049-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy7-3-2020
Tìm phương án giải quyết
lượng rác “khủng” ở TP.HCM
Công ty TNHHMTVMôi trường đô thị TP.HCMđang vận hành hiệu quả
đường dây nóng khi tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của người dân về
vấn đề môi trường.
NGUYỄNCHÂU
T
ại TP.HCMmỗi ngày phải
xử lý khoảng 9.000 tấn rác
thải sinh hoạt, tỉ lệ tăng
khoảng 5%/năm, dự báo đến
năm 2025 là 13.000 tấn/ngày.
Với lượng rác thải sinh hoạt
ngày càng tăng, nhiều hộ gia
đình lo sợ lượng rác sẽ ùn ứ,
ảnh hưởng đến cuộc sống người
dân trên địa bàn TP.
Rác chất thành đống
lớn ngoài đường
Theo ghi nhận, tình trạng
người dân mang rác ra chất
thành đống bất kể thời gian nào
đang diễn ra phổ biến ở nhiều
tuyến đường trên địa bàn TP.
Nhiều đống rác chất bừa bãi,
không được cột chặt, làm nước
chảy ra ngoài, bốc mùi hôi thối.
Chưa kể có những đống rác lớn
bị đổ ra đường, xe cộ cán qua
làm văng khắp nơi, gây mất
vệ sinh công cộng. Điều này
không chỉ làm ảnh hưởng đến
cuộc sống của những người
xung quanh mà còn rất mất
mỹ quan đô thị.
Chị Lê Thị Thơm (ngụ quận
Tân Phú, TP.HCM) bức xúc:
“Nhiều người dân lạ kỳ lắm,
cứ trong nhà có rác là mang để
ngoài đường, không cần để ý
khung giờ nào người thu gom
rác đến lấy rác. Có hôm lực
lượng thu gom vừa gom rác
xong thì thấy có người mang
hai bịch rác to đùng ra để trước
nhà, họ chẳng buộc kỹ nên bốc
mùi hôi thối không chịu nổi”.
Trong khi đó, lượng rác tại
TP.HCM phát sinh càng ngày
càng nhiều, người dân lo sợ
rác sẽ bị ùn ứ, ảnh hưởng đến
chất lượng sống của người dân.
Anh Nguyễn Văn Hạnh
(ngụ quận 12, TP.HCM) chia
sẻ: “Lượng rác hiện nay phát
sinh càng ngày càng nhiều,
nếu người dân cứ vô tư xả rác,
chính quyền không đẩy mạnh
các biện pháp để khắc phục
thì khó giải quyết hết lượng
rác khổng lồ đó”.
Nhiều kế hoạch xử lý
Theo Sở TN&MTTP.HCM,
hiện nay trên địa bàn TP còn
tồn tại tình trạng nhiều hộ gia
đình, chủ nguồn thải vẫn chưa
giao rác đúng thời gian quy định
của địa phương. Ngoài ra, công
tác quản lý lực lượng rác dân
lập ở một số quận, huyện vẫn
chưa được chặt chẽ. Các đơn
vị thu gom rác dân lập chưa
đảm bảo về tần suất và thời
gian thu gom. Đặc biệt, việc
thay đổi thói quen thải bỏ rác
của người dân, phương tiện thu
gom, hạ tầng kỹ thuật thu gom
chưa hoàn chỉnh…
Với những khó khăn, bất cập
còntồntại,SởTN&MTTP.HCM
đã đưa ra nhiều giải pháp như
rà soát lại thời gian thu gom,
điều chỉnh tăng tần suất thu
gom phù hợp và công khai để
người dân tham gia giám sát.
Song song tăng cường kiểm tra,
giám sát việc chấp hành quy
định của pháp luật về bảo vệ
môi trường và xử phạt nghiêm
các hành vi vi phạm liên quan
đến môi trường…
Công ty TNHH MTV Môi
trường đô thị TP.HCM cũng
cho hay đơn vị đã đưa ra nhiều
giải pháp nhằm xóa các điểm
đen gây ô nhiễm môi trường
trên địa bàn công ty trúng thầu
và tham gia xử lý, giải quyết
các vấn đề môi trường đang
còn tồn đọng trên địa bàn TP,
nhằm góp phần xây dựng TP
sạch, xanh. Qua đó cũng góp
phần giải quyết lượng rác khổng
lồ trên địa bàn TP.
Cụ thể, công ty tăng cường
kiểm tra, kiểm soát chất lượng
môi trường trong các hoạt
động; đầu tư các công nghệ
hiện đại, thân thiện môi trường
trong hoạt động thu gom, trung
chuyển, vận chuyển và xử lý
chất thải phù hợp với yêu cầu
phát triển và quy định của TP.
Đồng thời, vận hành có hiệu
quả đường dây nóng tiếp nhận
và xử lý những thông tin phản
ánh của các tổ chức, cá nhân
liên quan đến môi trường như
việc lấy rác không đúng thời
gian, việc xả rác không đúng
nơi quy định.
Theo ông Nguyễn Thanh
Sơn, Phó Giám đốc Công ty
TNHH MTV Môi trường đô
thị TP.HCM, với lượng rác
thải y tế phát sinh lớn, hiện
nay công suất xử lý ở nhà
máy của công ty vẫn đảm bảo
được yêu cầu xử lý. Vì vậy,
đối với rác thải sinh hoạt,
công ty đang thực hiện chủ
trương của TP, đó là tham
gia chuyển đổi công nghệ xử
lý rác từ phương pháp chôn
lấp sang đốt rác phát điện…•
Hiện có nhiều hộ dânmang rác ra đường không đúng thời gian quy định. Ảnh: NC
Công tyTNHHMTVMôi trường đô thị TP.HCM thông tin hiện
nay công ty đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phục vụ
cho hoạt động trung chuyển, xử lý chất thải. Đặc biệt là dự án
chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ chôn lấp
hợp vệ sinh sang công nghệ đốt rác phát điện, dự ánmạng lưới
thu gom, xử lý chất thải tái chế từ chương trình phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm biến rác thành tài nguyên.
Nhiều người dân lạ
kỳ lắm, cứ trong nhà
có rác là mang để
ngoài đường, không
cần để ý khung giờ
nào người thu gom
rác đến lấy rác.
Chị
Lê Thị Thơm
Phê duyệt bồi thường đất sân bay
Long Thành trong quý II-2020
Bộ GTVT mới đây đã có báo cáo Chính phủ về
tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo đó, khâu giải phóng mặt bằng giai đoạn
một của dự án đã hoàn thành công tác kiểm kê 939
hộ/564,28 ha. Phần còn lại 45,72 ha của 1,135 thửa
chưa xác định được chủ đất nên đang được xử lý
theo diện vắng chủ. Dự kiến phê duyệt phương án
bồi thường trong quý II-2020.
Với diện tích đất của cơ quan nhà nước, UBND
tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành ban hành thông báo
thu hồi đất, công tác kiểm đếm, xác định nguồn gốc
đất. Hiện tại, đơn vị đang thuê tư vấn thẩm định
giá để phê duyệt phương án bồi thường, trình duyệt
trong quý I-2020.
Đối với khu vực giải phóng mặt bằng giai đoạn
hai, Bộ GTVT cho biết đã kiểm đếm 486/3,892 hộ.
Đồng thời, tiếp tục ban hành thông báo thu hồi đất,
kiểm đếm, xác định nguồn gốc đất đối với các hộ cá
nhân, tổ chức theo kế hoạch.
Về báo cáo nghiên cứu khả thi Cảng hàng không
quốc tế Long Thành, Bộ GTVT cho biết Chính phủ
đang yêu cầu Hội đồng Thẩm định Nhà nước (do
Bộ KH&ĐT chủ trì) khẩn trương hoàn thiện công
tác thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi trình Thủ
tướng xem xét, quyết định trong tháng 3-2020.
Trước đó, cuối tháng 11-2019, tại kỳ họp thứ 8,
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về giai đoạn một
dự án sân bay Long Thành. Theo đó, sân bay có
một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các
hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu hành khách
một năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm; giao
Chính phủ chọn nhà đầu tư.
Quốc hội lưu ý vốn đầu tư giai đoạn một dự án
sân bay Long Thành phải là “vốn của nhà đầu tư,
không sử dụng bảo lãnh Chính phủ”. Tổng mức
đầu tư dự kiến giai đoạn một gần 111.690 tỉ đồng
(khoảng 4,77 tỉ USD).
Dự án bổ sung hai tuyến giao thông kết nối, gồm
tuyến số một nối với quốc lộ 51 và tuyến số hai nối
với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây. Quốc hội cũng đồng ý giảm diện tích đất
quốc phòng từ 1.050 ha còn 570 ha dành riêng cho
quốc phòng; 480 ha xây dựng kết cấu hạ tầng hàng
không dùng chung quân sự và dân dụng. Việc quản
lý, sử dụng phần diện tích dùng chung theo quy
định pháp luật về đất đai, hàng không dân dụng; ưu
tiên cho hoạt động quân sự khi thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng.
VIẾT LONG
Bàn giao mặt bằng dự án
chống ngập 10.000 tỉ trước 15-3
Để giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan
đến dự án giải quyết ngập khu vực TP.HCM có xét
đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn một), mới
đây UBND TP đã giao huyện Bình Chánh xử lý dứt
điểm việc bồi thường, tái định cư để bàn giao mặt
bằng thi công trước ngày 15-3-2020.
Cạnh đó, TP cũng yêu cầu Công ty cổ phần Cảng
Sài Gòn sớm bàn giao hai bến phao neo đậu tại
cống Tân Thuận cho Công ty TNHH Trung Nam
BT 1547 trước ngày 20-3 để triển khai thi công dự
án này. Đồng thời, yêu cầu Công ty cổ phần Kho
cảng Xăng dầu hàng không miền Nam tạm dừng thi
công cầu cảng tại vị trí ảnh hưởng đến đoạn đê kè
số 2 của dự án.
Về phía Sở GTVT TP.HCM, TP giao việc đánh
giá ảnh hưởng đối với giao thông thủy sau khi công
trình hoàn thành, bảo đảm an toàn giao thông thủy
trước khi vận hành dự án.
Dự án chống ngập do triều khu vực TP.HCM có
xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn một) khởi
công giữa năm 2016; tổng mức đầu tư 10.000 tỉ
đồng gồm sáu cống kiểm soát triều, hệ thống cống
nhỏ bảo vệ những khu vực xung yếu và 7,8 km đê
kè ven sông Sài Gòn. Dự án nhằm kiểm soát ngập
do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu cho vùng diện tích 570 km² và khoảng 6,5 triệu
dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung
tâm TP.HCM.
THU TRINH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook