12
Đời sống xã hội -
ThứHai 9-3-2020
NHÓMPHÓNGVIÊN
P
hó Thủ tướng Vũ Đức
Đam cho rằng trong
cuộc chiến chống dịch
bệnh COVID-19, chúng ta
đã thắng trong giai đoạn mở
màn cuộc chiến và nhất định
chúng ta phải chiến thắng cả
cuộc chiến này.
Thêm 10 ca nhiễm
COVID-19 tại Việt Nam
Chiều tối 8-3, Bộ Y tế cho
biết tiếp tục ghi nhận thêmchín
bệnh nhân nhiễmCOVID-19
tại Việt Nam.
Theo đó, bốn ca ở Quảng
Ninh, hai ca ở Lào Cai, hai ca
ở Đà Nẵng và một ca ở Huế.
Tất cả các ca bệnh này đều là
hành khách nước ngoài bay
trên chuyến bay VN0054 từ
London tới Nội Bài sáng 2-3.
Như vậy, ngày 8-3 ghi nhận
thêm 10 ca mới, nâng tổng số
ca bệnh COVID-19 tại Việt
Nam lên 30. Trong đó, 16 ca
đã được điều trị khỏi hoàn
toàn. 14 ca đang được điều
trị cách ly. Có 11 ca nhiễm
COVID-19 đều là hành khách
trên chuyến bay từ London
về Nội Bài. Hai ca lây từ nữ
hành khách (bệnh nhân thứ
17). Ca thứ 18 là một người
Việt về từ Hàn Quốc.
Tất cả chín bệnh nhân
nhiễmmới vừa ghi nhận đều
có quốc tịch nước ngoài. Cụ
thể, có bảy người mang quốc
tịch Anh, một người mang
quốc tịch Mexico, một người
mang quốc tịch Iceland. Hiện
các ca đang lần lượt điều trị
tại BV đa khoa Lào Cai, BV
đa khoa Đà Nẵng, BV Bệnh
nhiệt đới trung ương và BV
Trung ương Huế.
Làm tốt để tránh
“trong đánh ra,
ngoài đánh vào”
Trước đó, sáng cùng ngày,
Ban chỉ đạo quốc gia phòng,
đoạn nguy cơ lây nhiễm cao
nhất bởi hiện nay tốc độ đi
lại từ các châu lục về Hà Nội
cao khiến TP có nguy cơ lây
nhiễm lớn.
Các đơn vị trên địa bàn đã
chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ
đúng theo chỉ đạo của trung
ương, xác minh làm rõ tất cả
trường hợp tiếp xúc với bốn
trường hợp dương tính với
COVID-19.
Theo ông Nguyễn Đức
Chung, tất cả trường hợp
dương tính đều đã rõ nguồn
gốc lây bệnh. TP cũng khẩn
trương làm rõ cơ bản người
tiếp xúc, lịch trình đi lại của
bốn bệnh nhân này, xác minh,
làm rõ đến đâu tổ chức cách
ly đến đó rất triệt để. Thông
tin từ Bộ Y tế cho thấy bốn
trường hợp đều có sức khỏe
tiến triển tốt.
Cũng theo ông Chung, TP
sẽ công bố tất cả nơi bệnh
nhân ở, đã đi đến khi dương
tính với COVID-19 để người
dân giảm bớt đi đến các nơi
này. Ông Chung đề nghị
người dân Hà Nội nâng cao
tinh thần chủ động, nắm chắc
tình hình dịch bệnh và TP sẽ
công khai minh bạch toàn bộ
thông tin về dịch bệnh.
Trong một diễn biến liên
quan, đầu giờ chiều 8-3, Bộ
Y tế cho biết UBND TP Hà
Nội đã có văn bản gửi cơ
quan này đề nghị công bố
dịch trên địa bàn.•
Một ngày 10 ca nhiễm: Giai đoạn
mới chống dịch COVID-
1
9
Với việc
xuất hiện
thêmnhiều
ca nhiễm
COVID-19
trong những
ngày qua,
công tác
phòng, chống
dịch bệnh
COVID-19
của Việt Nam
bước vào giai
đoạnmới.
Tạm dừng miễn thị thực
hàng loạt nước
Về nhập cảnh, Ban chỉ đạo
quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19đãthảoluậnvàthống
nhất kiến nghị với Thủ tướng
Chínhphủ,Chínhphủtạmdừng
miễn thị thực đơn phương với
các nước thuộc Liênminh châu
Âu (EU) vàAnh; với nhữngnước
ngoài EU có trên 500 ca nhiễm
hoặc có trên 50 ca nhiễm tăng
trong một ngày cũng đề nghị
tạm dừng; từ chối cấp thị thực
cho người nước ngoài vàoViệt
Nam nếu có các triệu chứng,
yếu tố dịch tễ theo quy định.
Tiêu điểm
Binh chủng hóa học khử trùng tại khu vực phố Trúc Bạch, quận BaĐình, HàNội - nơi có nhà của
bệnh nhânmắc COVID-19. Ảnh: DƯƠNGGIANG
chống dịchCOVID-19 đã họp
dưới sự chủ trì của Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam, Trưởng
Ban chỉ đạo.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc
họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam cho rằng trong thực tế,
từ hơn hai ngày nay, chúng
ta đã chính thức bước vào
giai đoạn hai của cuộc chiến
phòng, chống dịchCOVID-19
khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện.
Giai đoạn hai khó hơn giai
đoạn đầu khi dịch đã lan ra
hơn 100 nước. Chúng ta phải
ngăn chặn dịch bệnh từ trăm
ngả thay vì một vài ngả như
trước đây. Thực tế virus dịch
COVID-19 đã xâm nhập vào
nước ta, “đang âm thầm mai
phục”.Nếuchúng takhông làm
tốt sẽ gặp tình huống “trong
đánh ra, ngoài đánh vào”.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh
chúng ta đã lường trước mọi
tình huống và có kịch bản sẵn
sàng ứng phó, ngay cả khi có
hàng ngàn ca nhiễm. Vì vậy,
những ngày tới đây nếu có
vài chục, vài trăm ca nhiễm
cũng không có gì bất ngờ.
“Điều quan trọng nhất là
chúng ta phải tiếp tục kiên trì
thực hiện nghiêm nguyên tắc
chống dịch là ngăn chặn, phát
hiện, cách ly, khoanh vùng,
dập dịch. Khi virus đã vàoViệt
Nam thì việc phát hiện sớm
để ngăn chặn vô cùng quan
trọng” - Phó Thủ tướng nói.
Theo PhóThủ tướng, chúng
ta cần tiếp tục thực hiện thật
tốt công tác điều trị, bảo đảm
bất cứ ai bị nhiễmCOVID-19
cũng được chữa khỏi thì “dù
có nhiều ca nhiễm, dù con
virus gây bệnh COVID-19 có
đáng sợ như thế nào, chúng ta
cũng sẽ chiến thắng”.
Hà Nội minh bạch
thông tin, đề nghị
công bố dịch
Cũng trong sáng 8-3, trước
tình hình phức tạp của dịch
bệnh COVID-19, Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Nguyễn
Đức Chung tiếp tục chủ trì
họp đột xuất của Ban chỉ
đạo phòng chống dịch bệnh
COVID-19 TP Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc
họp, Chủ tịch UBND TP Hà
Nội cho biết đúng theo tinh
thần nhận định cách đây ba
tuần, Hà Nội đang vào giai
Phó Thủ tướng
nhấn mạnh chúng
ta đã lường trước
mọi tình huống, có
kịch bản sẵn sàng
ứng phó với tình
huống, ngay cả
khi có hàng ngàn
ca nhiễm.
Bác bỏ thông tin bộ trưởng Bộ KH&ĐT
nhiễm COVID-19
Chiều 8-3, Bộ Y tế cho biết trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn ông
Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, có kết quả xét nghiệm
dương tính với COVID-19.
Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định thông tin này là không chính xác.
Ông Dũng đã được lấy mẫu xét nghiệm và được xét nghiệm tại hai
phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), đều cho kết quả âm tính.
Tới nay, ông Dũng khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu nào mắc
bệnh COVID-19. Ông đang được cách ly và giám sát y tế chặt chẽ.
Được biết ông Dũng là người ngồi cùng khoang máy bay với bệnh
nhân NHN (ca nhiễm COVID-19 thứ 17 tại Việt Nam).
Trong khoang hạng thương gia trên máy bay số hiệu VN0054 của
Vietnam Airlines, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 4 giờ 30 sáng
2-3, bệnh nhân N. ngồi ghế 5K, còn bộ trưởng Bộ KH&ĐT ngồi ở
ghế 1A.
HÀ PHƯỢNG
Đà Nẵng tận dụng KTX phía tây TP làm nơi cách ly tập trung
Ngày 8-3, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và
UBND TP Đà Nẵng cho biết Phó Chủ tịch Lê Trung
Chinh đã có kết luận về việc sử dụng ký túc xá (KTX)
tập trung phía tây thành phố làm khu vực cách ly.
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng thống nhất tận dụng
khu nhà B, C của KTX phía tây TP là nơi tiếp nhận,
thực hiện cách ly, theo dõi các công dân Việt Nam
đến hoặc trở về từ vùng có dịch trong trường hợp các
cơ sở cách ly dự kiến không đáp ứng đủ nhu cầu. Dự
kiến sức chứa ở đây khoảng 740 giường.
UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan sớm rà soát, có ý kiến về
các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình để
tạm thời phục vụ công tác cách ly. Từ đó báo cáo
ủy ban trước ngày 12-3.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình dân dụng và công nghiệp nhanh chóng triển
khai và hoàn thiện mặt bằng trước ngày 20-3 để sẵn
sàng đưa vào sử dụng khi cần. Đồng thời chịu trách
nhiệm quản lý về hành chính đối với khối B, C
trong thời gian sử dụng làm nơi cách ly.
UBND TP giao Sở Y tế chủ trì, kiểm tra thực tế
khu nhà B, C của KTX và triển khai các quy trình
chuyên môn để thực hiện cách ly theo quy định.
Sở Công Thương phối hợp với Ban quản lý an
toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan chuẩn bị
suất ăn cho các công dân cách ly, dự kiến khoảng
70.000-80.000 đồng/người/ngày. Ngoài ra, khẩn
trương lập kế hoạch trang bị, mua sắm nhu yếu
phẩm thiết yếu phục vụ người cách ly, chủ động
nắm thông tin để không bị động.
TÂMAN
Thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 nhận định
Việt Namđã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người
nhập cảnh, tuy nhiên như vậy chưa đủ mà cần triển khai
khai báo y tế với mọi công dân trong nước.
Theo các thành viên ban chỉ đạo, việc này “không chỉ là
trách nhiệm theo quy định mà còn là hành động cụ thể để
mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống
dịch”. Các thông tin khai báo sẽ được quản lý chặt chẽ, chỉ
phục vụ chống dịch, không dùng vào mục đích khác.
Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn
vị công nghệ thông tin được giao khẩn trương hoàn thiện
phương án, công cụ để chậmnhất sáng 10-3 thực hiện khai
báo sức khỏe toàn dân.