048-2020 - page 9

9
Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng vốn đầu tư là 12.668
tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ dự án 2.186 tỉ đồng (đã được
giải ngân), vốn tín dụng 6.686 tỉ đồng (chiếm hơn 50% tổng vốn), còn lại
là vốn đối ứng của chủ đầu tư.
Trước đó, ngày 16-12-2019, tại Tiền Giang đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng
tín dụng cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốcTrung Lương - MỹThuận
theo hình thức hợp đồng BOT. Theo đó, tổng vốn cam kết cho vay của các
ngân hàng cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là 6.686 tỉ đồng
(chiếmhơn 50% tổng vốn).Trong đó,VietinBank là 3.300 tỉ đồng, BIDV 1.500
tỉ đồng, Agribank 1.000 tỉ đồng và VPBank là 886 tỉ đồng.
cách triệt để. Bên cạnh đó, UBND
tỉnh Tiền Giang cũng chưa làm rõ
thẩm quyền ký kết các văn bản liên
quan đến dự án mà ngân hàng cấp
tín dụng yêu cầu.
Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho
biết hai điều kiện giải ngân cuối
cùng mà ngân hàng đầu mối là
VietinBank gửi công văn đến UBND
tỉnh Tiền Giang yêu cầu làm rõ đã
được UBND tỉnh nghiên cứu kỹ
lưỡng, đồng thời một số bộ, ngành
liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT cũng
đã cho ý kiến.
Cụ thể, thứ nhất, UBND tỉnh Tiền
Giang khẳng định văn bản cam kết
lộ trình tăng giá vé do phó chủ tịch
tỉnh Tiền Giang thay mặt UBND
tỉnh ký là phù hợp với quy định của
pháp luật.
Thứhai, ngày 30-1-2020, ngân hàng
có công văn đề nghị UBND tỉnh với
tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải có văn bản chấp thuận
cho doanh nghiệp, các cổ đông được
thế chấp cổ phần cho các tổ chức tín
dụng, đây là các yêu cầu chưa từng
có tiền lệ, pháp luật không quy định
thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền làm
như vậy. “Tỉnh Tiền Giang đã nỗ lực
hết mình trong khả năng và nếu vấn đề
không được các bên đồng ý thì UBND
tỉnh Tiền Giang chỉ còn cách tiếp tục
báo cáo Thủ tướng Chính phủ” - ông
Dũng khẳng định.
Hợp đồng tín dụng có
nguy cơ vô hiệu
Theo ông Trần Văn Thế, Phó
Tổng giám đốc Công ty cổ phần
BOT Trung Lương - Mỹ Thuận,
việc thu xếp vốn tín dụng ngay từ
đầu đã hết sức khó khăn. Doanh
nghiệp dự án phải mất hơn sáu
tháng để đàm phán và ký kết hợp
đồng tín dụng, mất gần ba tháng
để tháo gỡ hơn 17 điều kiện giải
ĐÔNGHÀ
N
gày 4-3, ông Trần Văn Dũng,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền
Giang, đã chủ trì buổi làm việc
cùng với Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Công ty cổ phần BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận (doanh nghiệp dự
án), VietinBank (ngân hàng đầu mối
cấp tín dụng) nhằm giải quyết các
vướng mắc liên quan đến việc giải
ngân nguồn vốn tín dụng cho dự án
cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Vướng ở hai điều kiện
giải ngân cuối
Theo đại diện phía Công ty cổ
phần BOTTrung Lương - MỹThuận,
vướng mắc hiện nay là nguồn vốn
tín dụng 6.686 tỉ đồng (chiếm hơn
50% tổng vốn đầu tư của dự án) dù
đã được các bên ký kết từ ngày 16-
12-2019 nhưng sau gần ba tháng vẫn
chưa được giải ngân. Đến nay chỉ
còn 10 ngày nữa nếu vốn tín dụng
không được giải ngân thì hợp đồng
tín dụng sẽ tự động vô hiệu.
Lý do của sự chậm trễ này là bởi
các vướng mắc kéo dài giữa cơ quan
nhà nước có thẩm quyền là UBND
tỉnh Tiền Giang và các ngân hàng cấp
tín dụng chưa được giải quyết một
Dự án cao tốc
Trung Lương -
Mỹ Thuận vẫn
đang được triển
khai thi công.
Ảnh: ĐÔNGHÀ
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:
6.686 tỉ đồng chưa được giải ngân
ngân tiên quyết quy định tại hợp
đồng tín dụng.
Theo các điều khoản trong hợp
đồng cho vay tín dụng, đến ngày
16-3-2020 nếu vốn tín dụng không
giải ngân được thì hợp đồng sẽ tự
động vô hiệu. “Đến ngày 16-3 tới,
nếu phía ngân hàng vẫn không giải
ngân mà vẫn tiếp tục đưa ra các lý
do không rõ ràng, phía UBND tỉnh
Tiền Giang không tháo gỡ được mặt
thủ tục pháp lý thì chúng tôi chỉ còn
cách xin giãn tiến độ hoàn thành dự
án thông toàn tuyến vào cuối năm
2020 và khánh thành trong năm 2021
như đã cam kết với Thủ tướng Chính
phủ” - ông Thế nói.
Theo doanh nghiệp dự án, tính từ
thời điểm đầu tháng 3-2019 đến nay,
doanh nghiệp dự án đã thực hiện được
34% tổng khối lượng công trình, tăng
gấp ba lần so với thời gian 10 năm,
trước khi Tập đoàn Đèo Cả tham gia
quản trị, điều hành dự án.•
“Tỉnh Tiền Giang đã
nỗ lực hết mình trong
khả năng và nếu vấn đề
không được các bên đồng
ý thì UBND tỉnh Tiền
Giang chỉ còn cách tiếp
tục báo cáo Thủ tướng
Chính phủ” - ông Dũng
khẳng định.
76 triệu lượt phương tiện qua cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt
Nam (VEC) vừa có báo cáo kết quả hoạt động của cao
tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Theo VEC, sau năm năm vận hành, tuyến cao tốc này
đã phục vụ an toàn 76 triệu lượt xe với mức tăng trưởng
lưu lượng bình quân 10%/năm. Hiện tại, mỗi ngày đêm
có 42.000-45.000 lượt xe lưu thông qua cao tốc. Riêng
trong năm 2019, cao tốc đưa đón 16,5 triệu lượt xe, tăng
hơn năm trước 12%. Hai tháng đầu năm nay có 2,76 triệu
lượt xe sử dụng cao tốc này để đi lại, tăng 6% so cùng kỳ
năm 2019.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là một
thành phần trong hệ thống cao tốc Bắc-Nam phía đông,
là gạch nối gắn kết với các tuyến cao tốc TP.HCM -
Trung Lương, Dầu Giây - Liên Khương, Dầu Giây - Phan
Thiết, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, góp
phần từng bước hình thành nên mạng lưới đường cao tốc
cho khu vực theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường
bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
Đánh giá về lợi ích do tuyến đường này, ông Thái Văn
Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM,
cho rằng cao tốc là công trình giao thông rất ý nghĩa và
mang lại hiệu quả kinh tế rất cao... Đây là một phương
án quy hoạch giao thông đúng đắn.
PC
Bộ GTVT: Chưa thể giảm phí cho
hai trạm BOT Bình Định
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Bình Định về kiến nghị của cử tri tiếp tục giảm phí BOT Bắc
Bình Định và trạm BOT quốc lộ 19 qua địa phận tỉnh này.
Về vấn đề trên, Bộ GTVT cho biết thực hiện Nghị quyết
số 35/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp đến năm 2020, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài
chính báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận phương án
giảm phí đối với các trạm BOT.
Cụ thể, đối với xe nhóm 4 (xe tải có tải trọng từ 10 tấn
đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet) từ
mức 140.000 đồng xuống 120.000 đồng/lượt và nhóm 5 (xe
tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container
40 feet) từ mức 200.000 đồng xuống 180.000 đồng tại các
dự án BOT có phương án tài chính khả thi.
Riêng trạm thu phí Bắc Bình Định và trạm Quốc lộ 19
trên địa bàn tỉnh Bình Định, Bộ GTVT đã yêu cầu các
nhà đầu tư BOT thực hiện giảm phí đối với xe nhóm 4
và nhóm 5 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Bên cạnh
đó, trên cơ sở số liệu quyết toán hoàn thành và đề xuất
của tỉnh Bình Định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các
nhà đầu tư, Bộ GTVT đã thống nhất thực hiện miễn
giảm phí đối với các xe xung quanh hai trạm thu phí
nêu trên.
Theo Bộ GTVT, quy định tại hợp đồng BOT đã ký với
nhà đầu tư, các dự án sẽ được tăng phí ba năm/lần. Tuy
nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT chưa
chấp thuận tăng phí theo quy định. “Hiện nay, doanh thu
thực tế qua hai trạm BOT nêu trên thấp hơn so với phương
án tài chính dự kiến ban đầu. Nên việc tiếp tục giảm phí cho
các phương tiện qua trạm sẽ phá vỡ phương án tài chính của
các dự án…” - Bộ GTVT lý giải.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định về hư
hỏng tại dự án Bắc và Nam Bình Định, Bộ GTVT cho biết
đã chỉ đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, nhà
đầu tư khẩn trương triển khai sửa chữa các hư hỏng cục bộ
mặt đường trên tuyến, đảm bảo an toàn giao thông trong
quá trình khai thác. Tổng cục Đường bộ Việt Nam (trực
tiếp là Cục Quản lý đường bộ III) thường xuyên kiểm tra
hiện trường dự án. Nếu các hư hỏng mặt đường không
được nhà đầu tư sửa chữa, khắc phục kịp thời thì Tổng cục
Đường bộ Việt Nam xem xét, đánh giá và dừng thu phí
theo quy định trong hợp đồng BOT.
VIẾT LONG
Hợp đồng tín dụng giữa Công ty cổ phần BOT Trung Lương - MỹThuận và ngân hàng camkết tài trợ vốn sẽ
vô hiệu nếu đến ngày 16-3mà nguồn vốn tín dụng cho dự án chưa được giải ngân.
Họ đã nói
Trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
chiều tối 5-3, ông Nguyễn Tấn Đông,
Tổng giám đốc Công ty CP BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận, cho biết hiện các
bên liên quan dự án đã họp với nhau
và đề ra các giải pháp để tháo gỡ việc
giải ngân hợp đồng tín dụng đến hạn
(ngày 16-3). “Về cơ bản, sau buổi làm
việc với các bên và các ngân hàng
cũng đang làm việc với nhau thì chắc
sẽ kịp tiến độ đến 16-3 giải ngân cho
dự án” - ông Đông nói.
K.CƯỜNG
ghi
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook