056-2020 - page 3

3
Họ đã nói
Thời sự -
ThứHai 16-3-2020
Giải mã
Chuẩn bị tinh thần,
nguồn lực cho
cuộc chiến dài
Vớicácquốcgianhỏhơn,việc
ngănchặnkhôngđểbùngphát
ngay từ khi phát dịch dĩ nhiên
là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Tuynhiên, về lâudài, trước thực
trạng vaccine cần thêm thời
gian để thử nghiệm và chủng
virus này có sức lây nhiễm cực
mạnh, việc phong tỏa quámức
cần thiết trong thời gian dài sẽ
tạomột gánh nặng rất lớn cho
các nền kinh tế còn non trẻ.
TQ có thể mạnh tay cách ly
mộtthànhphốhơn11triệudân
là vì họ vẫn còn khoảng 1,3 tỉ
dân không ngừng lao động và
sản xuất để tiếp ứng. Vì vậy, sẽ
là khá mộng mơ nếu cho rằng
COVID-19 có thể được dập tắt
hoàn toànvànhanhchóngnhư
SARS bằng những biện pháp
mạnh tay, nhất là trong thời
đại toàn cầu hóa. Chúng ta cần
chuẩnbị tinh thầnvànguồn lực
cho một cuộc chiến dai dẳng
mà ở đó tính thời điểm là yếu
tố tiên quyết.
Nghiên cứu sinh
NGUYỄN HOÀNG VIỆT HƯNG
,
ĐH Bremen, CHLB Đức
cho thấy dân tình ở hầu hết
các nước phương Tây đa số
cảm thấy không hài lòng với
việc chính phủ tự ý khai thác
thông tin của người dân vìmục
đích an ninh quốc gia. Đây là
một thách thức lớn đối với các
quốc gia này khi áp dụng biện
pháp phong tỏa, bởi điều này
sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do
của người nhiễm bệnh và các
mối liên hệ (như người thân)
của họ, tạo tâm lý nghi ngờ
chính phủ.
Bài toán năng lực
hệ thống y tế
Bài toán cuối cùng mà các
nước châu Âu nói riêng và thế
giới nói chung khi chống dịch
COVID-19 chính là sức chịu
đựng của hệ thống y tế. Với
Ý, có thể tạm thời kết luận
họ đã lỡ đi “thời điểm vàng”
để phong tỏa trước khi dịch
bệnh ra khỏi tầm kiểm soát.
Hàng ngàn ca nhiễm mới
mỗi ngày cho thấy số lượng
nhiễm thực tế luôn đi trước
số lượng được công bố. Đã
có nhiều bài báo phản ánh tại
tâm dịch Lombardy (Ý), các
bác sĩ phải chọn lựa người để
cứu sống. Phần nhiều ưu tiên
cho những người trẻ có khả
năng sống sót cao hơn. Điều
này phần nào giải thích vì sao
độ tuổi người chết trung bình
doCOVID-19 tại quốc gia này
là trên 80 tuổi.
Cómột khái niệmmàTrung
tâmKiểm soát và phòng ngừa
dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra
gần đây là “làm phẳng đường
cong” (flatten the curve). Nói
một cách dễ hiểu, chính phủ
các nước cần ước lượng khả
năng chịu đựng của hệ thống
y tế tại nước mình, từ đó đưa
ra quyết định kịp thời để số
ca nhiễm ở đỉnh dịch không
vượt quá số giường bệnh, thiết
bị y tế của họ.
Thế nhưng khi mà chính
thủ tướng Đức cũng thừa
nhận là COVID-19 có thể
sẽ lây đến khoảng 60%-70%
dân số Đức tại đỉnh dịch, việc
tính toán thời điểm để cách ly
từng phần hoặc toàn phần là
bài toán cực kỳ nan giải mà
chưa có một phương án nào
được xem là tối ưu.•
* Nghiên cứu sinh tiến sĩ
ngành kinh tế chính trị tại
ĐH Bremen, CHLB Đức
Hôm 14-2 (giờ địa phương), Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đã chính thức lên tiếng quan ngại về cách
tiếp cận tạo cơ chế miễn nhiễm cộng đồng để chống
dịch COVID-19 của chính phủ Anh, theo tờ
The
Evening Standard
. Cụ thể, phát ngôn viên của WHO
- bà Margaret Harris cho rằng lý do chủ yếu là vẫn
chưa đủ nghiên cứu khoa học về virus SARS-CoV-2
cũng như các tác động virus lên hệ thống miễn dịch
của con người.
Do vậy, bà Harris khuyến nghị các chính phủ cần
kết hợp tất cả biện pháp để bảo vệ đất nước trong dài
hạn. “Mỗi virus hoạt động khác nhau trong cơ thể
con người và kích thích miễn dịch khác nhau. Chúng
ta có thể nói về các lý thuyết nhưng hiện nay thế giới
đang thực sự đối mặt với tình huống cần phải đưa ra
hành động” - phát ngôn viên WHO nêu rõ.
Trước đó, vào ngày 13-3, Trưởng cố vấn khoa
học chính phủ Anh Patrick Vallance đã có phát biểu
chấn động rằng sẽ cần hàng triệu người Anh nhiễm
COVID-19 để kiểm soát dịch COVID-19 và “những
đợt bùng phát trong tương lai”. Vị này lập luận
COVID-19 có thể sẽ quay lại và trở thành một loại
cúm phổ biến như cúm mùa trong khi đến nay vẫn
chưa có vaccine chính thức.
“Cộng đồng (khi lây nhiễm trên diện rộng) sẽ miễn
nhiễm với chủng virus này và đó sẽ là phần quan
trọng trong việc kiểm soát dịch về dài hạn. Khoảng
60% (dân số) là con số mà các bạn cần để tạo ra miễn
dịch cộng đồng” - ông Patrick Vallance giải thích.
Dân số Anh tính đến năm 2020 vào khoảng 67 triệu
người.
Theo định nghĩa của Dịch vụ y tế quốc gia Anh
(NHS), khái niệm miễn dịch cộng đồng (herd
immunity) dùng để chỉ việc trong một cộng đồng xã
hội có một tỉ lệ người nhất định miễn dịch với một số
bệnh truyền nhiễm và số lượng này đủ lớn để chặn
đứng khả năng lây lan từ người sang người của bệnh.
Thông thường, khả năng miễn dịch nói trên có
được là nhờ áp dụng tiêm phòng vaccine đại trà. Khi
tỉ lệ người được tiêm vaccine trong cộng đồng đủ
cao, chuỗi lây nhiễm sẽ bị phá vỡ và chặn đứng được
khả năng lây lan của bệnh. Ngược lại, khi tỉ lệ tiêm
chủng giảm, nhiều người dễ mắc bệnh hơn, dẫn đến
gia tăng mức độ lây lan của bệnh và nguy cơ xuất
hiện các đợt bùng phát dịch.
Quay lại phát biểu của cố vấn khoa học Patrick
Vallance, nhiều chuyên gia cảnh báo đây là một chiến
lược cực kỳ mạo hiểm vì hiện chưa có nước nào bào
chế được vaccine ngừa COVID-19 chính thức, cũng
như chưa ai tìm ra kháng thể của virus. Trong khi đó,
trên thế giới đã xuất hiện nhiều trường hợp tái nhiễm
COVID-19 dù đã được điều trị thành công. Nói cách
khác, không có gì để đảm bảo việc cho người dân
nhiễm COVID-19 để tự hình thành kháng thể sẽ
thành công, theo tờ
The Guardian
.
Trong khi đó, cây bút Shaun Lintern của tờ
The
Independent
còn quả quyết hiện Anh “không có
cơ hội nào để hình thành miễn dịch cộng đồng với
COVID-19”. Một ý kiến khác từ GS Willem van
Schaik thuộc ĐH Birmingham (Anh) nhận định
nhược điểm lớn nhất của miễn dịch cộng đồng là sẽ
làm tăng số lượng người nhiễm bệnh và tử vong. Nếu
muốn miễn dịch cộng đồng hình thành ở Anh, ít nhất
36 triệu người cần phải bị cho nhiễm bệnh và được
chữa khỏi, vốn sẽ đặt một gánh nặng quá lớn lên hệ
thống y tế đang quá tải của nước này.
Bên cạnh đó, nếu London vẫn quyết định thực hiện
chiến lược trên, tờ
The Sydney Morning Herald
(Úc)
dự đoán các cơ quan phải đảm bảo đồng bộ hai yếu
tố cực kỳ quan trọng sau: (1) Thông tin và số liệu về
tình hình dịch phải rất chính xác để kiểm soát hướng
lây lan của dịch; (2) Các biện pháp cách ly phải được
triển khai nhanh chóng để giảm tốc độ lây lan của
dịch không vượt ngưỡng an toàn. Hai yêu cầu đặt ra
thách thức cực kỳ khó khăn mà chính phủ Anh phải
vượt qua nếu muốn thực thi thành công kế hoạch đầy
tham vọng của mình.
VĨ CƯỜNG
COVID-19:Miễnnhiễmcộngđồng
và sai lầmcủaAnh
4vòng cách ly củaViệtNamđạt hiệuquả cao
Có kinh nghiệm chống nhiều dịch bệnh như SARS, Ebola nên khi COVID-19 bùng phát,
ngành y tế Việt Namđã lên nhiều phương án chống dịch hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long,
thành công nhất của Việt Nam (VN) là cách ly như
WHO đánh giá. Trong công tác phòng, chống dịch
COVID-19, việc cách ly là cực kỳ quan trọng nhằm
khống chế dịch, không để lây lan dịch trong cộng
đồng.
Bộ Y tế đưa ra hệ thống cách ly bốn vòng ngay khi
Trung Quốc có những ca nhiễm đầu tiên.
Cụ thể, vòng 1: Cách ly và điều trị tại cơ sở y tế
những trường hợp nhiễm bệnh và người thân của bệnh
nhân đã có tiếp xúc gần với họ.
Vòng 2: Cách ly tập trung những người đã tiếp xúc
gần với trường hợp nhiễm bệnh và người thân của họ.
Vòng 3: Cách ly tại nhà những người đã có tiếp xúc
với những người được cách ly ở vòng 2.
Vòng 4: Cách ly một cộng đồng có nhiều ca bệnh.
Việc áp dụng hệ thống trên đã phát huy hiệu quả tại
xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), nơi ghi
nhận 11/16 ca mắc COVID-19.
“Đến nay, sau gần một tháng, Sơn Lôi không phát
hiện thêm trường hợp nào mới, địa phương này cũng
đã được dỡ lệnh cách ly. Vì vậy, tôi cho rằng phương
án cách ly rất quan trọng và chúng ta đã làm rất hiệu
quả” - ông Long nói.
Tại cuộp họp trực tuyến về các vấn đề liên quan
đến dịch COVID-19 sáng 15-3, Thứ trưởng lần nữa
khẳng định điểm mạnh của VN là xác định được
bệnh nhân số 0, từ đó ngành y tế kiểm soát được
vùng có dịch, ngăn chặn lây lan. Khi xác định bệnh
nhân số 1, ngành y tế nhanh chóng xác định những
người liên quan từ F1 đến F4 để khoanh vùng cách
ly.
Theo ông, nếu người dân khai báo cụ thể, trung
thực thì việc cách ly ngăn chặn dịch sẽ đạt hiệu quả
tuyệt đối.
Lấy ví dụ bệnh nhân 34, ca lây nhiễm nhiều nhất
đến nay, ông Long cho rằng người này về nước không
khai báo đầy đủ dẫn đến việc khó khăn trong việc truy
tìm những người tiếp xúc, làm việc cách ly không đạt
được hiệu quả ngay từ đầu. “Nếu bệnh nhân 34 khai
báo trung thực ngay từ đầu thì việc cách ly sẽ được thu
hẹp và dễ dàng hơn rất nhiều cho ngành y” - ông nói.
Ông Long cho hay một số nước cách ly tại nhà và
họ chỉ áp dụng cách ly với đối tượng tiếp xúc gần (F1)
nhưng VN cho cách ly tại các cơ sở tập trung.
“Việc cách ly tập trung phát huy hiệu quả vì khả
năng lây nhiễm ra cộng đồng của những ca F1 rất thấp.
Thực tế có nhiều ca cách ly tập trung rồi mới phát hiện
dương tính, việc này góp phần rất nhiều vào công tác
chống dịch” - ông Long nói.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, tới đây sẽ có điều chỉnh
trong việc cách ly, mức độ khoanh vùng sẽ nhỏ hơn.
HÀ PHƯỢNG
Tại VN, hệ thống quân đội có trên 60 điểm cách ly với
số lượng trên 30.000 người.
Sắp tới sẽ có phương án giảm lượng cách ly ở khu vực
này bằng hình thức phải giám sát về y tế, phiếu hỏi để
chứngminhđược rằngngười được hỏi khôngđi qua vùng
dịch. Đồng thời, làm việc với gia đình, chính quyền địa
phương, với những đối tượng không đi qua vùng dịch
phải tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà để giảm cách ly
tập trung, tránh tình trạng quá tải.
Sắp tới VN tiếp tục phân tuyến để điều trị, tuyến xã sẽ
theo dõi những ca có triệu chứng lâm sàng nhẹ, ca nặng
điều trị tuyến trên.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook