048-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu6-3-2020
chỉ điều tra). Buổi công khai xin
lỗi có sự tham gia của đại diện lãnh
đạo Văn phòng Cơ quan CSĐT (Bộ
Công an), đại diệnCông an tỉnhBình
Dương, Công an tỉnh Tiền Giang,
lãnh đạo địa phương nơi hai ông cư
trú cùng nhiều người thân.
Thượng tá Đặng Trọng Cường,
Phó Chánh Văn phòng Cơ quan
CSĐTBộ Công an, trân trọng gửi lời
xin lỗi tới ông Lân và ông Hướng.
Theo ôngCường, năm2003, trong
quá trình điều tra vụ án gây rối trật
tự công cộng, điều tra viên đã thiếu
trách nhiệm, chủ quan thiếu thận
trọng trong việc thu thập chứng cứ.
Điều tra viên đã chưa khách quan,
công tâm, có đề xuất nóng vội và
không chấp hành các quy định của
pháp luật về tố tụng hình sự. Hậu
quả là đã gây ảnh hưởng đến các
quyền và lợi ích hợp pháp của ông
Lân và ông Hướng.
Theo ông Cường đây là sự việc
đáng tiếc, không mong muốn liên
quan đến trách nhiệm của các cán
bộ thuộcVăn phòng Cơ quan CSĐT
trước đây. Từ đó khiến ông Lân bị
tạm giam không có lệnh hợp pháp
hai lần tổng cộng là 41 ngày, còn
ông Hướng bị tạm giam không
có lệnh hợp pháp tổng cộng là 63
ngày. Những ngày hai ông bị giam
giữ đều không có sự phê chuẩn của
VKSND Tối cao.
Sau khi phát hiện sự việc, Văn
phòng Cơ quan CSĐT đã kịp thời
khắc phục và đề xuất xử lý kỷ luật
nghiêm minh theo đúng tính chất,
mức độ sai phạm đối với các cán bộ
và điều tra viên có liên quan trong
vụ án. Tới đây, Văn phòng Cơ quan
CSĐT sẽ đề xuất về phương án bồi
thường đối với hai ông theo đúng
quy định của Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
Ông Cường nhấn mạnh: “Đây là
bài học kinh nghiệm của Văn phòng
Cơ quan CSĐT trong công tác chỉ
huy, chỉ đạo, cần rút kinh nghiệm
sâu sắc trong quá trình đánh giá
tài liệu, chứng cứ liên quan đến tội
phạm, cũng như công tác chỉ đạo
điều tra cần sâu sát và toàn diện
hơn. Bên cạnh đó, cần siết chặt kỷ
luật, kỷ cương trong công tác điều
tra, không để xảy ra những sai sót
tương tự trong thời gian tới”.
Ông Cường cũng chia sẻ những
khó khăn của hai người bị oan cùng
gia đình về những tổn thất tinh thần
và vật chất trong suốt thời gian qua.
Ông Cường gửi lời xin lỗi chân
thành và mong hai ông cùng gia
đình thông cảm và chấp nhận.
Không nhận bồi thường
và tiếp tục kêu oan
Phát biểu đáp lời, ông Lân cho
biết thấy rất vui vì Phó Thủ tướng
thường trực Trương Hòa Bình, lãnh
đạo Bộ Công an và các cơ quan
có thẩm quyền đã xem xét và giải
quyết đơn khiếu nại của ông.
“Sau khi bị bắt giam trái pháp
luật, tôi và gia đình bị một cú sốc
tinh thần rất lớn, bạn bè xa lánh
dè bỉu. Bên cạnh đó, công ty của
tôi rơi vào khủng hoảng, gần như
LÊÁNH
S
áng 5-3, tại trụ sở Công ty cổ
phần TMSX-XD Hưng Thịnh
(KCN Đồng An, TP Thuận
An, Bình Dương), Văn phòng Cơ
quan CSĐT (Bộ Công an) đã tổ
chức buổi công khai xin lỗi đối
với hai người bị giam giữ không
có lệnh hợp pháp. Đó là ông Bùi
Mạnh Lân (SN 1957, Tổng giám
đốc kiêm chủ tịch HĐQT Công ty
Hưng Thịnh) và ông Phạm Văn
Hướng (SN 1954, Phó Giám đốc
công ty này).
“Là bài học kinh nghiệm
sâu sắc”
Ông Lân và ông Hướng bị bắt
giam oan vì cho rằng có liên quan
đến vụ án gây rối trật tự công cộng
xảy ra vào năm 2003 tại Công ty
Gas Bình Dương (vụ án đã bị đình
Thượng táĐặng Trọng Cường tặng hoa, xin lỗi ôngHướng và ông Lân
(bìa trái)
. Ảnh: LÊ ÁNH
Doanh nhân
bị bắt giamoan
tiếp tụckêuoan
Hai doanh nhân bị bắt giamkhông hợp pháp
lần lượt 41 và 63 ngày nhưngmãi 17 năm sau
mới được xin lỗi.
trên đà phá sản, thiệt hại rất lớn
về kinh tế” - ông Lân chia sẻ. Ông
cho rằng những khó khăn, tổn thất
về mặt tinh thần, danh dự của ông
cùng gia đình là không gì có thể
bù đắp nổi.
Ông Lân chấp nhận việc được
công khai xin lỗi nhưng xin không
nhận bồi thường vì ông cần được
tuyên bố oan khi khép ông vào vụ
gây rối trật tự công cộng chứ không
phải chỉ vì việc ông bị giam giữ
không đúng. Ngoài ra, ông cũng
yêu cầu xử lý trách nhiệm hình
sự với hai cán bộ điều tra có liên
quan trực tiếp trong vụ án này.
Ông Lân cũng đề nghị các cơ
quan tố tụng xem xét trường hợp
của ông Đỗ Cao Bằng (người cùng
bị khởi tố trong vụ án gây rối trật tự
công cộng) bị giam cũng không có
lệnh hợp pháp từ ngày 27-8-2003
đến 1-9-2003.
Cùng tâm trạng ông Phạm Văn
Hướng cũng vui mừng khi việc
khiếu nại đã được Bộ Công an xem
xét, giải quyết một phần. Ông nhất
trí với việc công khai xin lỗi và bồi
thường theo quy định việc mình bị
giam giữ không có lệnh hợp pháp
trong 63 ngày. “Tôi cũng đề nghị
xem xét xử lý hình sự đối với những
người giam giữ tôi trái pháp luật”
- ông Hướng nói.
Trao đổi thêm với
Pháp Luật
TP.HCM
ông Lân cho biết sẽ tiếp
tục kêu oan. Bởi ban đầu ông và
ông Hướng bị xác định là chủ mưu
trong vụ án gây rối. Sau khi có quyết
định trả tự do thì không cơ quan nào
tuyên bố ông bị oan mà chỉ nói bị
giam giữ trái pháp luật...•
Năm 2000, Công ty Gas Bình Dương do ông
Nguyễn Viết Tạo làm giám đốc nằm trong KCN
Đồng An. Ông Đỗ Cao Bằng là chủ tịch HĐTV, ông
Hướng và một số người khác là thành viên công ty.
Thời điểm này, ông Bằng và ông Hướng cũng đang
giữ chức phó giám đốc Công ty cổ phần TMSX-XD
Hưng Thịnh (ông Lân là tổng giám đốc kiêm chủ tịch
HĐQT). Tháng 9-2000, do mâu thuẫn trong làm ăn,
ông Bằng và ông Hướng cùng một người tranh chấp
với ông Tạo.
Sau khi sắp kết thúc điều tra chuyên án của Năm
Cam, nhiều người bị bắt. Lúc này, CQĐT nhận được
nhiều đơn tố cáo của ông Tạo về việc bị một số thành
viên của Công ty Hưng Thịnh thuê đàn em của Năm
Cam chiếm giữ tài sản của Công ty Gas Bình Dương.
Sau đó, CQĐT Bộ Công an kết luận ông Bằng đã
thuê một số người trong băng nhóm của Năm Cam
đến quậy phá, uy hiếp Công ty Gas Bình Dương gây
thiệt hại nhiều tỉ đồng. Ngày 27-3-2003, CQĐT bắt
giữ năm người về hành vi gây rối trật tự công cộng
và ngày 3-4-2003 khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với
ông Bằng và bốn người khác.
Sau đó, CQĐT cho rằng vụ án này là do ông Lân và
ông Hướng chủ mưu nên ngày 29-4-2003, hai ông bị
bắt khẩn cấp. Khi CQĐT đề nghị VKSND Tối cao phê
chuẩn lệnh bắt thì không được phê chuẩn nhưng
hai ông vẫn bị giam giữ. Đến ngày 16-8-2004, VKSND
Tối cao ra quyết định đình chỉ điều tra bị can, trả tự
do cho ông Bằng, ông Lân và ông Hướng và những
người khác. Đến nay, sau 17 năm khi vụ án bị đình
chỉ điều tra, hai ông mới chính thức được xin lỗi vì bị
giam giữ không có lệnh hợp pháp.
Xin lỗi sau 17 năm bị bắt giam trái luật
Ông Cường cũng chia sẻ
những khó khăn của hai
người bị oan cùng gia
đình về những tổn thất
tinh thần và vật chất
trong suốt thời gian qua.
Người phụnữkhai bị gianghồđòi nợnên tung chiêu lừa
Ngày 5-3, TAND TP.HCM xử sơ thẩm
vụ Nguyễn Thị Hạnh (60 tuổi, ngụ quận
Tân Phú, TP.HCM) cùng Trần Văn Lao
(51 tuổi, ngụ quận Bình Tân) cùng bị truy
tố vì lừa đảo hơn 1 tỉ đồng.
Tại tòa, bị cáo Hạnh luôn có điệp khúc
thiếu nợ, bị giang hồ Hải Phòng truy đuổi
nên mới sanh nông nổi. Bị cáo vừa khóc
vừa kể bị đe dọa xẻo tai, bắt cóc con nhỏ
nên mới đi lừa đảo. Bị cáo trả được lần
đầu, sau lại bị tăng thêm 60%-90% nên
phải bỏ trốn và đi lừa tiếp...
Đầu năm 2016, ông Lê Văn Chánh đến
phòng trọ của Hạnh chơi. Khi đi, ông có
mang theo sổ hồng mảnh đất hơn 1.000 m
2
tại xã Vĩnh
Lộc B (Bình Chánh, TP.HCM) đứng tên con trai và giấy
chứng minh nhân dân của anh này. Thấy vậy, Hạnh nảy
sinh ý định lấy trộm các giấy tờ này để
cầm cố lấy tiền trả nợ.
Giữa năm 2016, bà Phan Thị Được có
nhu cầu mua đất để xây nhà xưởng, biết
Hạnh ở trọ gần nhà làm nghề môi giới
nhà, đất nên đã đến hỏi. Hạnh liền nảy
sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của
người này.
Hạnh đưa sổ hồng nhà, đất trên nói là
của con trai mình, dẫn đi coi và báo giá 2,5
tỉ đồng. Tuy nhiên, bà Được nói không đủ
tiền mua. Sau đó, Hạnh gạ bà Được nhận
cầm sổ hồng này cho vay 600 triệu đồng
với lãi suất 3% một tháng.
Hai bên thống nhất việc vay mượn sẽ được tiến hành
thông qua làm một hợp đồng chuyển nhượng giả cách.
Ngày 31-10-2016, Hạnh dẫn Trần Văn Lao (chạy xe ôm,
đóng giả con trai mình và là chủ đất) đến Văn phòng Thừa
phát lại quận 5, TP.HCM ký hợp đồng giả cách. Ngay sau
đó, bà Được giao cho Lao 600 triệu đồng. Lao giao lại
tiền cho Hạnh và được trả công 10 triệu đồng.
Xài hết tiền, Hạnh tiếp tục gặp bà Được và bổn cũ soạn
lại vay thêm bốn lần tổng cộng 600 triệu đồng. Lao phối
hợp với Hạnh diễn vai con trai những lần sau, được trả
thêm 18 triệu đồng.
Sau khi vay tiền, thời gian đầu Hạnh có đóng lãi đúng
hẹn rồi bặt tăm. Bà Được đi tìm chủ đất trên sổ hồng thì
phát hiện mình bị lừa nên đến công an tố cáo. Đến tháng
8-2019, Hạnh và Lao bị bắt.
Sau một buổi xét xử, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa,
trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung làm rõ về giấy tờ nhà,
đất trong vụ án. Bởi tại tòa, ông Chánh khai con trai ông
sau khi làm đơn cớ mất đã được cấp giấy tờ mới.
HOÀNG YẾN
Bị cáoNguyễn Thị Hạnh tại phiên xử
sáng 5-3. Ảnh: HY
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook