049-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy7-3-2020
ĐẮC LAM-NGÂNNGA
N
gày 4- 3, Công an TPHà Tĩnh
(Hà Tĩnh) triệu tập anh Phan
Văn Trung (trú phường Hà
Huy Tập, TP Hà Tĩnh) để làm rõ
việc anh Trung lập nhóm Zalo để
chỉ điểm CSGT làm việc để người
có dấu hiệu vi phạm luật giao thông
biết và né tránh.
Bị phạt 5 triệu vì chỉ điểm
để né chốt
Theo Công an TP Hà Tĩnh, việc
xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ
cồn theo Nghị định 100 đã góp phần
đảm bảo trật tư an toàn giao thông.
Tuy nhiên, cạnh nỗ lực của CSGT
thì một số đối tượng đã thành lập
các hội nhóm, diễn đàn trên mạng
để chỉ điểm nhằm né chốt CSGT.
Qua làm việc, anh Phan Văn
Trung đã khai nhận hành vi lập
nhóm Zalo hoạt động ở chế độ
công khai để các thành viên đăng
tải nhiều nội dung, thông tin báo
chốt, chỉ điểm những vị trí mà lực
lượng CSGT đang kiểm tra nồng
độ cồn trên địa bàn.
Từ đó, Công an TP Hà Tĩnh đã
xử phạt hành chính anh Trung 5
triệu đồng. Căn cứ là điểm e khoản
3 Điều 66 Nghị định 174/2013/
NĐ-CP (xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bưu chính,
viễn thông, công nghệ thông tin và
tần số vô tuyến điện). Cụ thể, anh
Trung có hành vi: Thu thập, xử lý
và sử dụng thông tin của tổ chức,
cá nhân khác mà không được sự
đồng ý hoặc sai mục đích theo quy
định của pháp luật.
Ngày 6-3, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
một lãnh đạo Công an TP
Hà Tĩnh cho biết anh Trung không
khiếu nại quyết định xử phạt hành
chính. Việc xử phạt đã được nghiên
cứu kỹ và đã tham khảo những địa
phương khác. Công an TP Hà Tĩnh
không phải đơn vị đầu tiên xử phạt
hành vi này mà nhiều địa phương
họ đã xử lý rồi.
Có vi phạm đâu
mà xử phạt?
Tuy nhiên, một thẩm phán
TAND TP.HCM cho rằng việc
áp dụng điều khoản tại Nghị
định 174/2013 như trên để phạt
anh Trung là không đúng. Vì anh
này không có hành vi thu thập,
xử lý và sử dụng thông tin của
tổ chức, cá nhân nào. Giả sử anh
Trung có dùng tài liệu của lực
lượng CSGT để thông báo cho
người khác nhưng không phải tài
liệu mật thì cũng không vi phạm.
Muốn nói anh Trung có vi phạm
hay không phải đánh giá hành vi
đó có bị pháp luật cấm hay không.
Trong khi hiện nay chưa có quy
định nào cấm người dân thông báo
cho nhau biết CSGT có lập chốt ở
chỗ này hay chỗ kia. Hoạt động
của CSGT cũng công khai nên việc
thông báo như trên không vi phạm
bí mật nhà nước. Do đó, hành vi
trên không vi phạm pháp luật và
không thể bị xử phạt.
Theo vị thẩm phán, nếu mục đích
của anh Trung nhằm báo cho mọi
người đừng uống rượu, bia vì nơi
này hay nơi kia đang có CSGT
thì đây là việc làm tốt chứ không
phải là xấu. Việc thông báo này
chỉ vi phạm khi anh Trung báo
cho người khác tránh chốt CSGT
bằng hành vi bất hợp pháp, trái
pháp luật.
Luật sư-TSNguyễnHữuThếTrạch
(Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho
Đúng, sai chuyện bị phạt vì
chỉ điểm chốt CSGT
Nhiều ý kiến cho rằng nếu việc chỉ điểm các chốt CSGT chỉ là báo hiệu cho người khác để chấp hành luật
thì không có căn cứ để xử phạt hành chính.
Anh Trung
(phải)
làmviệc với Công an TPHà Tĩnh. (Ảnh do công an cung cấp)
rằng không đủ căn cứ để xử phạt
anh Trung. Vì CSGT tuần tra, xử lý
vi phạm an toàn giao thông là hoạt
động công khai, mọi người đều có
quyền biết. Không thể xử phạt hành
vi của một người đăng tải thông tin
về một hoạt động công khai của cơ
quan nhà nước. Nói cách khác, việc
đưa thông tin về các địa điểm lập
chốt của CSGT không cần phải có
sự đồng ý của lực lượng CSGT.
Việc người dân cảnh báo trước
cho người khác về hoạt động tuần
tra, xử phạt vi phạm giao thông
cũng là một trong những biện
pháp giúp nâng cao ý thức tuân
thủ giao thông. Mục đích là để
người khác biết và chấp hành tốt
các quy định giao thông. Cạnh
đó, pháp luật không có quy định
cụ thể về mục đích của hành vi
thông báo chốt CSGT như thế nào
thì mới gọi là sai.
Luật sư Trạch dẫn chứng: Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu
đường bộ số 41:2016/BGTVT quy
định một số loại biển báo công khai
có chốt kiểm tra, có chốt CSGT
để cảnh báo cho người tham gia
giao thông.
Cụ thể: Biển I.436 “Trạm cảnh
sát giao thông”: Để chỉ dẫn nơi
đặt trạm CSGT. Thấy biển này, các
phương tiện phải giảm tốc độ đến
mức an toàn và không được vượt
khi đi qua khu vực này.
Biển P.129 “Kiểm tra”: Để báo
nơi đặt trạm kiểm tra; các loại
phương tiện vận tải qua đó phải
dừng lại để làm thủ tục kiểm tra,
kiểm soát theo quy định. Ngoài
ra, biển cảnh báo “Đoạn đường
thường xuyên có CSGT kiểm tra
tốc độ” cũng có thể dễ bắt gặp
trên đường. Do đó, việc áp dụng
điểm e khoản 3 Điều 66 Nghị
định 174/2013/NĐ-CP để xử phạt
các trường hợp như anh Trung là
chưa thuyết phục.
Nguyên lãnh đạo một viện trưởng
VKSND Cấp cao tại TP.HCM (đề
nghị không nêu tên) cũng cho rằng
chỉ có thể xử phạt nếu người loan
tin thông tin không đúng sự thật
về việc CSGT đang làm nhiệm
vụ. Anh Trung trong vụ việc này
chỉ lập nhóm trên mạng để thông
báo rằng khu vực đó có CSGT thì
không vi phạm pháp luật. Hành vi
này cũng không vi phạm bí mật
quốc gia hay an ninh quốc phòng.
Do đó, việc xử phạt như trên là
chưa chuẩn, dễ dẫn đến tùy tiện,
lạm quyền, không đúng với tinh
thần của nghị định.•
Muốn nói anhTrung có vi
phạmhay không thì phải
đánh giá hành vi đó có bị
pháp luật cấmhay không.
Một thẩm phán TAND TP.HCM
Vụ tương tự bị
lập biên bản
Ngày21-2, CônganTPĐàNẵng
đãmời làmviệc và lập biên bản vi
phạmhànhchínhhaichủtàikhoản
củahaitrangtrênFacebookchuyên
báochốtđonồngđộcồncủaCSGT
TPĐàNẵng.CụthểlàôngNĐC(32
tuổi, chủ tài khoản trang“Chốt KT
nồng độ cồn Đà Nẵng”) và ông
NHD (39 tuổi, chủ tài khoản trang
“Nồng độ cồn Đà Nẵng!”).
Tại cơ quan công an, hai ông
thừa nhận ngày 6 và 7-1, họ lập
hai trang trên và hoạt độngở chế
độ công khai, thường xuyên để
các thành viên đăng tải nhiều
nội dung, thông tin báo chốt,
chỉ điểmCSGT và lực lượng chức
năng kiểm tra nồng độ cồn trên
địa bàn TP Đà Nẵng.
Hai ông này đã bị công an lập
biên bản vi phạm hành chính về
việc thu thập, xử lý và sử dụng
thông tin của tổ chức, cá nhân
khác mà không được sự đồng ý
hoặc sai mục đích theo quy định
củaphápluậttheođiểmekhoản3
Điều66Nghị định174/2013. Hiện
chưa có thông tin về quyết định
xử phạt với hai ông này.
Ngày 6-3, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Cần
Thơ tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng hai dự án luật,
trong đó có dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.
Nhiều ý kiến thảo luận về tiêu chuẩn, bổ nhiệm, nhiệm
kỳ… của hòa giải viên.
Chánh án TAND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Thiên cho
rằng so với dự thảo lần trước thì dự thảo lần này có nhiều
nội dung đầy đủ hơn và ông thống nhất cao. Như quy định
về việc xem xét lại quyết định công nhận hòa giải thành,
đối thoại thành, giao cho tòa án cấp trên giải quyết bằng
một thủ tục gọn nhẹ hơn, chứ không phải như trình tự giải
quyết giám đốc thẩm.
Dự thảo quy định điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên, có
đối tượng là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có
ít nhất 10 năm kinh nghiệm. Ông Thiên cho rằng quy định
10 năm chưa thực tế. Đồng thời, quy định nhiệm kỳ bổ
nhiệm hòa giải viên là ba năm: “Tôi thấy ba năm nhanh
lắm nên tôi đề nghị thời gian bổ nhiệm nên là năm năm,
để người ta còn đúc kết kinh nghiệm của mình…”.
“Quốc hội thông qua luật này sẽ giảm tải rất lớn cho tòa
án. Nếu tất cả vụ án đều phải đưa ra tòa giải quyết theo
trình tự sơ thẩm, kháng cáo, phúc thẩm… thì kéo dài thời
gian. Mình khuyến cáo người dân nên hòa giải theo quy
định của luật này là rất tốt” - ông Thiên góp ý.
Đồng tình, ông Nguyễn Văn Vinh, Trưởng ban Pháp
chế, HĐND TP, cũng cho rằng 10 năm kinh nghiệm đối
với luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn là dài quá. “Theo
tôi, năm năm (kinh nghiệm) thôi, chứ 10 năm đã yếu thì
20 năm cũng vẫn yếu. Nếu người đó có uy tín, có kinh
nghiệm thì nói người ta nghe. Mặt khác, cơ sở 10 năm
kinh nghiệm mà cơ quan soạn thảo nêu ra chưa thuyết
phục” - ông Vinh nêu ý kiến.
Ông Trần Minh Trị, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Cần
Thơ, cho biết có tình trạng hòa giải viên đồng thời là luật
sư nên nhận làm luật sư cho một bên, sau đó lại nhận làm
hòa giải viên giải quyết vụ việc đó để có lợi cho đương
sự của mình. Do đó, thành phần bổ nhiệm hòa giải viên
không nên là luật sư. Vì nếu xảy ra hiện tượng biến tướng
như trên thì tư cách hòa giải viên lúc đó không còn khách
quan nữa.
Trao đổi lại, ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ
tịch UBND TP Cần Thơ, cho rằng nếu có hiện tượng
như ông Trị nói thì luật sư đó đã vi phạm đạo đức nghề
nghiệp. Do vậy, dự thảo luật này nên quy định thêm điều
kiện ràng buộc chứ loại bỏ một giới am hiểu pháp luật để
bổ nhiệm hòa giải viên thì không nên.
Ngoài ra, ông Trần Minh Trị cũng góp ý thời gian bổ
nhiệm lại hòa giải viên là ba năm thì lại phải có thêm bộ
phận theo dõi, đánh giá để bổ nhiệm lại. Thay vì vậy nên
bổ nhiệm vô thời hạn, nếu trong thời gian làm hòa giải
viên mà có vi phạm thì miễn nhiệm luôn...
NHẪN NAM
Đại biểu lohòagiải viên là luật sư sẽ khôngkháchquan
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook