052-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư11-3-2020
Tiêu điểm
“Giáo viên giả” dạy lái xe:
Trách nhiệm thuộc về ai?
83 giáo viên tại năm cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn TP.HCMsử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ.
THYNHUNG
S
au khi Tổng cục Đường
bộ Việt Nam ban hành
các kết luận xác minh
các đơn tố cáo giáo viên (GV)
dạy thực hành lái xe sử dụng
văn bằng, chứng chỉ không
hợp lệ, Sở GTVT TP.HCM
đã tiến hành thu hồi 83 giấy
chứng nhận GVdạy thực hành
lái xe đã cấp tại năm cơ sở
đào tạo. Đồng thời, đình chỉ
tuyển sinh hai tháng đối với
năm cơ sở này.
Đình chỉ tuyển sinh
hai tháng
Năm cơ sở có GV sử dụng
văn bằng không hợp lệ gồm:
Trường dạy lái xe Thống Nhất,
Trung tâmdạy nghề lái xe Tiến
Phát, Trung tâm dạy nghề lái
xe Hiệp Phát, Trường dạy
nghề tư thục lái xe Thế Giới,
Trường dạy nghề tư thục lái
xe Sài Gòn.
Điển hình, Trường dạy lái
xe Thống nhất có 29/33 GV
sử dụng chứng chỉ, văn bằng
giả. 29 trường hợp này đã bị cơ
quan chức năng buộc thôi việc.
Thông tin trên website, mỗi
năm trường này đào tạo gần
3.000 học viên và tỉ lệ đậu
bình quân luôn trên 90%. Thời
điểm hiện tại, một số thông tin
về trường đã bị khóa.
Phóngviên liênhệ qua đường
dây nóng của trường và nhân
viên ở đây cho biết mọi thông
tin đã được công khai và nhà
trường không nói gì thêm.
Bốn cơ sở còn lại có 54 GV
sử dụng văn bằng, chứng chỉ
không hợp lệ.
Theo Sở GTVT, 54 trường
hợp này, các văn bằng chuyên
môn, chứng chỉ sư phạm giả là
do các cá nhân GV dạy thực
Theo luật sư Cao Ngọc Sơn (Đoàn Luật sư TP.HCM), việc sử
dụng chứng chỉ, vănbằng sưphạmđể dạy lái xe giả cũnggiống
như việc luật sư hay bác sĩ sử dụng chứng chỉ giả vậy. Việc này
gây nguy hiểm cho xã hội nên cần phải bị nghiêm trị.
Theo đó, tùy theo từngmức độmà hành vi này có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính và xử lý
bằng các hình thức kỷ luật khác.
Cụ thể, đối với cơ sở đào tạo lái xe bố trí GV không đủ tiêu
chuẩnđể giảngdạy sẽ bị phạt tiền 3-5 triệuđồng (điểma khoản
3 Điều 37 Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt).
Về cá nhân, việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề
nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
sẽ bị phạt tiền 7-10 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu văn bằng,
chứng chỉ giả (khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015 quy định
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp).
Trường hợp nặng nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Theo khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) quy định: Người nào làm giả con dấu, tài liệu
hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu,
tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị
phạt tiền 30-100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
Tínhđếnhếttháng2-2020,trên
địa bànTP.HCM có 73 cơ sở đào
tạo lái xe (trong đó có 56 cơ sở
đào tạo lái xe ô tô, 17 cơ sở đào
tạo lái xemô tô) với 6.576GVdạy
thực hành lái xe. Trong hai năm
2018-2019, Sơ GTVTTP.HCMđa
câptôngcônghơnmộttriêugiây
phep lai xe, chiếmkhoảng 23%
tổng lương giây phep lái xe đa
câp trên toàn quốc.
Nhiều chứng chỉ sư
phạm giả là do các
cá nhân GV dạy
thực hành tự mua
qua mạng nộp cho
cơ sở đào tạo lái xe.
hành tự mua qua mạng nộp
cho cơ sở đào tạo lái xe.
Từ các sai phạm nêu trên,
Thanh tra Sở GTVT cho biết
đã đình chỉ tuyển sinh hai
tháng đối với năm cơ sở đào
tạo này. Đồng thời, cơ quan
chức năng cũng phạt hành
chính việc bố trí GV không
đủ tiêu chuẩn để giảng dạy,
mức phạt 4 triệu đồng/cơ sở.
Ngoài ra, Sở GTVT yêu
cầu các cơ sở đào tạo lái xe
nghiêm túc tổ chức họp kiểm
điểm chấn chỉnh đối với các
cá nhân, phòng ban tiếp nhận
hồ sơ GV đã để xảy ra sai
sót, thanh lý hợp đồng đối
với các GV không đảm bảo
tiêu chuẩn.
Cũng từ sự việc này, Sở
GTVT cho hay sẽ điều chỉnh
lượng đào tạo của các đơn vị
có vi phạm quy định tại Thông
tư 38/2019 của Bộ GTVT.
Các cơ sở đào tạo tự
thẩm duyệt văn bằng
Liên quan đến trách nhiệm
của cơ quan quản lý, sử dụng
đội ngũ GV dạy thực hành lái
xe, Sở GTVT cho biết trong
công tác xét duyêt hô sơ để
được cấp giấy chứng nhận có
nhiều thành phần.
Theo quy định, việc tuyển
dụng và tổ chức tập huấn
nghiệp vụ cho đội ngũ GV
dạy lái xe do các cơ sở đào
tạo căn cứ nhu cầu và chủ
động thực hiện. Sở GTVT
là đơn vị tiếp nhận hồ sơ và
danh sách học viên tham gia
các lớp tập huấn GV do cơ
sở đào tạo lái xe tổ chức. Sau
đó căn cứ theo các quy định
liên quan để xét duyệt thành
phần hồ sơ, tổ chức kiểm tra,
cấp giấy chứng nhận GV theo
đúng trình tự quy định. Các
quy định hiện nay không yêu
cầu SởGTVTphải tổ chức xác
minh đối với các văn bằng,
chứng chỉ của GV.
Sở GTVT cho hay trước
đó sở cũng đã có nhiều công
tác tổ chức kiểm tra cấp giấy
chứng nhận GV dạy thực
hành lái xe.
Cụ thể, từ ngày 25-8-2017,
giám đốc Sở GTVT ban hành
Quyết định số 4277 về việc
tổ chức kiểm tra cấp giấy
chứng nhận GV dạy thực
hành lái xe. Trong đó, công
tác xét duyệt thành phần hồ
sơ học viên đề nghị kiểm tra
cấp giấy chứng nhận GV dạy
thực hành lái xe cũng được
Sở GTVT quy định cụ thể.
Điển hình, kỳ kiểm tra cấp
giấy chứng nhận GV dạy thực
hành lái xe tháng 11-2018,
sở đã tiến hành gửi xác minh
34/96 văn bằng, chứng chỉ
của học viên đến các cơ sở
giáo dục đã cấp.
Căn cứ trên kết quả trả lời
xác minh ngày 27-2-2019, Sở
GTVT có văn bản gửi Trường
dạy nghề tư thục lái xe Thống
Nhất thu hồi 11 giấy chứng
nhận GV dạy thực hành lái
xe đã cấp. Đồng thời, yêu
cầu trường này nghiêm túc
rút kinh nghiệm.
Từ ngày 4-3-2019, để
đảm bảo chặt chẽ công tác
này, Sở GTVT cũng có văn
bản gửi các cơ sở đào tạo
lái xe về việc xác minh văn
bằng, chứng chỉ của học
viên tham dự tập huấn GV
dạy thực hành lái xe. Theo
đó, yêu cầu các cơ sở đào
tạo phải chủ động xác minh
văn bằng, chứng chỉ của học
viên tham dự tập huấn. Kết
quả xác minh gửi kèm theo
hồ sơ học viên đề nghị kiểm
tra cấp giấy chứng nhận GV
dạy thực hành lái xe để sở
xét duyệt.
Tuy nhiên, theo Sở GTVT,
để xảy ra tình trạng GV sử
dụng văn bằng, chứng chỉ
giả là sai sót cua ca nhân
thuộc hội đồng xét duyệt
hồ sơ đăng ký học.•
Theo đề xuất của Sở GTVT TP.HCM, UBND TP đã chấp
thuận cho Công ty cổ phần Zion và Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) tiếp tục thực
hiện thí điểm thanh toán tự động cho hoạt động vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt đến hết tháng 12-2020
(không sử dụng ngân sách TP).
Đối với trường hợp có doanh nghiệp khác quan tâm đến
việc thực hiện thí điểm này, UBND TP giao cho Sở GTVT
tiếp tục là đầu mối rà soát về công nghệ, kỹ thuật... trước
khi báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.
Sở GTVT được giao quyết định lựa chọn các tuyến xe
buýt phù hợp để tham gia thực hiện thí điểm, bảo đảm công
khai, minh bạch. Đồng thời, theo dõi, đánh giá quá trình thí
điểm thanh toán tự động cho hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt.
UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp
với Sở GTVT làm việc với Tổng Lãnh sự quán Anh tại
TP.HCM và tư vấn dự án xây dựng hệ thống vé thông
minh cho giao thông công cộng (thuộc Chương trình TP
tương lai toàn cầu). Theo đó, điều chỉnh cập nhật thiết kế
hệ thống thanh toán tự động của các dự án đang thực hiện
(trong đó bao gồm tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành -
Tham Lương và tuyến xe buýt nhanh BRT số 1) phù hợp
với khung tiêu chuẩn dự kiến cho hệ thống thanh toán tự
động dùng trong vận tải hành khách công cộng. Tiêu chuẩn
này được ban hành và áp dụng chính thức sau khi dự án
xây dựng hệ thống vé thông minh cho giao thông công
cộng hoàn thành.
Ngoài vấn đề trên, UBND TP cũng thống nhất với Bộ
GTVT về xây dựng trung tâm kiểm tra an toàn kỹ thuật và
chất lượng ô tô, linh kiện ô tô nhập khẩu dự kiến tại quận 8.
THU TRINH
TP.HCMtriển khai thí điểmthanh toán tự động cho hoạt động vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến hết tháng 12-2020.
Ảnh: THUTRINH
Thí điểmthanh toán tựđộng trênxe buýt đếnhết tháng12
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook