056-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 16-3-2020
Phạt nguội người xả rác:
Khó nhưng hiệu quả
Đề xuất cho phép các địa phương dùng hình ảnh trích xuất từ camera để xử phạt
người xả rác không đúng nơi quy định đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.
NGUYỄNCHÂU
S
ở TN&MTTP.HCMvừa
có văn bản gửi UBND
TP.HCM kiến nghị cho
phép sử dụng hình ảnh trích
xuất từ camera an ninh, camera
giao thông để lập biên bản vi
phạm hành chính về vệ sinh
nơi công cộng.
Nhiều trường hợp
khó phạt
Cụ thể, Sở TN&MT đã đề
xuất một số giải pháp như:
Giao thẩm quyền kiểm tra,
lập biên bản vi phạm hành
chính về vệ sinh nơi công
cộng cho Đội quản lý trật tự
đô thị và Đội thanh tra xây
dựng địa bàn. Đồng thời, cho
phép cơ quan địa phương được
sử dụng hình ảnh trích xuất
từ camera an ninh, camera
giao thông để lập biên bản vi
phạm hành chính về vệ sinh
nơi công cộng…
Theo chị Nguyễn Thanh
Thúy (ngụ quận Gò Vấp,
TP.HCM): “Camera theo dõi
được 24/24 nhưng muốn xử
phạt thì đòi hỏi camera phải
chất lượng, ghi nhận rõ người
vi phạm mới có thể làm cơ sở
xử phạt”.
Cũng theo chị Thúy, nếu
người vi phạm không sống ở
địa phương, họ chỉ đi ngang
qua và có hành vi xả rác bừa
bãi thì cũng khó xác định rõ
người để phạt. Hành vi xả rác
khác với hành vi vi phạm giao
thông. Vi phạm giao thông
có thể thấy được biển số xe
và dễ dàng tìm ra chủ xe để
phạt. Còn người dân đi bộ
hoặc đi xe đạp mà xả rác thì
rất khó xử lý.
Đồng tình, anh Nguyễn
Quang Hạnh (ngụ quận 12,
TP.HCM) bày tỏ: “Chủ trương
này là khá hay. Tuy nhiên,
việc xử lý sẽ gặp không ít khó
khăn vì cần thời gian để trích
xuất camera, camera cũng
cần phải chất lượng, rõ mặt
người vi phạm mới có thể xử
lý được. Ngoài ra, nhiều người
thường chọn những khu vực
vắng người hoặc chỗ khuất
để xả rác”.
Theo PGS-TSNguyễn Đình
Tuấn, nguyên Hiệu trưởng
TrườngĐHTN&MTTP.HCM:
Việc áp dụng camera để xử
phạt người vi phạm xả rác
là rất tốt. Hiện nay, việc vứt
rác bừa bãi trên đường phố
là không thể kiểm soát được
và cũng không đủ người để
kiểm soát.
Tuy nhiên, công tác này có
thể sẽ gặp một vài khó khăn.
Khó khăn ban đầu là kinh phí
đầu tư trang thiết bị, bố trí thêm
người cho việc này. Khó khăn
tiếp theo có thể sẽ có tranh cãi
nếu camera không xác định
rõ. Ví dụ, trường hợp những
khách vãng lai vi phạm tại địa
phương nào đó thì cũng có thể
sẽ gặp khó khăn khi xác định
người vi phạm.
“Vì vậy, ban đầu sẽ không
phạt được nhiều nhưng có thể
làm thay đổi nhận thức của
người dân, từ đó góp phần
vào việc bảo vệ môi trường”
- PGS-TS Nguyễn Đình Tuấn
cho biết thêm.
Cột mốc để bỏ
thói quen xấu
Để người dân thay đổi một
thói quen xấu, nhiều ý kiến
cho rằng nên đánh vào mặt
tài chính. Người vi phạm bị
phạt 1-2 lần thì nhất định họ
sẽ nhớ và không tái phạm. Từ
đó hình thành được thói quen
tốt cho người dân.
AnhNguyễnQuốcHuy (ngụ
quận 4, TP.HCM) cho hay:
“Tôi rất ủng hộ quy định này,
cần có quy định phạt rõ ràng
và phạt thật nặng thì nhiều
tuyến đường sẽ không còn rác
nữa. Đụng đến tài chính thì
Tiêu điểm
Để có hiệu quả cần
có sự quyết liệt của
cơ quan địa phương,
chỉ đạo thống nhất
từ cấp quận/huyện,
phường/xã trong
công tác kiểm tra,
xử lý vi phạm.
Hiện nay, lực lượng phát hiện
nhữnghànhviviphạmliênquan
đếnmôi trường rấtmỏng.Vì vậy,
nếu các phường được sử dụng
hình ảnh trích xuất từ camera
để xử phạt là rất hợp lý.
Ngoài việc trích xuất camera
để làm căn cứ xử phạt thì cũng
có thể sử dụng hình ảnh (điển
hình như ảnh chụp) để xử lý.
Với những giải pháp này, dần
dần người dân sẽ hình thành
được ý thức tốt trong việc bảo
vệ môi trường.
Ông
NGUYỄN THANH SƠN
,
Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV
Môi trường đô thị TP.HCM
ai cũng sẽ tự có ý thức. Tuy
nhiên, nếu muốn có hiệu quả
thì chính quyền địa phương
cần làm mạnh và liên tục”.
Dẫn chứng, anh Huy cho
rằng hiệu quả từ Nghị định
100/2019 liên quan đến việc
uống rượu, bia khi tham gia
giao thông và thực tế cho
thấy nhiều người đã thay đổi
ý thức. Theo đó, chỉ cần làm
mạnh tay thì việc phạt nguội
xả rác bừa bãi cũng có hiệu
quả tương tự.
Một trong những địa phương
đã gắn camera theo dõi hành
vi xả rác không đúng quy định
là phường Trường Thọ, quận
Thủ Đức. Ông HồVăn Phước,
Chủ tịch UBND phường này,
cho biết phường đã lắp đặt
nhiều camera nhằm tăng cường
kiểm tra, giám sát và xử lý các
trường hợp vi phạm.
Theo ông Phước, trước đây
nhiều người dân trên địa bàn
phường xả rác không đúng nơi
quy định, phường cũng đã kịp
thời nhắc nhở, từ đó người dân
nhận thức được và thay đổi.
“Phườngđãgắn thêmcamera
tại những điểmmà người dân
hay xả rác. Đến nay phường
đã xử lý được một số trường
hợp đổ rác không đúng nơi quy
định. Hiệu quả cho thấy trên
địa bàn phường hiện không còn
những điểm đen về rác” - ông
Phước thông tin.•
Sở TN&MT đề xuất trích xuất từ camera an ninh, camera giao thông để xử phạt nguội
người xả rác sai quy định. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Cần quyết liệt để có hiệu quả
Theo Sở TN&MT TP.HCM, hiện nay TP đã có sẵn mạng lưới
công nghệ thông tin. Tuy nhiên, theo quy định thì cơ quan
địa phương (UBNDphường/xã, quận/huyện) chưa thể xửphạt
trực tiếpđối với hành vi vi phạmđược phát hiện từ camera. Đó
cũng là khó khăn cho công tác quản lý và xử lý kịp thời hành
vi vi phạm (trừ trường hợp địa phương đảmbảo điều kiện về
nhân lực và thiết bị theo Nghị định 165/2013).
Để phát huy vai trò, sự chủ động của cơ quan địa phương
và phù hợp với tính đặc thù của hành vi vi phạm vệ sinh nơi
công cộng, Sở TN&MT và một số cơ quan đã thống nhất việc
đề xuất cơ quan địa phương có thể thực hiện xử phạt bằng
hình thức gián tiếp thông qua hình ảnh trích xuất từ camera.
Để có hiệu quả thì cần có sự quyết liệt của các cơ quan địa
phương, chỉ đạo thống nhất từ cấp quận/huyện, phường/xã
trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Ngang nhiên đổ phế thải trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Khách đi máy bay bắt buộc phải đeo khẩu trang
Thông tin từ Tổng Công ty Đầu tư phát triển
đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đơn
vị vừa ghi nhận một trường hợp xả thải trên
cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Cụ thể, vụ việc được đơn vị quản lý tuyến cao
tốc này phát hiện và ghi nhận vào 14 giờ ngày
12-3. Vào thời điểm trên, xe tải biển số 23C-
021.20 đã dừng, đỗ tại làn dừng khẩn cấp tại Km
63+600, hướng Hà Nội - Lào Cai (thuộc địa bàn
xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Tiếp
đó, một người trên xe đã bốc và vất các phế thải
xây dựng xuống taluy âm của cao tốc.
Do đơn vị quản lý tuyến cao tốc không có
chức năng xử phạt, từ chối phục vụ đối với các
xe vi phạm trên cao tốc nên đã ghi hình, chụp
ảnh gửi Cục CSGT (C08) để điều tra và xử
phạt theo quy định.
Theo VEC, việc xả thải rác, chất phế thải…
là hành vi bị nghiêm cấm đối với các xe khi lưu
thông trên cao tốc nói chung. Điều này đã được
cụ thể hóa trong Luật Giao thông đường bộ và
mới đây nhất là Nghị định 100/2019 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt.
Theo đó, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền 4-6
triệu đồng đối với cá nhân, 8-12 triệu đồng
đối với tổ chức thực hiện đổ, để trái phép vật
liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho
đường bộ.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn buộc
phải thu dọn rác, chất phế thải… do mình đổ ra.
VEC cho rằng quy định rõ ràng là vậy
nhưng dường như vẫn chưa đủ sức răn đe đối
với người vi phạm. Từ đó gây khó khăn cho
đơn vị quản lý tuyến cao tốc, làm ảnh hưởng
đến môi trường chung.
HUY VŨ
Tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng
hàng không (CHK) Việt Nam - CTCP
(ACV) Vũ Thế Phiệt vừa có chỉ thị yêu
cầu các CHK chi nhánh trong cả nước
thông báo khách đi máy bay phải đeo
khẩu trang.
Lãnh đạo ACV cũng yêu cầu giám
đốc các CHK triển khai cho đội ngũ
nhân viên an ninh sân bay có trách
nhiệm nhắc nhở hành khách phải đeo
khẩu trang khi đi qua cảng.
Đồng thời, lãnh đạo các sân bay có
trách nhiệm phối hợp với các hãng hàng
không thông báo đến hành khách đi
máy bay phải đeo khẩu trang. Tổ chức
cấp phát khẩu trang miễn phí cho những
hành khách không có, đặc biệt là các
hành khách quốc tế đến sân bay.
Các CHK xây dựng bản tin phát
thanh và thực hiện phát thanh nhắc nhở,
tuyên truyền hành khách, bố trí các
bảng hướng dẫn, khuyến cáo việc đeo
khẩu trang cho hành khách tại các nơi
dễ nhận biết.
Đặc biệt, đối với các CHK có khai
thác quốc tế, giám đốc cảng phải thông
báo đến các hãng hàng không nước
ngoài có chuyến bay đến Việt Nam. Cụ
thể, quy định bắt buộc hành khách phải
đeo khẩu trang khi nhập cảnh vào Việt
Nam.
ACV cũng yêu cầu giám đốc các
CHK nghiêm cấm cán bộ, người lao
động của đơn vị tiếp xúc với hành
khách, khu vực máy bay (trừ khi được
đơn vị phân công).
PHONG ĐIỀN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook