông cho rằng giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo phải
theo quy định pháp luật nhưng
cũng phải giải quyết các nhu
cầu khác của dân.
Đối với các vụ khiếu nại
đông người, tồn đọng, ông
đề nghị rà soát, hệ thống lại
và lãnh đạo đơn vị phải giải
quyết, không kéo dài gây
phức tạp. “Các lãnh đạo cần
quyết tâm trong sáu tháng
đầu năm phải giải quyết dứt
điểm” - ông chỉ đạo.
Ông cũng yêu cầu Văn
phòngUBNDTPchủ trì, phối
hợp với Sở TT&TT, Sở Tài
chính liên thông phần mềm
quản lý hồ sơ khiếu nại, tố
cáo đến sở/ngành, quận/
huyện và liên thông với cơ
sở dữ liệu quốc gia về khiếu
nại, tố cáo. Thanh tra các cấp
kiểm tra công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo,
nhất là trách nhiệm của người
đứng đầu.•
“TP.HCM cân nhắc
kiến nghị trung
ương cho thí điểm
chế định luật sư
công để hỗ trợ chính
quyền trong công tác
tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo...”
- chủ tịch UBND
quận 9 nói.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook