050-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 9-3-2020
Cách ứng phó tiền điện
tăng cao mùa nắng nóng
Xemxét chuyểnđổi
hình thức đầu tư
cao tốcBắc-Nam
ĐÀOTRANG
T
ổng Công ty Điện lực
TP.HCM (EVN HCMC)
khuyến cáo người dân
nên áp dụng nhiều biện pháp
để hạn chế việc hóa đơn tiền
điện tăng cao, nhất là vào mùa
nắng nóng. Cụ thể, có nhiều
cách thức để người dân sử
dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Điển hình như lắp đặt điện
mặt trời trên mái nhà là một
trong những giải pháp tối ưu
nhất hiện nay.
Sử dụng điện tiết kiệm
và hiệu quả
Đối với các giải pháp tiết
kiệm điện trong sinh hoạt,
EVNHCMC khuyến cáo người
dân nên tạo thói quen khi sử
dụng các thiết bị điện trong gia
đình theo các lưu ý sau:
Tắt các thiết bị điện khi ra
khỏi phòng, cắt hẳn nguồn
điện nếu không sử dụng các
thiết bị điện.
Tận dụng tối đa ánh sáng
và thông gió tự nhiên, tắt đèn
chiếu sáng và các thiết bị điện
khi không có nhu cầu sử dụng.
Đồng thời, thiết kế, lắp đặt hệ
thống chiếu sáng hành lang, sân
vườn, khu vực làm việc theo
tiêu chuẩn hiện hành.
Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt
độ khi thật cần thiết, cài đặt
chế độ làm mát từ 25°C trở
lên hoặc đặt chế độ chênh
lệch nhiệt độ trong phòng và
nhiệt độ bên ngoài chỉ 3-5°C.
Người dân nên dùng quạt thay
thế điều hòa nhiệt độ khi thời
tiết không quá nóng.
Khi cải tạo hoặc trang bị mới
nên sử dụng phương tiện, thiết
bị điện hiệu suất cao theo quy
định hoặc thiết bị điện có dán
nhãn tiết kiệm năng lượng;
không sử dụng bóng đèn sợi
đốt trong quá trình thay thế
hoặc mua mới.
Hạn chế sử dụng các thiết bị
tiêu thụ điện lớn (điều hòa không
khí, bìnhnước
nóng, bàn là
điện...) trong
thời gian cao
điểm tối của
hệ thống điện
(từ 17 giờ đến
20 giờ hằng
ngày).
Đối với khách hàng sử dụng
điện trong sảnxuất, EVNHCMC
khuyến cáo các doanh nghiệp
cần xây dựng các giải pháp sử
dụng điện tiết kiệmvà hiệu quả,
đảm bảo sử dụng đúng công
suất và biểu đồ phụ tải đã đăng
ký trong hợp đồng mua bán
điện. Bố trí kế hoạch sản xuất
hợp lý, hạn chế tối đa việc huy
động các thiết bị có công suất
tiêu thụ điện lớn như các máy
nghiền, trạm bơm nước, máy
nén khí... vào giờ cao điểm,
hạn chế tối đa các thiết bị điện
hoạt động không tải.
Ngoài ra, khách hàng cần
tăng cường sử dụng các thiết bị
điện được dán nhãn năng lượng
hiệu suất cao; khuyến khích sử
dụng các dạng
năng lượngmới,
nănglượngtáitạo
như: năng lượng
gió,mặt trời, sinh
khối, rác,...Đồng
thời nên sử dụng
hệ thống dự trữ
năng lượng ở
giờ thấp điểm để sử dụng vào
giờ cao điểm; sử dụng các dịch
vụ tiết kiệm năng lượng do các
công ty dịch vụ năng lượng
(ESCO) cung cấp. Các doanh
nghiệp là cơ sở sử dụng năng
lượng trọng điểm theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ
cần thực hiện đầy đủ các quy
định tại Luật Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả và
các văn bản hướng dẫn.
Lắp đặt điện mặt trời
trên mái nhà
Theo EVNHCMC, điện mặt
trời trên mái nhà hiện đang là
lựa chọn của nhiều hộ gia đình
tại TP.HCM. Cụ thể, tính đến hết
tháng 1-2020 đã có 5.857 công
trình được nối lưới với công
suất đạt 75,84 MWp. Dự kiến
trong năm 2020, EVNHCMC
thực hiện ký hợp đồng mua
bán điện mặt trời của khách
hàng với công suất khoảng
300 MWp.
Theođó, EVNHCMCkhuyến
khích khách hàng nên lắp đặt
hệ thống điện mặt trời trên mái
nhà để tiết kiệm chi phí, giảm
thiểu mất điện khi lưới có sự
cố, góp phần cung cấp điện ổn
định cho sinh hoạt, sản xuất
của nhân dân.
Hiện nay, trên thị trường có
rất nhiều nhà cung cấp hệ thống
điện mặt trời áp mái với chi phí
lắp đặt hợp lý. Ví dụ, hệ thống
điện mặt trời áp mái cho hộ gia
đình có công suất lắp đặt 2-5
kWp (6-7 m
2
/1kWp). Số tiền
đầu tư cho hệ thống này sẽ dao
động trên dưới 20 triệu/kWp,
giảm nhiều so với vài năm
trước đây, thời gian bảo hành
trên 25 năm.
Sau khi hoàn thiện lắp đặt
hệ thống điện mặt trời trên mái
nhà, khách hàng liên hệ với các
Công ty Điện lực hoặc tổng đài
1900545454 để thực hiện các
thủ tục ký hợp đồng bán lại sản
lượng điện dư phát ngược lên
lưới cho EVNHCMC.•
Cuối năm 2019, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xem xét tạm dừng việc đề xuất,
thỏa thuận các dự án điện mặt trời theo cơ chế giá FIT cho tới
khi có hướng dẫn mới của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến
ngày 7-1-2020, Bộ CôngThương đã có văn bản chấp thuận cho
EVN tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu mua bán điện từ
các dự án điện mặt trời trên mái nhà.
Bộ CôngThương cũng yêu cầu EVNphải thông báo rõ với các
khách hàng khi thực hiện đầu tư phải tự chịu rủi ro về sự thay
đổi (nếu có) so với đề xuất điệnmặt trời trênmái nhà. Quy định
này có trongdự thảo về cơ chế khuyến khíchphát triểnđiệnmặt
trời tại Việt Namáp dụng sau ngày 1-7-2019. Do vậy, EVNHCMC
đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu
bán điện từ dự án điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng.
EVNHCMC khuyến
khích khách hàng
nên lắp đặt hệ thống
điện mặt trời trên
mái nhà để tiết kiệm
chi phí.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương
hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân,
thực hiện các dự án đầu tư công quymô lớn,
quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có
chỉ thị về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng
phó với dịch COVID-2019.
Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu
tư và cải thiện môi trường kinh doanh, Thủ tướng
giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền
về việc chuyển đổi từ đầu tư theo hình thức công tư
(PPP) sang đầu tư công đối với các dự án hạ tầng
trọng điểm như các dự án thành phần xây dựng
một số đoạn cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn
2017-2020.
“Đồng thời, Bộ GTVT cũng chủ trì xem xét
việc áp dụng chỉ định nhà đầu tư, chỉ định thầu,
bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật,
báo cáo Chính phủ trước ngày 15-3-2020 để báo
cáo cấp có thẩm quyền theo quy định…” - Thủ
tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT khẩn
trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân,
thực hiện các dự án đầu tư công quy mô lớn,
quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như các dự án
mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
và Nội Bài, xây dựng mới cảng hàng không quốc
tế Long Thành, đường cao tốc Bắc-Nam phía
Đông... không được để chậm trễ như thời gian
vừa qua.
Trước đó, Bộ GTVT có báo cáo Chính phủ tiến
độ dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam. Theo đó, dự
án đường bộ cao tốc Bắc-Nam gồm 11 dự án thành
phần (trong đó có ba dự án đầu tư công và tám dự án
đầu tư theo hình thức PPP). Ba dự án đầu tư công đã
khởi công xây dựng (Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ -
La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2).
Đối với tám dự án PPP, Bộ GTVT đã hoàn thành
công tác đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển với 32 nhà đầu
tư. Kết quả chấm hồ sơ sơ tuyển từ các ban quản lý
dự án cho thấy dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết không
có nhà đầu tư nào trúng sơ tuyển.
Ba dự án Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi
Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu có hai nhà đầu tư
trúng sơ tuyển. Bốn dự án còn lại gồm Diễn Châu
- Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh
Hảo, Phan Thiết - Dầu Giây có từ ba nhà đầu tư
trúng sơ tuyển trở lên. Với một số dự án không lựa
chọn được nhà đầu tư, Bộ GTVT cho biết sẽ báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chuyển
đổi hình thức đầu tư (từ đầu tư PPP sang đầu tư
công) theo nghị quyết của Quốc hội. Về thời gian
khởi công các dự án trên, Bộ GTVT dự kiến vào
cuối năm 2020. “Tuy nhiên, công tác khởi công
phụ thuộc rất nhiều vào kết quả lựa chọn nhà đầu
tư và công tác đàm phán hợp đồng…” - báo cáo Bộ
GTVT nêu rõ.
VIẾT LONG
Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Namkéo dài từ Lạng Sơn
đến CàMau. Ảnh: V.LONG
Lắp điệnmặt
trời trênmái
nhà đang
là lựa chọn
của nhiều hộ
gia đình ở
TP.HCM.
Ảnh: Đ.TRANG
Nếu sử dụng điện không hợp lý, khách hàng có thể phải trả hóa đơn tiền
điện tăng cao đột biến.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook