052-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư11-3-2020
HOÀNGKIM
N
ghị định 31/2020 (Nghị
định 31) sửa đổi, bổ
sung một số điều của
Nghị định 115/2013 về quản
lý, bảo quản tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính bị
tạm giữ, tịch thu theo thủ
tục hành chính, có hiệu lực
thi hành từ ngày 1-5 tới đây.
Sau bài viết
“Hết lạm dụng
việc giam xe vi phạm”
đăng
ngày 9-3 trên
Pháp Luật
TP.HCM
, chúng tôi nhậnnhiều
phản hồi từ bạn đọc. Nội dung
gây chú ý của Nghị định 31 là
việc cho phép người vi phạm
được tự giữ xe vi phạm. Hầu
hết bạn đọc tán đồng với quy
định này. Nhiều bạn đọc thắc
mắc làm cách nào để được
giữ xe vi phạm.
Trả lời câu hỏi này, đội
trưởng một đội CSGT trên
địa bàn TP.HCM cho biết
thủ tục để người dân mang
xe về nhà tự giữ hiện không
có gì khó khăn. Khi người
dân có yêu cầu tự bảo quản
xe (không thuộc trường hợp
luật không cho phép tổ chức,
cá nhân vi phạm tự giữ xe)
thì làm đơn đề nghị, CSGT
sẽ hướng dẫn thủ tục, điều
kiện. Nếu người dân đặt tiền
bảo lãnh theo luật thì số tiền
bảo lãnh phải tương ứng với
mức phạt tối đa trong khung
hình phạt đó. Từ khi có đơn
đề nghị thì CSGT sẽ làm đề
xuất lên ban chỉ huy, chỉ trong
1-2 ngày là có kết quả.
Thời gian qua, đơn vị của
ông đã cho nhiều trường hợp
chủ ô tô đặt tiền cọc để mang
xe về bảo quản. Cụ thể, một số
trường hợp ô tô vi phạm nồng
độ cồnbị phạt 30-40 triệuđồng
thì sẽ đặt lại số tiền 40 triệu
đồngđểđảmbảo thi hànhquyết
định xử phạt và đượcmang xe
về nhà bảo quản dưới sự giám
sát của địa phương. “Đến nay
đội chưa nhận đề nghị nào từ
chủ xe máy vi phạm. Nếu có
đơn đề nghị thì CSGT đều
giải quyết theo quy định cho
người dân và không phân biệt
loại xe” - vị đội trưởng nói.
Tuy nhiên, tình trạng tồn
tại chung của tang vật vi
phạm hành chính đang quá
tải ở kho bãi là những xe có
giá trị thấp. Các xe vi phạm
đều lỗi thời, cũ kỹ, chủ yếu
vi phạm nồng độ cồn và các
lỗi liên quan đến hành vi tụ
tập đua xe với mức phạt cao
hơn giá trị của xe vi phạm.
Vì vậy, người dân thường bỏ
luôn xe mà không đến thực
hiện quyết định xử phạt.
“Đó là cái khó của chúng
tôi, chứ CSGT không muốn
giữ xe của người dân để làm
gì cả. Vì giữ xe hiện nay hoàn
toàn không thu phí” - vị này
khẳng định.
Theo ông, khi giữ xe vi
phạm, cơ quan chức năng
phải bảo quản xe, nếu có sự
cố, hư hỏng, mất mát thì phải
chịu trách nhiệm. “Nếu xe của
người dân hư hỏng mà được
xác định trong thời gian bị giữ
ở cơ quan chức năng thì cơ
quan chức năng phải có trách
nhiệm bồi thường, vì trong
biên bản tạm giữ có ghi rõ
tình trạng phương tiện trước
khi tạm giữ như thế nào” - vị
này nói thêm.
Ngoài ra, trong Luật Xử
lý vi phạm hành chính và
Nghị định 100/2019 có hình
thức xử phạt bổ sung là quy
định giữ xe bảy ngày trong
trường hợp người điều khiển
xe không xuất trình được giấy
đăng ký xe hoặc bằng lái. Do
đó, ngay hôm sau, khi người
dân đến trình đầy đủ giấy tờ
thì cơ quan chức năng sẽ bàn
giao lại xe ngay.•
Các trường hợp cá nhân, tổ chức
vi phạm không được tự giữ xe
- Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng
của vụ án hình sự.
- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái
phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công
cộng hoặc gây tai nạn giao thông.
-Giấychứngnhậnđăngkýphươngtiệnbịlàmgiả,sửachữa.
- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số
khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
(Theo Nghị định 31/2020)
CSGT TP.HCM nói về
việc giam xe vi phạm
Một bãi giữ xe vi phạmcủa công anmột xã ởHócMôn cỏmọc umtùm,
các xe này cũ kỹ, mức phạt cao hơn giá trị xe nên bị bỏ lại. Ảnh: NT
Người dân thường
bỏ luôn xe mà không
đến thực hiện quyết
định xử phạt.
CSGT TP.HCMcho biết rất muốn giao xe cho người dân tự giữ nhưng
hiếm có trường hợp người dân có đơn đề nghị theo quy định.
Tiêu điểm
Hơn 4,3 triệu xe bị tạm giữ
trong sáu năm qua. Trong đó
có 3,9 triệu mô tô, 249.000 ô
tô. Trong số này có 137.000 xe
vi phạm hành chính quá thời
hạn bị tạmgiữ chưa xử lý được
với khoảng 37.000 xe đã thành
sắt vụn.
Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an xin lỗi ông Phạm Văn Hướng
Ngày 3-4-2003, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố
vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng xảy ra tại trụ sở
Công ty Gas Bình Dương đặt tại Thuận An, Bình Dương
vào ngày 18-9-2000.
Trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án, do cán bộ, điều
tra viên chưa chấp hành nghiêm quy định pháp luật tố
tụng hình sự nên đã để xảy ra việc tạm giam ông Phạm
Văn Hướng không đúng quy định pháp luật trong 63 ngày.
Ông Hướng thuộc trường hợp được xem xét, giải quyết
theo đúng quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước năm 2017.
Việc ông Hướng bị tạm giam không đúng quy định pháp
luật đã gây ra tổn hại về vật chất, tinh thần cho ông Hướng
và gia đình ông. Các cán bộ có liên quan vụ việc này đã
được Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị xử lý
kỷ luật nghiêm minh theo đúng tính chất, mức độ sai phạm.
Nay, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an công khai
xin lỗi ông Phạm Văn Hướng về việc đã giam giữ ông
không đúng quy định của pháp luật như nêu trên.
Việc bồi thường đối với ông Hướng, Văn phòng Cơ
quan CSĐT Bộ Công an sẽ tiến hành giải quyết theo quy
định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm
2017 sau khi ông Hướng có đơn yêu cầu.
VĂN PHÒNG CƠ QUAN CSĐT BỘ CÔNG AN
Cách làmcăn
cước côngdân
khi không có
sổhộkhẩu
Cha tôi sinh năm 1958, ngày trước do chuyển nhà
nhiều lần nên sổ hộ khẩu (SHK) của gia đình tôi đã bị
mất, các giấy tờ khác của cha tôi cũng mất theo. Giờ
CMND của cha tôi đã hết hạn sử dụng. Nay cha tôi
muốn cấp đổi thẻ căn cước công dân (CCCD) thì thủ
tục như thế nào?
Bạn đọc
Lê Hồng Đức (hongduc…@gmail.com)
Luật sư
Lê Dũng
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Với thủ tục cấp CCCD hiện nay, để được cấp thẻ
CCCD, công dân sẽ điền vào tờ khai CCCD và nộp
lại cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan quản lý
CCCD. Sau khi tiếp nhận tờ khai, cán bộ tiếp nhận hồ
sơ sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin của công
dân trong tờ khai CCCD.
Trường hợp thông tin của công dân đã có trong cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ tiếp nhận sẽ
tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân trên
tờ khai với thông tin của công dân tại cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư.
Trường hợp thông tin công dân chưa được cập nhật
tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ tiếp
nhận yêu cầu công dân xuất trình SHK.
Như vậy, cha của anh Đức vẫn có thể thực hiện thủ
tục cấp đổi CCCD. Khi nộp tờ khai CCCD, người cha
cần trình bày việc SHK của gia đình và các giấy tờ
pháp lý đã bị mất để được cán bộ tiếp nhận hồ sơ hỗ
trợ và giúp anh tra cứu các thông tin cá nhân trên cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu các thông tin cá nhân của người cha đã được
cập nhật thì cán bộ tiếp nhận sẽ đối chiếu các thông
tin tại tờ khai và cơ sở dữ liệu để xác định người cần
cấp thẻ. Khi các thông tin tại tờ khai và cơ sở dữ liệu
đầy đủ, trùng khớp và chính xác thì cán bộ tiếp nhận
hồ sơ sẽ cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD. Trong trường
hợp này, người cha không phải xuất trình SHK.
Tuy nhiên, nếu các thông tin của người cha chưa
được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư thì cha của anh phải thực hiện thủ tục xin cấp
lại SHK trước khi thực hiện việc cấp đổi thẻ CCCD.
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2014 của Bộ
Công an, SHK bị mất thì được cấp lại. SHK được cấp
lại có số, nội dung như SHK đã cấp trước đây.
Hồ sơ cấp lại SHK gồm: Phiếu báo thay đổi hộ
khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại SHK tại thành
phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc
thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của
công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu
báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Thủ tục cấp lại SHK được thực hiện tại trụ sở công
an huyện, quận, thị xã nơi cấp SHK lần đầu.
Sau ba ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ
hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp SHK
mới cho công dân.
TRÚC PHƯƠNG
Quảng cáo
BỐ CÁO THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ HOẠT ĐỘNG
VĂNPHÒNGCÔNGCHỨNGĐẶNGTHỊTRINHTUYẾT
Địachỉcũ:535ĐỗXuânHợp,Khuphố6,P.PhướcLongB,Q.9,TP.HCM.
GPKD số 41.02.0074/TP-CC-ĐKHĐ ngày 02/3/2020 (cấp lần 1 ngày
23/10/2018, số lần thay đổi: 3)
Từ ngày 02/3/2020, Văn phòng công chứng Đặng Thị Trinh Tuyết
chuyển về hoạt động tại địa chỉ mới, số 14/6 Tú Xương, Khu phố 1,
P. Hiệp Phú, Q. 9, TP. HCM.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook