050-2020 - page 9

9
Thủ tướng kiểm tra dự án cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận
ĐÔNGHÀ
S
áng 8-3, tại Tiền Giang,
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc cùng đoàn công tác
Chính phủ, Bộ GTVT, các bộ,
ngành trung ương đã đến kiểm
tra công trình dự án cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận.
Theo báo cáo của Công ty
Cổ phần BOT Trung Lương
- Mỹ Thuận, hiện nay dự án
đã hoàn thành thi công cắm
bấc thấm để xử lý nền đất
yếu trên tuyến chính và đang
trong giai đoạn đắp gia tải,
triển khai thi công cầu. Đến
nay, qua 11 tháng kể từ khi
Tập đoàn Đèo Cả tham gia
quản trị, điều hành, dự án đã
thi công đạt hơn 35% khối
lượng của toàn dự án.
Về nguồn vốn cho dự án,
đến nay chủ sở hữu và vốn
huy động khác do nhà đầu tư
huy động là 3.400 tỉ đồng. Nhà
đầu tư đã huy động đủ số vốn
trên và đã giải ngân vào dự án
2.500 tỉ đồng. Vốn ngân sách
nhà nước hỗ trợ cho dự án là
2.186 tỉ đồng đã được giải ngân
vào dự án 1.733 tỉ đồng (còn
410 tỉ đồng chưa giải ngân).
Đối với vốn tín dụng, liên
danh các ngân hàng cấp tín
dụng gồmVietinBank, BIDV,
Agribank, VPBank và các bên
liên quan đã ký hợp đồng tín
dụng ngày 16-12-2019 với hạn
mức cam kết tài trợ là 6.686
tỉ đồng. Dự kiến nguồn vốn
này được VietinBank và các
ngân hàng đồng tài trợ vốn
sẽ giải ngân vào ngày 9-3.
Đại diện chủ đầu tư cho
biết sẽ phấn đấu đến cuối
năm 2020 thông tuyến và sẽ
cho ô tô dưới 16 chỗ ngồi và
xe máy lưu thông vào dịp tết.
Theo chủ đầu tư, khó khăn
hiện nay là nguồn vật liệu bị
nhiễm mặn, ảnh hưởng đến
quá trình thi công dự án.
Phát biểu tại buổi làm việc,
Thủ tướngNguyễnXuân Phúc
hoan nghênh tinh thần của
chủ đầu tư, Bộ GTVT, tỉnh
Tiền Giang, các đơn vị có
liên quan đã tập trung sức lực,
khả năng thực
hiệnđểđếnnay
dự án đạt trên
35%khốilượng
công trình.
Thủ tướng
Nguyễn Xuân
Phúc chỉ đạo
các bên liên
quan phải xử
lý tốt vấn đề nguồn vốn cho
dự án cao tốc Trung Lương
- Mỹ Thuận theo đúng quy
định. Ngoài ra, Thủ tướng
cũng chỉ đạo các ngân hàng
cam kết tài trợ vốn cho dự
án, trong đó VietinBank với
vai trò là ngân hàng đầu mối
phải cung cấp đủ vốn như
đã cam kết. Thủ tướng yêu
cầu cần tập trung các giải
pháp kỹ thuật để thực hiện
thi công đúng tiến độ, chất
lượng công trình. Cạnh đó,
Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh
Tiền Giang quan tâm và có
trách nhiệm xử lý vấn đề vật
liệu bị nhiễm mặn, tạo điều
kiện để đơn vị thi công dự án.
Thủ tướng giao Bộ GTVT
lập phương án thu phí tuyến
TP.HCM - Trung Lương để
giảm tai nạn
giao thông,
đồng thời có
nguồn kinh
ph í t á i đầu
tư. Bộ GTVT
cần sớm kiến
nghị lên Thủ
tướng Chính
phủ phương
án thi công tuyến Mỹ Thuận
- Cần Thơ theo tinh thần chỉ
thị của Thủ tướng để hoàn
thành năm 2021 cùng với sớm
khởi công cầu Mỹ Thuận 2.
“Chỉ có tinh thần quyết tâm
làm thì mới hoàn thành tuyến
cao tốc này tới Cần Thơ đồng
bộ với tuyến TP.HCM - Trung
Lương, từ đó thông toàn tuyến
TP.HCM - Trung Lương - Mỹ
Thuận - Cần Thơ trong năm
2021. Tinh thần và quyết tâm
ấy sẽ được tổ chức thực hiện
một cách quyết liệt, cụ thể ở
tất cả đơn vị và địa phương
có liên quan” - Thủ tướng
nhấn mạnh.•
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bên liên quan phải xử lý tốt vấn đề về nguồn vốn cho dự án cao tốc Trung
Lương - MỹThuận theo đúng quy định, đảmbảo công trình kịp tiến độ thông tuyến vào cuối năm2020.
Dự kiến nguồn
vốn tín dụng
6.686 tỉ đồng được
VietinBank và các
ngân hàng đồng tài
trợ vốn sẽ giải ngân
vào ngày 9-3.
Thủ tướng kiểmtra công trình cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: ĐH
Khu đô thị mới Thủ Thiêm có
thêm dự án đủ điều kiện bán
Sở Xây dựng TP.HCM vừa phê duyệt
cho ba dự án được đủ điều kiện bán nhà ở
hình thành trong tương lai. Trong đó có dự
án khu phức hợp Sóng Việt (The Metropole
Thu Thiem) của Tập đoàn Quốc Lộc Phát.
Dự án đủ điều kiện bán đối với 456 căn
hộ tại lô đất 1-16 khu chức năng số 1, khu
đô thị mới Thủ Thiêm (phường An Khánh,
quận 2, TP.HCM). 
Dự án gồm ba tòa tháp cao 12 tầng, 1.534
căn hộ, trong đó lô 1-16 (công trình chung
cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ) là
456 căn hộ. Hiện khu căn hộ này đã hoàn
thành phần móng, mặt tiền đường của dự
án dẫn lên cầu Thủ Thiêm 2 đã thi công trải
nhựa và kết nối với đại lộ vòng cung thuộc
khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Dự án thứ hai được Sở Xây dựng TP
duyệt là khu dân cư đa hợp tại lô S4-3,
khu đô thị mới Nam TP (The Ascentia)
tại phường Tân Phú, quận 7 do Công ty
TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng làm chủ
đầu tư, cho thuê mua đối với 193/242 căn
hộ tại dự án.
Dự án thứ ba được duyệt là khu chung
cư lô H thuộc dự án khu nhà ở Bình Chiểu,
phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức do
Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức làm chủ
đầu tư. Dự án đủ điều kiện được bán nhà ở
hình thành trong tương lai với 40/214 căn
hộ (gồm 10 căn hộ ở tầng 2; 15 căn hộ tầng
13 và 15 căn hộ ở tầng 14).
P.CƯỜNG
Thị trường
bất động
sản đang
gặp nhiều
khó khăn,
tồn kho
lớn.
Ảnh:
KIÊN
CƯỜNG
4 tậpđoànbất động sản tồnkho từ4.200 tỉ đến7.397 tỉ đồng
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
(HoREA) hiện có bốn tập đoàn bất động
sản (BĐS) có giá trị hàng tồn kho từ 4.200
tỉ đến 7.397 tỉ đồng.
Cụ thể, trong tham luận “Tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc để thúc đẩy thị trường
BĐS phát triển ổn định, lành mạnh” mới
đây, HoREA cho biết đối với các doanh
nghiệp BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán
năm 2019, hầu hết doanh nghiệp đều có kết
quả kinh doanh sụt giảm.
Ngoại trừ Vingroup đạt doanh thu và lợi
nhuận tốt, các doanh nghiệp còn lại chỉ đạt
mức tăng trưởng bình quân doanh thu 7%
và lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 11%, thấp
hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng lợi
nhuận lên đến 47% của năm 2018. Điều
đáng quan ngại là tổng giá trị hàng tồn kho
của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên
sàn chứng khoán lên đến 223.474 tỉ đồng,
tăng 38% so với năm 2018.
“Trong đó, có đến 24 doanh nghiệp có
giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỉ đồng, bốn
tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỉ
đến 7.397 tỉ đồng. Riêng hai tập đoàn hàng
đầu lại có lượng hàng tồn kho chiếm đến
63% tổng giá trị hàng tồn kho” - HoREA
thông tin.
Tuy nhiên, HoREA nhận thấy hàng tồn
kho, nếu theo kế hoạch sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp và trong quá trình
phân phối lưu thông sản phẩm thì là điều
bình thường, thậm chí có thể là một lợi thế
của doanh nghiệp. Nhưng cũng có thể thấy
nếu hàng tồn kho BĐS này không theo
kế hoạch kinh doanh mà vì những yếu tố
khác thì sẽ trở thành gánh nặng cho doanh
nghiệp và cho nền kinh tế.
Ví dụ, hàng tồn kho đó là bán thành
phẩm (như do vướng mắc về pháp lý nên
dự án bị dừng triển khai, không ra được
sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi
vay…) hoặc là thành phẩm nhưng không
bán được hoặc chưa bán được, không có
tính thanh khoản thì các doanh nghiệp có
thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
Riêng với TP.HCM thì có khoảng
415.000 doanh nghiệp, trong đó có gần
15.000 doanh nghiệp BĐS. Trong gần
9.000 doanh nghiệp lớn của TP thì có đến
hơn 30% là doanh nghiệp BĐS. Tuy chỉ
chiếm 2% tổng số doanh nghiệp nhưng
doanh nghiệp BĐS chiếm hơn 70% tổng số
vốn đăng ký và đóng góp hơn 80% đối với
khu vực kinh tế tư nhân của TP.
Mặc dù có vị thế quan trọng trong các
thành phần kinh tế của TP nhưng lĩnh vực
BĐS vẫn gặp nhiều khó khăn ngày càng
khắc nghiệt hơn. Tăng trưởng bình quân
của lĩnh vực trong giai đoạn 2015-2019
chỉ đạt 4,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng
GRDP và hiện nay tỉ trọng đóng góp trong
GRDP cũng thuộc hàng thấp nhất trong
chín ngành dịch vụ chủ yếu của TP.
Trong hai năm 2018-2019, hầu hết
doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn, quy
mô thị trường và nguồn cung giảm mạnh,
hàng loạt doanh nghiệp giảm doanh thu và
lợi nhuận, giá nhà tăng, đông đảo người
có thu nhập trung bình và người có thu
nhập thấp đô thị, người nhập cư ngày
càng khó tạo lập nhà ở.
KIÊN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook