049-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Theo Bộ Công an, hiện toàn quốc
đang tồn đọng hơn 136.000 phương
tiện quá thời hạn bị tạm giữ chưa xử
lý được. Việc gia tăng những phương
tiện này dẫn tới tình trạng quá tải; tạm
giữ quá lâu cũng khiến nhiều phương
tiện bị hỏng hóc, cũ nát, không thể sử
dụng…Bên cạnh đó, thủ tục tịch thu,
bán đấu giá đối với phương tiện quá
thời hạn bị tạm giữ mất rất nhiều thời
gian, trải qua nhiều khâu.
Với sự rút ngắn thời gian chỉ còn 33
ngày thay vì nhiều tháng, thậm chí là
nhiều năm như trước đây, các thủ tục
nàysẽđượcthựchiệnnhanhchónghơn.
người có thẩmquyền tạmgiữ phương
tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất
bằng mức tiền phạt tối đa của khung
tiền phạt quy định cho một hành vi
vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều
hành vi vi phạm hành chính trong
cùng một vụ vi phạm thì mức tiền
đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng
mức tiền phạt tối đa của các hành vi
vi phạm. Trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày hết thời hạn thi hành quyết
định xử phạt mà người vi phạm
không chấp hành thì số tiền đặt bảo
lãnh sẽ bị khấu trừ để thi hành quyết
định xử phạt. Phần tiền thừa còn lại
được trả cho người vi phạm.
Cần lưu ý, với cả hai trường hợp
nêu trên, người vi phạm sẽ không
được phép sử dụng phương tiện vi
phạm tham gia giao thông. Nếu vi
phạm, phương tiện sẽ bị chuyển về
nơi tạm giữ của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, trong thời gian được giao
giữ, nếu người vi phạmđể xảy ramất,
đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế
chấp, thay thế, hủy hoại, làmhư hỏng
phương tiện thì phải chịu trách nhiệm
về những thiệt hại, hậu quả do hành
vi mà mình gây ra theo quy định.
Rút ngắn thời gian
xử lý xe vi phạm
Một trong những nội dung rất đáng
chú ý khác của NĐ 31, đó là việc rút
ngắn thời gian xử lý đối với phương
tiện vi phạm hành chính đã hết thời
hạn tạm giữ.
Cụ thể, thay vì không quy định
thời hạn như hiện nay, nghị định
mới nêu rõ trong vòng ba ngày kể từ
ngày hết thời hạn tạm giữ, nếu người
vi phạm không đến nhận mà không
có lý do chính đáng hoặc không xác
định được người vi phạm thì cơ quan
công an phải thông báo trên phương
tiện thông tin đại chúng và niêm yết
công khai tại trụ sở.
Việc thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng được rút xuống
từ ít nhất hai lần như quy định hiện
hành chỉ còn một lần. Khi hết thời
hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết
công khai, thông báo cuối cùng,
nếu người vi phạm không đến nhận
hoặc không xác định được người vi
phạm, công an sẽ ra quyết định tịch
thu phương tiện.
Theo một cán bộ CSGT Hà Nội,
quy định mới sẽ là hành lang pháp lý
rất tốt để góp phần giảm tình trạng
quá tải tại các bãi giữ xe vi phạm.
Thứ nhất, với việc giao phương tiện
cho người vi phạm bảo quản, NĐ 31
quy định cụ thể thời gian thực hiện
trong bao nhiêu ngày, trình tự thực
hiện ra sao (NĐ115 không quy định),
điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho
cả người vi phạm và người có thẩm
quyền tạm giữ. Thứ hai, với việc rút
TUYẾNPHAN-HẢI DƯƠNG
C
hính phủ vừa ban hành Nghị
định 31/2020 (NĐ 31) sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị
định số 115/2013 (NĐ 115) về quản
lý, bảo quản tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch
thu theo thủ tục hành chính. Nghị
định có hiệu lực thi hành từ ngày
1-5 tới đây.
Đặt tiền sẽ được
mang xe vi phạm về
Vẫn giống như hiện nay, NĐ31 cho
phép người vi phạmđượcmang xe về
nhà trong hai trường hợp: Thứ nhất
là có nơi đăng ký thường trú/tạm trú
còn thời hạn hoặc giấy xác nhận của
cơ quan, tổ chức đang làm việc; thứ
hai là đặt tiền bảo lãnh. Dù vậy, quy
định mới đã cụ thể hơn về thủ tục,
thời gian và cách thức giao phương
tiện cho người vi phạm tự bảo quản.
Đối với trường hợp có đăng ký
thường trú/tạm trú, người vi phạm
phải làm đơn, thời hạn giải quyết
không quá hai ngày. Nếu được đồng
ý, người vi phạmmang xe về nhưng
sẽ bị giữ lại giấy chứng nhận đăng
ký xe để bảo đảm thi hành quyết
định xử phạt.
Tương tự, với trường hợp đặt tiền
bảo lãnh, người vi phạm cũng phải
làm đơn để được xem xét. Nếu được
đồng ý, người vi phạm nộp tiền trực
tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của
Một bãi giữ
xe vi phạm
tại HàNội,
với hàng
trămphương
tiện chưa có
người đến
nhận. Ảnh:
TRUNGPHẦN
Xe vi phạm vô chủ 33 ngày
sẽ bị tịch thu
Nghị địnhmới rút ngắn thời gian tịch thu phương tiện vi phạmkhông có người đến nhận,
đồng thời quy định chi tiết các trường hợp người vi phạmđược mang xe về nhà.
ngắn thời gian tịch thu phương tiện
đã hết thời hạn tạm giữ mà không có
người đến nhận, điều này là rất quan
trọng. Theo NĐ 31 thì chỉ cần hơn
một tháng, cơ quan công an có thể ra
quyết định tịch thu, thay vì kéo dài
như hiện nay. Với quy trình nhanh
chóng như vậy, lượng xe vi phạm
không có người nhận hoặc không
xác định được người vi phạm đang
tồn đọng trên địa bàn TP thời gian
tới có thể được giải quyết rất nhiều.
Ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnhAn Giang,
cho biết đồng tình cao với NĐ 31.
“Trước đây, tỉnh An Giang cũng đã
có đề xuất giữ biển số xe thay vì giữ
phương tiện vi phạm để hạn chế vấn
đề tồn kho phương tiện quá hạn tạm
giữ. Nay Chính phủ lại ban hành NĐ
31 sửa đổi, bổ sung một số điều của
NĐ 115, quy định cụ thể hơn vấn đề
đặt tiền bảo lãnh phương tiện vi phạm,
chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Việc
người dân được tự bảo quản phương
tiện của mình thì sẽ yên tâm hơn và
hạn chế tạm giữ phương tiện do vi
phạm, cũng như tránh lãng phí lớn
đối với tài sản xã hội và chi phí bảo
quản” - ông Xuân nêu quan điểm.•
Mức tiền đặt bảo lãnh ít
nhất bằng mức tiền phạt
tối đa của khung tiền
phạt quy định cho một
hành vi vi phạm.
14 tuyến đường ở TP.HCM sẽ xử phạt
qua camera
Nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông trên địa bàn TP, Sở GTVT TP.HCM sẽ triển khai giải
pháp ứng dụng khoa học công nghệ để giám sát, xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo đó, từ ngày 10-3, Sở GTVT sẽ tiến hành ghi hình
để xử phạt vi phạm hành chính thông qua hệ thống camera
giám sát 14 tuyến đường cố định. Trường hợp có thay đổi,
bổ sung về danh mục các tuyến đường có ghi hình bằng
camera giám sát, Sở GTVT sẽ thông báo chính thức tối
thiểu bảy ngày trước khi ghi hình. Đồng thời, người dân
có thể truy cập vào địa chỉ
.
gov.vn
 để tra cứu thông tin phương tiện vi phạm bị ghi hình
bằng camera giám sát.
Các tuyến đường được tổ chức ghi hình ở quận 1 gồm: Lê
Duẩn, Hai Bà Trưng, Lý Tự Trọng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai,
Pasteur, Nguyễn Thị Nghĩa, Lê Lợi, Đinh Tiên Hoàng, Tôn
Đức Thắng.
Ngoài ra, Sở GTVT cũng tổ chức ghi hình vi phạm ở
đường Trường Sơn (quận Tân Bình) và đường Điện Biên
Phủ (quận Bình Thạnh).
ĐÀO TRANG
Đề nghị gia hạn thời gian giải ngân
dự án metro số 2
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc
gia hạn thời gian giải ngân và điều chỉnh lịch trả nợ khoản
vay của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) dự án xây dựng
metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Theo UBND TP, tổng giá trị hai hiệp định vay đã ký với
KfW là 240,75 triệu euro. Tính đến thời điểm hiện tại, dự
án đã thực hiện giải ngân khoảng 18,64 triệu euro. Hiện
Ban quản lý đường sắt đô thị TP đang triển khai công tác
đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu CP5.
TP cũng cho rằng để đảm bảo công tác giải ngân cho dự
án được liên tục và xuyên suốt thì thời gian giải ngân của
hai hiệp định vay đã ký với KfW phải được gia hạn tiếp cho
đến khi hoàn thành dự án vào năm 2026. Do đó, TP đề nghị
điều chỉnh Điều 3.4 của hai hiệp định vay đã ký với thời
hạn giải ngân đến ngày 30-12-2026.
Mặt khác, theo các hiệp định vay đã ký và nội dung đã
sửa đổi tại Điều 6.1, bên vay sẽ bắt đầu trả nợ theo kỳ sáu
tháng/lần sau khi dự án sẵn sàng bắt đầu đi vào vận hành
nhưng không trễ hơn ngày 30-9-2025. Tuy nhiên, theo
quyết định điều chỉnh dự án đầu tư đã được phê duyệt, thời
gian dự kiến đi vào vận hành là vào cuối năm 2026, do đó
việc điều chỉnh lịch trả nợ nêu trên đến ngày 30-9-2027 là
rất cần thiết và phù hợp với thực tiễn.
TP cũng cho biết ngày 10-2-2020, nhà tài trợ KfW đã có
thư gửi lãnh đạo TP và lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị,
trong đó đồng ý về nguyên tắc đối với nội dung đề nghị của
Ban quản lý đường sắt đô thị liên quan đến việc điều chỉnh
khoản vay, thỏa thuận tài chính của dự án đã ký kết với KfW.
Việc điều chỉnh hiệp định vay, thỏa thuận tài chính dự án
phải được duyệt bởi ban quản trị KfW và chấp thuận dựa
trên văn bản yêu cầu chính thức của Bộ Tài chính.
Vì vậy, UBND TP đề nghị Bộ Tài chính thực hiện các thủ
tục gia hạn thời gian giải ngân và điều chỉnh lịch trả nợ của hai
hiệp định vay đã ký với KfW làm cơ sở triển khai thực hiện dự
án theo tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ.
K.CƯỜNG
Các trường hợp không giao phương tiện vi phạm
tự bảo quản
a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
b) Phương tiệngiao thôngđược sửdụngđể đua xe trái phép, chốngngười
thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
d) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, sốmáy
hoặc bị xóa số khung, số máy.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook