050-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 9-3-2020
ĐẠI THẮNG
-
VĨ CƯỜNG
T
hủ tướng Ý Giuseppe
Conte rạng sáng 8-3
(giờ địa phương) đã ký
sắc lệnh phong tỏa toàn bộ
vùng Lombardy cùng 14 tỉnh
khác ở miền Bắc nước này,
động thái mới nhất nhằm
chống đại dịch COVID-19
đang hoành hành. Khu vực
bị phong tỏa có dân số lên
đến gần 16 triệu người, được
xem là điểm nóng bùng phát
dịch ở đất nước hình chiếc
ủng. Không chỉ Ý, nhiều
nước châu Âu đang nóng lên
vì dịch COVID-19.
Từ sự chủ quan
của chính quyền
Theo ghi nhận của
Pháp
Luật TP.HCM
, ngay cả các
quốc gia như Đức, Ý, Pháp,
Anh hay Tây Ban Nha, công
tác tuyên truyền về virus gây
dịch COVID-19, các biện
pháp phòng tránh cơ bản như
đeo khẩu trang, vệ sinh cơ
thể, tránh nơi đông người...
dường như không hiệu quả.
Thậm chí nhiều hoạt động
lễ hội đông người ở châu
Âu vẫn được phép diễn ra
vào tháng 2, giai đoạn Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO)
lên tiếng cảnh báo về dịch
COVID-19 đang bùng phát
Việt nói. Một số gia đình có
đăng ký kinh doanh sẽ được
mua với số lượng tối thiểu
phục vụ cho các nhân viên
trong công ty. Ngành chức
năng ở Đức đã ra chỉ thị cấm
xuất khẩu khẩu trang y tế cũng
như các mặt hàng rửa tay, sát
khuẩn nhưng vẫn khan hiếm.
Tương tự, tình trạng thiếu
các thiết bị bảo hộ y tế cũng
xảy ra tương tự tại Ý, Pháp và
tại Trung Quốc và một số
quốc gia châu Á.
Khâu chuẩn bị vật tư y tế,
thiết bị bảo hộ ở châu Âu cũng
có nhiều thiếu sót. Nhiều độc
giả của
Pháp Luật TP.HCM
đang học tập, làm việc tại Đức
phản ánh các mặt hàng khẩu
trang, dung dịch rửa tay sát
khuẩn tại đây rất khan hiếm.
Khi dịch bùng phát, nhiều
người cũng muốn mua nhưng
các hiệu thuốc, siêu thị, cửa
hàng tiện lợi đều gần như
không có.
“Nhà tôi ở cạnh một cửa
hiệu tiện lợi lớn mà không
mua được một chiếc khẩu
trang hay lọ nước rửa tay
nào. Đi khắp các hiệu thuốc
cũng không có, dù nơi tôi ở
tình trạng dịch vẫn ở mức
thấp” - một người Đức gốc
Nhiều hoạt động
lễ hội đông người ở
châu Âu vẫn được
phép diễn ra vào
tháng 2-2020, giai
đoạn WHO cảnh báo
về dịch COVID-19
đang bùng phát tại
Trung Quốc và một
số quốc gia châu Á.
Lý do dịch COVID-19 khuynh
Những con số lây nhiễm, tử vong
tăng liên tục ở “lục địa già” châu Âu
khiến thế giới đang đặt câu hỏi
vì sao khu vực giàu có này đang
lao đao vì dịch COVID-19.
Người Ý thiếu kinh nghiệm phòng dịch,
lại quá chủ quan
Theo quan điểm cá nhân tôi,
việc lây nhiễm nhanh và tăng
mạnh số ca tử vong ở Ý là do
chính quyền và người dân chưa
có kinh nghiệm phòng những
bệnh lây nhiễm như thế này
trong quá khứ. Về mặt chính
quyền, họ chưa có những chỉ
đạo và biện pháp phòng dịch
đúng đắn và kịp thời. Về phía
người dân, chưa thực sự nhận
thấy tầm nguy hiểm của bệnh dịch COVID-19 và chưa áp
dụng biện pháp phòng dịch đúng mức.
Dịch đã bùng phát ở Trung Quốc (TQ) rất lâu, đặc biệt
dịp tết âm lịch, có rất nhiều người TQ và châu Á quay trở
về quê hương ăn tết, sau đó quay trở lại Ý. Tuy nhiên, vào
thời điểm đó Ý vẫn chủ quan chưa áp dụng biện pháp kiểm
tra y tế, thân nhiệt của hành khách sau khi họ từ TQ trở lại
Ý. Đây là chia sẻ được rút ra từ trường hợp của một giáo sư
trở về từ TQ, đã qua hải quan mà không hề được kiểm tra
y tế.
Mặc dù có dấu hiệu dịch bệnh nhưng hoạt động văn hóa
tập trung đông người như lễ hội hóa trang vẫn diễn ra bình
thường. Ví dụ, ngày 16-2 lễ hội diễn ra tại quảng trường
San Marco (được xem là trái tim du lịch của TP Venice -
PV) và chỉ bị hủy khi dịch thực sự đã bùng phát vào ngày
21-2.
Về phía người dân, dù được khuyến cáo là hạn chế
đến chỗ đông người nhưng mọi người vẫn đi bar, lễ hội.
Trường học đóng cửa nhưng chỉ sinh viên được nghỉ, các
nhân viên hành chính vẫn làm việc, các viện nghiên cứu,
nhóm dự án vẫn làm việc. Hơn nữa, người dân không có
thói quen đeo khẩu trang khi ra đường nên việc lây lan
dễ dàng hơn.
Giới trẻ thì suy nghĩ là dịch bệnh COVID-19 chỉ tác động
đến người già là chủ yếu nên vẫn thản nhiên tham gia các
hoạt động vui chơi, giải trí. Họ nghĩ rằng chỉ cần không
gặp ông bà, bố mẹ (để không lây bệnh nếu không may mắc
phải) là được. Ghi nhận của tôi đến ngày 6-3 cho thấy các
quán bar, quán cà phê vẫn đông người vào buổi tối.
Anh
PHẠM HÙNG VƯƠNG
,
nghiên cứu sau tiến sĩ
tại TP Venice, Ý
Đức không quyết liệt chống dịch
và hành động chậm chạp
Ở Đức, tình hình gia tăng ca
nhiễm mạnh quá. Tôi thấy chính
quyền sở tại không làm quyết
liệt và cũng không truyền thông
quyết liệt ngay từ đầu như ở Việt
Nam. Lý do vì sao thì tôi không
rõ nhưng tôi đoán họ xem nhẹ
dịch bệnh này, nghĩ COVID-19
cũng như cúm mùa, sẽ không
gây thiệt hại nghiêm trọng.
Vì vậy nên nửa cuối tháng 2
Thư từ vùng dịch
NgườiViệt ởchâuÂukể chuyện chống
Một số độc giả đã viết cho
Pháp Luật TP.HCM
, kể về câu chuyện chống dịch COVID-91 đang
Một người đàn ông ở thủ đô Rome đeo khẩu trang phòng COVID-19 khi dịch này bùng phát tại Ý. Ảnh: AFP
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook