049-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy7-3-2020
COVID-19: Phát hiện đáng chú ý
về tỉ lệ tử vong
VĨ CƯỜNG
T
ính đến 19 giờ ngày 6-3,
tờ
South China Morning
Post
dẫn nguồn Ủy ban
Y tế quốc gia Trung Quốc
(TQ) ghi nhận toàn thế giới
có 3.308 người tử vong do
dịch COVID-19, 96.739 ca
nhiễm. Như vậy, so với cùng
giờ ngày 5-3, số ca tử vong
tăng 98 người, số ca nhiễm
tăng 3.423 người.
Các cơ quan y tế TQ cũng
cho biết đã có 53.953 bệnh
nhân được xuất viện sau khi
điều trị và cho kết quả âm
tính, tăng 1.859 người so với
ngày 5-3.
Dịch COVID-19 nay đã có
mặt ở 93 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nhất vẫn là châu
Á với các nước Nhật Bản,
Hàn Quốc, Iran và TQ. Tuy
nhiên, châu Âu cũng đang
nổi lên các điểm nóng đáng
báo động ở Pháp, Ý và Đức.
Được biết tỉ lệ tử vong trung
bình của virus vẫn được các
chuyên gia ước tính ở mức
tương đối thấp, từ 1% đến
hơn 3%. Dù vậy, trong báo
cáo điều tra nhân khẩu về
nhóm độ tuổi có nguy cơ tử
vong vì COVID-19 được Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO)
công bố mới đây phối hợp
cùng một số cơ quan TQ đã
có hai phát hiện đáng chú ý:
Khả năng tử vong tỉ lệ thuận
với độ tuổi và tỉ lệ tử vong ở
trẻ em dưới 10 tuổi là bằng
không, theo hãng tin
AFP
.
Tỉ lệ tử vong tăng dần
theo độ tuổi
Cụ thể, đối tượng có nguy
cơ tử vong cao nhất là người
trên 80 tuổi với tỉ lệ tử vong
trên ca nhiễm lên đến 21,9%.
Tỉ lệ tử vong cũng tăng dần
theo nhóm tuổi với 0,2% ở
đối tượng 10-39 tuổi; 0,4%
của nhóm 40-49 tuổi; 1,3%
của nhóm 50-59 tuổi; 3,6%
của nhóm 60-69 tuổi và 8%
cho nhóm 70-79 tuổi.
Báo cáo về các ca tử vong
bên ngoài TQ cũng cho kết
quả tương tự. Theo đó, đến
60% nạn nhân tử vong tại Ý
đều tầm 80 tuổi và không ai
dưới 60 tuổi. Một số người đã
mắc sẵn các vấn đề timmạch
và một số bệnh lý nền khác.
Ngoài ra, tỉ lệ tử vong trên
ca nhiễm ở những người có
tiền sử bệnh án về tim mạch
chiếm 10,5%; tiểu đường
chiếm 7,3%, bệnh hô hấp
mạn tính chiếm 6,3%; huyết
áp cao chiếm 6%; ung thư
chiếm 5,6%. Những người
không có tiền sử bệnh án có
tỉ lệ tử vong là 0,9%.
Trong khi đó, tỉ lệ tử vong
trên ca nhiễm của nam giới
cũng cao hơn tỉ lệ tử vong
trên ca nhiễm ở nữ giới với
các tỉ lệ theo thứ tự là 2,8%
và 1,7%. Tuy nhiên, các nhà
nghiêncứuvẫnchưa rõnguyên
do dẫn đến sự chênh lệch này.
Bí ẩn khả năng chống
dịch của trẻ em
Một phát hiện đáng chú ý
từ báo cáo của WHO là rất
ít trường hợp trẻ em dưới 10
tuổi nhiễmCOVID-19 (chiếm
chưa tới 1%) và không có
ca tử vong nào ở nhóm tuổi
này được ghi nhận trên toàn
thế giới.
“Từ tất cả những gì chúng
ta thấy, có thể nói bệnh dịch
chủ yếu ảnh hưởng đến người
lớn. Một số báo cáo từ TQ
cũng như nhiều nước khác
đều đến từ các bệnh viện dành
cho người lớn chứ không phải
bệnh viện nhi hoặc chúng tôi
chưa thấy được các dữ liệu
đó” - PGS RichardMartinello
thuộc ĐHYale (Mỹ) cho biết.
Dù chưa có lời giải đáp
chính thức từ giới chuyên
môn, tờ
The Guardian
cho
biết đang tồn tại hai giả thuyết
có thể dùng để giải thích hiện
tượng trên: Trẻ em ít khả năng
bị phơi nhiễm ngay từ đầu
hoặc có điều gì đó khác biệt
về cách cơ thể trẻ em phản
ứng với virus.
GSDavidWeber thuộc ĐH
North Carolina (Mỹ) thiên về
cách giải thích đầu tiên, cho
COVID-19 có thể tấn công
hệ thần kinh trung ương
TânHoa Xã
ngày 6-3 dẫnmột nghiên cứumới đây của
ĐHDược thủ đôTQphát hiện virus COVID-19 có thể làm
tổn thương hệ thần kinh trung ương của bệnh nhân.
Theo đó, trường hợp nhiễm bệnh được theo dõi
để phục vụ nghiên cứu cho thấy những triệu chứng
liên quan tới tình trạng suy giảm nhận thức, viêm não
dù phần đầu của bệnh nhân không thể hiện những
dấu hiệu bất thường. Sau khi áp dụng phác đồ điều
trị viêm não, triệu chứng thần kinh của bệnh nhân
thuyên giảm.
Với thông tin này, một khi bệnh nhân COVID-19 có các
biểu hiện rối loạn nhận thức, đội ngũ y tế được khuyến
cáo nên tính đến khả năng hệ thần kinh bị nhiễm virus
và tiến hành xét nghiệm dịch tủy não kịp thời, qua đó
giúp giảm tỉ lệ tử vong.
COVID-19
hoàn toàncó
thể bị đẩy lùi
nhưngchỉkhi
chínhphủcác
nướcphốihợp
toàn diện và
nhịp nhàng. Chúng tôi kêu gọi
mọi quốc gia hành động với
tốc độ, quy mô và quyết tâm
cao độ. Điều tồi tệ nhất có thể
xảy ra với bất kỳ quốc gia hoặc
thậm chí cá nhân nào khi họ
chấp nhận bỏ cuộc. Đừng bỏ
cuộc và đừng đầu hàng.
Tổng giám đốc WHO
TEDROSADHANOMGHEBREYESUS
trong họp báo ngày 5-3
Họ đã nói
“Từ tất cả những gì
chúng ta thấy, có thể
nói bệnh dịch chủ
yếu ảnh hưởng đến
người lớn. Một số báo
cáo từ TQ cũng như
nhiều nước khác đều
đến từ các bệnh viện
dành cho người lớn
chứ không phải bệnh
viện nhi hoặc chúng
tôi chưa thấy được
các dữ liệu đó.”
779
vụ động đất và dư chấn đã xảy ra ở Indonesia chỉ trong
tháng 2, hãng tin
AFP
dẫn tuyên bố của cơ quan khí
tượng nước này ngày 5-3 cho biết. Đáng chú ý, trong số
này có đến 27 đợt rung chuyển mạnh trên 5 độ Richter,
tăng từ 18 đợt trong tháng 1. Được biết Indonesia nằm
trong khu vực vành đai lửaThái Bình Dương, nơi thường
xuyên diễn ra hoạt động địa chất và núi lửa.
PHẠM KỲ
rằng việc trẻ em ít bị mắc
bệnh có thể bắt nguồn từ cách
dịch bệnh bùng phát. Cụ thể,
virus được cho là bắt đầu lây
lan tại một khu chợ hải sản
ở Vũ Hán, nơi bán các động
vật sống. Theo ông Weber,
không có nhiều trẻ em lui tới
khu vực này và do đó nguy cơ
nhiễm bệnh được giảm thiểu.
Trên thực tế, sự khác biệt
về triệu chứng giữa các nhóm
tuổi khác nhau cũng có thể
được nhận thấy ở nhiều bệnh
về đường hô hấp khác. Cúm
mùa Mỹ, căn bệnh khiến
hàng triệu người lây nhiễm
mỗi năm tại Mỹ, thường gây
tử vong cho người lớn nhiều
hơn là trẻ nhỏ. Theo Trung
tâm Kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC),
hàng ngàn trẻ em nước này
phải nhập viện mỗi năm vì
cúm nhưng số ca tử vong rất
hiếm. Ngược lại, 50%-70%
số ca nhập viện do cúm ởMỹ
xảy ra ở nhóm người từ 65
tuổi trở lên. 70%-85% số ca
tử vong cũng xảy ra ở nhóm
tuổi này, theo đài
CNN
.
Các dữ liệu củaWHO cũng
cho thấymột sự trùnghợpđáng
chúýgiữa dịchCOVID-19với
dịch SARS (Hội chứng hô hấp
cấp tính nặng) vàMERS (Hội
chứnghôhấpTrungĐông)trong
quá khứ. Đợt dịch SARS hồi
năm2003đãkhiến8.098người
nhiễmbệnh và hơn 800 người
tử vong trong hơn chín tháng.
Tuynhiên, phần lớn các trường
hợpmắc bệnh đều là người lớn
tuổi, còn tỉ lệ tử vong đối với
độ tuổi dưới 24 chưa đầy 1%.
Khi dịch MERS bùng phát ở
Saudi Arabia (năm 2012) và
Hàn Quốc (năm 2015), hơn
800 người thiệt mạng nhưng
hầu hết trẻ em không bộc lộ
triệu chứng.
Dù vậy, ngay khi trẻ em chỉ
phát triển các triệu chứng nhẹ,
GS Marc Lipsitch thuộc ĐH
Harvard (Mỹ) cho rằng các
chuyên gia khoa học vẫn cần
xác định xem liệu nhóm đối
tượng này có thể lây nhiễm
bệnh cho người khác ở tốc độ
cao hay không. Đây là một
biến số rất quan trọng cần
phải được làm rõ.
“Chúng tôi cần phải xem
xét từ các cá nhân mắc bệnh
từ mức độ nhẹ tới nặng. Việc
thu thập dữ liệu có hệ thống, từ
các camắc bệnh nhẹ cũng như
nghiêm trọng, là điều rất cần
thiết để có thể xử lý căn bệnh
này” - ông Lipsitch cho hay.•
• Pakistan
: Ít nhất 11 người thiệt
mạng và 32 người bị thương trong
một vụ sập tòa nhà năm tầng tại tỉnh
Sindh hôm 5-3 (giờ địa phương).
Điều tra ban đầu cho thấy nguyên
nhân là do tòa nhà được xây dựng
sai phép khi chính quyền địa phương
chỉ cho xây bốn tầng cùng việc sử
dụng vật liệu kém chất lượng. Lực
lượng chức năng hiện đang tích cực
tiến hành công tác tìm kiếm cứu nạn,
hãng tin
Reuters
cho hay.
• Mỹ
: Thượng nghị sĩ Elizabeth
Warren
(ảnh)
hôm 5-3 đã tuyên bố
dừng chiến dịch tranh cử tổng thống
sau màn thể hiện đáng thất vọng ở
ngày bầu cử “siêu thứ Ba” hồi 3-3,
theo đài
CNN
. Kết quả chung cuộc
cho thấy bà Warren để lọt bốn bang,
trong đó có bang nhà Massachusetts,
vào tay hai đối thủ là thượng nghị
sĩ Bernie Sanders và cựu phó tổng
thống Joe Biden. Việc nữ chính khách
này ra đi được đánh giá là có thể giúp
ông Sanders nhận thêm sự ủng hộ từ
các cử tri của bà.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Một nhân viên y tế làmviệc trong khu cách ly TPDaegu (HànQuốc) ngày 4-3. Ảnh: YONHAP
Trong số các nhóm tuổi có nguy cơ tử vong vì lây nhiễmCOVID-19, trẻ emdưới 10 tuổi bất ngờ là nhóm
an toàn nhất khi khả năng thiệt mạng là bằng không. Càng cao tuổi, dịch bệnh càng nguy hiểmhơn.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook