048-2020 - page 5

5
Gỡ khó trong xử lý
vi phạmhành chính
về trật tự xây dựng
Nhiều trườnghợpngười vi phạmcố tìnhcản trở
lực lượng chứcnăngnhưkhóa cửa, không cho
cơquanchứcnăng vào công trìnhkiểmtra…
Chiều 5-3, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM do
bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên
trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP, dẫn đầu có buổi
làm việc với UBND quận Thủ Đức về tình hình thực
hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trên
địa bàn quận.
Ông Lưu Trọng Nghĩa, Phó phòng Quản lý đô thị,
Đội trưởng Đội Trật tự đô thị quận Thủ Đức, cho biết
sau bảy tháng thực hiện Chỉ thị 23 của Thành ủy về
công tác quản lý trật tự xây dựng, số vụ vi phạm trên
địa bàn được kéo giảm. Tuy nhiên, trong quá trình tổ
chức Luật Xử lý VPHC liên quan đến lĩnh vực xây
dựng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Khó khăn thứ nhất là trong việc cưỡng chế quyết
định VPHC. Theo đó, trước khi xử phạt phải kiểm
tra, xác minh thông tin của người vi phạm theo thứ
tự ưu tiên tiền lương, thu nhập, tài khoản cá nhân...
Tuy nhiên, ngay từ bước xác minh về lương, thu
nhập thì UBND quận có rất ít thông tin, còn việc xác
minh tài khoản thì nhiều tổ chức tín dụng thường từ
chối cung cấp…
Thứ hai, trường hợp người vi phạm cố tình cản trở
lực lượng chức năng như khóa cửa, không cho cơ
quan chức năng vào công trình kiểm tra thì không thể
ban hành các quyết định xử lý VPHC được.
Về kinh phí tổ chức cưỡng chế, ông Nghĩa cho biết
đa phần là không thu lại được số tiền đã bỏ ra để thực
hiện việc cưỡng chế. “Khi cưỡng chế thì chủ đầu tư
không có mặt, phường phải bỏ tiền của Nhà nước ra
làm. Sở Tư pháp cũng có hướng dẫn chúng tôi trong
trường hợp này có thể ra văn bản yêu cầu chủ đầu tư
hoàn trả nhưng đến nay vẫn chưa thu được số tiền
nào” - ông Nghĩa nói.
Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM, ông
Lê Minh Đức, cũng bày tỏ băn khoăn về việc không
thể thu hồi được nguồn kinh phí tổ chức cưỡng chế.
“Chúng ta thực hiện cưỡng chế nhiều nhưng kinh phí
Nhà nước bỏ ra không thu hồi lại được, đó là một
trong những vấn đề cũng đau đầu” - ông nói.
Ông Đức cũng nói thêm là hiện nay các cơ quan
chức năng gặp nhiều khó khăn trong xử phạt trật tự
xây dựng. Người đứng ra tổ chức xây dựng thường
không ra mặt mà thuê nhân công đến để xây dựng trái
phép. Khi lực lượng chức năng đến lập biên bản thì
không có người để lập biên bản nên phải về nghiên
cứu, tìm người. Ngoài ra, ông còn đề cập đến việc
địa phương gặp khó nếu không xác định được người
VPHC trong lĩnh vực trật tự xây dựng.
Ông Đức cũng nêu quan điểm đối với việc xử phạt
VPHC trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Theo đó, việc
xử phạt phải đơn giản hóa các thủ tục để khi lực
lượng kiểm tra phát hiện hành vi sai phạm, nếu không
xác định được chủ thì vẫn có quyền cưỡng chế liền
chứ không để dai dẳng kéo dài. “Khi để dai dẳng kéo
dài thì vụ việc càng ngày càng phức tạp, họ có thể xây
thêm” - ông Đức nói.
THANH TUYỀN
Thời sự -
ThứSáu6-3-2020
Nhiều nguyên nhân dẫn đến Bình Chánh luôn là điểmnóng về
xây dựng trái phép: Tồn tại các dự án treo, bất cập trong quy hoạch,
khó khăn trong cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt…
VIỆTHOA
N
gày 5-3, Đoàn đại biểu
Quốc hội TP.HCM đã
có buổi giám sát về
việc thực hiện Luật Xử lý
vi phạm hành chính (VPHC)
trên địa bàn TP giai đoạn từ
1-7-2013 đến 31-12-2019 tại
huyện Bình Chánh.
Tạibuổigiámsát,ôngNguyễn
VănTài, Phó Chủ tịchUBND
huyện Bình Chánh, cho biết
trong thời gian bảy năm, từ
năm 2013 đến 2019, huyện
Bình Chánh phát hiện hơn
33.000 vụ việc VPHC. Trong
đó, đã ban hành quyết định
xử phạt VPHC hơn 31.000
vụ việc, chủ yếu trong các
lĩnh vực thương mại, đất đai,
xây dựng, môi trường, trật
tự an toàn xã hội… Tổng số
tiền phạt thu được là hơn 51
tỉ đồng.
Bình Chánh là địa bàn
nóng về tình trạng vi phạm
trật tự xây dựng, đặc biệt là
xây dựng không phép. Báo
cáo về vấn đề này, ông Tài
cũng nêu lên nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này
và những vướng mắc của địa
phương trong thời gian qua.
Cụ thể, theo ông Tài, Bình
Chánh hiện có rất nhiều dự án
treo như dự án khu E trong
khu đô thị Nam TP 24 năm
chưa thực hiện, khu đô thị Sing
Từ năm 2013 đến
2019, huyện Bình
Chánh đã ban
hành quyết định xử
VPHC hơn 31.000
vụ việc với số tiền
phạt thu được hơn
51 tỉ đồng.
Bình Chánh vẫn là
điểmnóng về xây dựng
trái phép
Việt 19 năm, dự án hồ sinh
thái hàng trăm hecta cũng 19
năm chưa triển khai. Chính
điều này đã làm ảnh hưởng
đến quyền lợi của người dân.
Ngoài ra, một bất cập khác
đến nay cũng chưa được giải
quyết là vấn đề quy hoạch.
Bình Chánh là địa bàn có tốc
độ đô thị hóa rất cao, bình
quân mỗi năm dân số tăng
khoảng 40.000 người. Bên
cạnh đó, các điều kiện về
kinh tế-xã hội của huyện đã
có nhiều thay đổi nhưng từ khi
chia tách địa giới hành chính
(năm 2003) đến nay, huyện
Bình Chánh vẫn sử dụng bản
đồ quy hoạch cũ từ năm 1998
(điều chỉnh năm 2012).
Ông Tài cũng nói thêm là
trong các quyết định xử phạt
VPHC nêu trên, có gần 5.000
quyết định chưa thi hành xong
và gần 1.500 quyết định bị
cưỡng chế thi hành. Nguyên
nhân do người vi phạm đa
số chỉ tạm trú, không phải
là người địa phương. Khi
cưỡng chế, kinh phí do người
vi phạm chi trả nhưng họ đã
chuyển đi chỗ khác nên khó
tổ chức thực hiện.
ÔngTài cũng cho biết Bình
Chánh gặp nhiều vướng mắc
trong việc thực hiện Luật Xử
lý VPHC. Chẳng hạn, khi
cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt trong lĩnh vực
đất đai, xây dựng, người vi
phạm không tự nguyện đóng
tiền VPHC nên phải áp dụng
biện pháp cưỡng chế để thu
tiền. Việc cưỡng chế khấu
trừ tiền từ tài khoản của
người vi phạm rất khó thực
hiện vì các tổ chức tín dụng
không cung cấp thông tin tài
khoản của người vi phạm
hoặc người vi phạm không
mở tài khoản giao dịch tại
các tổ chức tín dụng.
“HuyệnBìnhChánh chuyển
sang cưỡng chế bằnghình thức
kê biên tài sản có giá trị tương
ứng để bán đấu giá. Nhưng
chưa có quy định hướng dẫn
quy trình kê biên, đấu giá tài
sản, trích nộp vào kho bạc.
Do đó, cưỡng chế thu tiền
xử phạt phần lớn không thực
hiện được” - ông Tài nói.•
Sẽ sớm đưa ra hướng xử lý
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội,
nhìn nhận huyện Bình Chánh là địa bàn có tốc độ đô thị
hóa cao, dân số đông, tình hình VPHC phức tạp, số lượng
vi phạm nhiều, số lượng quyết định VPHC ban hành cũng
nhiều với hơn 31.000 vụ việc.
Tuy nhiên, với nhữngquy địnhnhưhiệnhànhđã khiếnđịa
phương có nhiều tình huống khó xử lý. Bà Tuyết ghi nhận
những bất cập về việc thực thi Luật Xử lý VPHC tại huyện
Bình Chánh và cho biết sẽ đưa vào nội dung bàn thảo sửa
đổi luật này trong kỳ họp Quốc hội sắp tới.
ÔngNguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịch huyện Bình Chánh, báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: VIỆTHOA
Bắt thanh niên gây hàng chục vụ cướp giật
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa chiều
5-3 cho biết đã bắt giữ Phạm Văn Nam (25 tuổi, xã Hà
Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) về hành vi cướp giật
tài sản. Đây là người đã gây ra hơn 10 vụ cướp giật tài
sản của người đi đường, chủ yếu trên tuyến quốc lộ 1A đi
qua địa bàn TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và các huyện
Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung.
Hai trong số các vụ gần đây diễn ra vào ngày 25 và 26-2,
tại khu vực Trường THPT Hà Trung (huyện Hà Trung) và
xã Hoằng Quỳ (huyện Hoằng Hóa). Tài sản Nam cướp giật
được trong những vụ này là hai laptop, hai điện thoại di
động và 1,2 triệu đồng tiền mặt.
Tại cơ quan công an, Nam khai thường xuyên thay đổi
xe máy, tháo biển kiểm soát, đeo khẩu trang che kín mặt,
mặc áo khoác trùm đầu rồi đi lại trên các tuyến giao thông
để quan sát. Khi phát hiện người đi đường (thường là nữ
giới) đi xe máy tay ga thì Nam bám theo, chờ đến đoạn
vắng liền ra tay.
ĐẶNG TRUNG
Ông LêMinhĐức, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐNDTP.HCM,
nêu những khó khăn, vướngmắc trong công tác quản lý
trật tự xây dựng. Ảnh: THANHTUYỀN
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook