052-2020 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư11-3-2020
Xuất khẩu lao động:
Nín thở chờ hết dịch
C
ác doanh nghiệp lĩnh lực
xuất khẩu lao động cho
hay thông thường sau tết
Nguyên đán, lượng người
đăng ký học tiếng để xuất
ngoại làm việc nhộn nhịp.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, số lượng
người đăng ký giảm mạnh.
Sẵn sàng chuẩn bị
chờ qua dịch
Số liệu từ Cục Quản lý lao
động ngoài nước thuộc Bộ
LĐ-TB&XH cho thấy trong
vòng ba năm gần đây, từ năm
2017 đến 2019, bình quân
mỗi năm có hơn 120.000 lao
động Việt Nam (VN) sang
Hàn Quốc, Đức, Đài Loan,
Nhật Bản, Rumani, Hong
Kong và một số thị trường
khác làm việc. Trong đó, hai
thị trường Nhật Bản và Hàn
Quốc chiếm khoảng 80% số
lao động sang làm việc.
Tuy nhiên, nhiều doanh
nghiệp cho hay do ảnh hưởng
của dịchCOVID-19khiếnđơn
hàng tuyển dụng, đợt xuất
cảnh lao động bị tạm dừng.
Đại diện một công ty xuất
khẩu lao động tại TP.HCM
cho hay nếu bình thường thì
đầu quý I-2020 công ty đã
tăng tốc tuyển nguồn lao động
để đào tạo tiếng Nhật, định
hướng kỹ năng làm việc cho
ứng viên thì nay chỉ tập trung
bồi dưỡng cho các ứng viên
đã phỏng vấn trúng tuyển,
chuẩn bị xuất cảnh.
“Nói chung tiến độ và kế
hoạch xuất khẩu lao động
đều bị đảo lộn do dịch diễn
biến phức tạp. Lúc này chúng
tôi tập trung ổn định cho
đội ngũ ứng viên đã đăng
ký trước tết, đồng thời cập
nhật tình hình từ Bộ Y tế để
có phương án đưa lao động
sang các nước làm việc an
toàn” - vị này nói. 
Đại diện một số công ty
khác cũng cho biết do dịch
bệnh nên các đơn hàng sụt
giảm mạnh. Chưa kể các
công ty tuyển dụng nước
ngoài do lo ngại dịch bệnh,
hạn chế đi lại nên việc ký kết
hợp đồng bị gián đoạn. Điều
này khiến hoạt động đưa lao
động ra nước ngoài làm việc
cũng bị ngưng trệ. Chính vì
vậy, các công ty xuất khẩu
lao động đều phải “nín thở”
mong dịch bệnh sớm qua, thị
trường sớm hồi phục.
BàDươngThịThuCúc,Chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng giám
đốc Công ty TNHH Dịch vụ
Quốc tế Sài Gòn (SAI GON
Inserco), chia sẻ dịch kéo dài
nên các chuyến công tác qua
lại giữa các doanh nghiệpVN
và Nhật phải hủy hoặc dời.
Tuy vậy, khi xảy ra dịch, công
ty đã chủ động các phương
án phòng ngừa lây lan đối
với ứng viên đến đăng ký
học tiếng Nhật và phỏng vấn.
Chẳng hạn phun khử trùng ký
túc xá, đeo khẩu trang, kiểm
tra thường xuyên khu bếp ăn
để đảm bảo an toàn cho ứng
viên lẫn người lao động yên
tâm học tập và làm việc. 
Theo bà Cúc, nhờ làm tốt
khâu phòng ngừa và cập nhật
diễn biến tình hình dịch các
nước nên học viên vẫn đến
tìm hiểu thông tin và đăng ký
học tiếng. “Chúng tôi đang
chuẩn bị tốt nguồn ứng viên
để khi hết dịch sẽ triển khai
sâu rộng đến các thị trường,
trong đó chủ lực là đưa lao
động sangNhật làmviệc” - bà
Cúc cho hay. 
Phỏng vấn trực tuyến
lên ngôi
Công ty Esuhai có trụ sở
tại TP.HCM nằm trong tốp
đầu đưa thực tập sinh sang
Nhật làm việc với bình quân
1.000 lao động mỗi năm. Học
viên trước khi xuất cảnh đều
được đào tạo tiếng bài bản,
nhưng trước tình hình dịch
kéo dài vẫn chưa hạ nhiệt
nên việc đưa thực tập sinh
sang Nhật không còn nhộn
nhịp như trước.
Theo tổng giámđốc công ty,
ông Lê Long Sơn, việc ký kết
các hợp đồng triển khai bị gián
đoạn, thay vì các nghiệp đoàn
và chủ sửdụng laođộngvềVN
phỏng vấn ứng viên trực tiếp
thì nay họ chuyển sang phỏng
vấn trực tuyến để hạn chế nguy
cơ lây lan dịch bệnh.
“Nhìn chung các công ty
của Nhật vẫn chủ động nguồn
nguyên liệu để sản xuất, tuy
nhiên một số ngành nghề bị
ảnh hưởng do đơn hàng không
dồi dào như trước nên nhu
650.000 lao động Việt Nam làm việc
tại hơn 40 quốc gia
Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH cho
hayđã khuyến cáo:Tùy theodiễnbiến tìnhhìnhdịchbệnhvà
hướngdẫn của chínhquyền sở tại, người laođộngVNởnước
ngoài, nhất là tại các khuvực códịchhạnchếđi lại; khôngđến
các vùng có dịch và không rời khỏi quốc gia, vùng lãnh thổ
đó khi không cần thiết nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Cả nước hiện có hơn 420 doanh nghiệp có giấy phép
hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm
việc; có khoảng 650.000 lao độngVN đang làm việc tại hơn
40 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong hơn 30 nhóm lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau.
Áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ
sức khỏe người lao động
Từ TP Nagoya (Nhật Bản), anh Nguyễn Hoàng, thực tập
sinh làmviệc trong lĩnh vực cơ khí, chia sẻ từ khi xảy ra dịch,
chủ sử dụng lao động thực hiện nhiều biện pháp để đảm
bảo sức khỏe cho thực tập sinh. Đơn cử như yêu cầu thực
tập sinh mang khẩu trang, ăn ở vệ sinh, không tập trung
nơi đông người, thường xuyên rửa tay.
Cũng theo anh Hoàng, lâu nay công ty nơi anh làm việc
luôn kín lịch làm việc cả năm và thường xuyên tăng ca nên
thu nhập khá ổn định. Song do có dịch nên hai tuần gần
đây công ty ít đơn hàng, cắt giảm thời gian làm.
Giới đầu tư đã rất sốc khi giá dầu liên tục đi xuống.
Đỉnh điểm là ngày 9-3, giá dầu thô Brent có lúc giảm đến
gần 30%, xuống chỉ còn hơn 32 USD một thùng. Còn dầu
thô Mỹ WTI giảm hơn 31%, về mức trên 28 USD mỗi
thùng. Đây là mức sụt giảm lớn nhất kể từ chiến tranh
vùng Vịnh năm 1991.
Nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu thế giới rớt giá
mạnh là do dịch COVID-19 lan mạnh khắp thế giới, đặc
biệt tại các nền kinh tế phát triển, khiến nền kinh tế toàn
cầu chao đảo trong nỗi sợ hãi. Điều này làm suy yếu nhu
cầu năng lượng trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, mới đây Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu
mỏ (OPEC) và Nga thất bại trong việc thống nhất giảm
thêm sản lượng để cứu giá dầu. Thậm chí Saudi Arabia
cho biết sẽ nâng sản lượng dầu thô lên trên 10 triệu thùng
một ngày trong tháng 4.
Theo giới phân tích, nếu giá dầu thế giới tiếp tục duy
trì mức thấp như hiện nay trong một thời gian dài thì thị
trường xăng tại Việt Nam chịu sức ép rất lớn giảm giá.
Thông thường, giá xăng dầu thành phẩm trong nước sẽ
tương đương với xăng dầu nhập khẩu để đảm bảo tính
cạnh tranh của thị trường.
Cách đây bốn năm, khi giá dầu rớt xuống 44 USD mỗi
thùng, giá xăng Việt Nam đã điều chỉnh mạnh về mức
15.000 đồng/lít. Nay giá dầu thế giới giảm xuống còn trên
30 USD/thùng thì giá xăng dầu tại Việt Nam cũng có cơ
hội giảm mạnh. Như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng
lợi từ việc giá xăng dầu giảm. Tuy vậy, giá xăng dầu Việt
Nam giảm bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc trích lập quỹ
bình ổn và các loại thuế, phí.
Hiện giá bán xăng E5 không cao hơn 18.346 đồng/lít,
xăng A95 không cao hơn 19.127 đồng/lít.
PHƯƠNG MINH
cầu tuyển dụng cũng giảm
theo” - ông Sơn nói.
Trước bối cảnh trên, không
chỉ Công ty Esuhai mà nhiều
công ty xuất khẩu lao động
đã triển khai nhiều phương
án để ứng phó. Ví dụ, tăng
cường phỏng vấn trực tuyến
một cách linh hoạt ứng viên
để hạn chế tiếp xúc trong
bối cảnh dịch bệnh lan rộng
nhiều quốc gia; mời cơ quan
y tế kiểm tra thân nhiệt, các
triệu chứng lâm sàng, nếu
phát hiện người lao động bị
sốt, ho, khó thở thì tiến hành
cách ly y tế…
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngĐặng SỹDũng,
Phó Cục trưởng Cục Quản lý
lao động ngoài nước thuộc Bộ
LĐ-TB&XH, cho hay để tăng
cường các biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19, trước
mắt cục khuyến cáo các doanh
nghiệp không đưa lao động
VN đi làm việc ở nước ngoài
tại các vùng dịch bệnh.
“Chúng tôi cũng thiết lập
đầu mối liên lạc với người lao
động do doanh nghiệp đưa đi,
thường xuyên trao đổi, nắm
bắt, giám sát chặt chẽ tình
hình sức khỏe của người lao
động để xử lý kịp thời khi có
dấu hiệu bất thường liên quan
đến dịch bệnh COVID-19;
khuyến cáo người lao động
chủ động khai báo y tế, theo
dõi sức khỏe theo quy định
của các nước, vùng lãnh thổ”
- ông Dũng cho hay.•
DịchCOVID-19đãảnhhưởngkhôngnhỏđếncông tác tuyểndụng, đàotạo, xuất cảnhlaođộngsangcác thị trường.
Một công ty Nhật Bản phỏng vấn ứng viên trực tuyến để đưa sangNhật làmviệc. Ảnh: P.ĐIỀN
Thay vì phỏng vấn
ứng viên trực tiếp,
nay chủ sử dụng
lao động chuyển
sang phỏng vấn trực
tuyến để hạn chế
nguy cơ lây lan
dịch bệnh.
PHONGĐIỀN
Giá xăng tại Việt Nam có thể sẽ giảm mạnh trong vài ngày tới
Giá xăng dầu trong nước dự báo sẽ giảmmạnh. Ảnh: TL
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook