056-2020 - page 7

7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 16-3-2020
HOÀNGYẾN 
C
QĐT Bộ Công an vừa hoàn
tất kết luận điều tra bổ sung,
đề nghị truy tố vụ án Trầm Bê
(SN 1959, tại Trà Vinh) cùng chín
đồng phạm liên quan đến “siêu
lừa” Dương Thanh Cường (SN
1966, cựu tổng giám đốc Công ty
cổ phần Xây dựng và Thương mại
Bình Phát).
Không đủ điều kiện
vẫn cho vay 
Dương Thanh Cường bị đề nghị
truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Bị can này hiện đang thụ án tù
chung thân cho các bản án về các tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ông Trầm Bê (cựu phó chủ tịch
Hội đồng quản trị Ngân hàngTMCP
Phương Nam) cùng các đồng phạm
còn lại bị đề nghị truy tố về tội vi
phạmhoạt độngngânhàng, hoạt động
khác liên quan đến hoạt động ngân
hàng, theo Điều 206 BLHS 2015.
Theo CQĐT, năm 2007, Cường
có ý định thực hiện dự án cao ốc
căn hộ và biệt thự vườn Thanh Phát
nên lấy danh nghĩa công ty mua
10,5 ha đất của các hộ dân gồm 23
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cường đem 23 giấy này thế chấp
tại Ngân hàngAgribank Chi nhánh
6 để vay tiền làm dự án.
Ngày 7-4-2008, với tư cách là
tổng giám đốc Công ty Bình Phát,
Cường ký hồ sơ đề nghị vay 200 tỉ
đồng tại Sở giao dịch Ngân hàng
PhươngNam. Bốn ngày sau, Nguyễn
Thị Xuân Trang, giám đốc sở giao
dịch (hiện đã bỏ trốn, đang bị truy
nã), đã chỉ đạo hai cán bộ tín dụng
báo cáo thẩm định đề xuất cho công
ty này vay 190 tỉ đồng.
Cùng ngày, hội đồng tín dụng
(HĐTD) của sở giao dịch gồm bà
Trang, hai ủy viên là ông Ngô Văn
Huổi và bà Trịnh Bích Nga ký biên
bản họp HĐTD sở giao dịch đề xuất
cho công ty trên vay 190 tỉ đồng.
Biên bản này trình HĐTD của
ngân hàng xét duyệt cho vay. Một
ngày sau, HĐTD của ngân hàng
gồm ông Phan Huy Khang (cựu
tổng giámđốc kiêmchủ tịchHĐTD)
đã họp và ký vào biên bản đồng ý
cho vay nhưng chỉ giải ngân 130 tỉ
đồng. Đồng thời, hội đồng này yêu
cầu sở giao dịch phải thực hiện đầy
đủ tám điều kiện trước khi cho vay.
Tuy nhiên, ông Trầm Bê đã phê
duyệt cho công ty của Cường vay
không điều kiện và không theo đề
Trầm Bê 3 lần
vung tay làmmất
331 tỉ
Ông TrầmBê bị truy tố vì đã ba lần phê duyệt cho bị cáo khác
vay tiền vi phạm các quy định của ngân hàng.
Ông TrầmBê đã từng hầu tòa, bị tuyên án bốn nămtù trongmột đại án
ngân hàng và đã chấp hành xong hình phạt. Ảnh: HOÀNGYẾN
Nghỉ việc cũng không thoát tội 
Trong vụ án này, ban đầu CQĐT chỉ khởi tố Dương Thanh Cường, ông
Trầm Bê cùng bảy đồng phạm. Sau đó, VKSND Tối cao trả hồ sơ yêu cầu
xem xét trách nhiệm của Trầm Viết Trung (cựu giám đốc trung tâm xét
duyệt tín dụng, ủy viên thường trực HĐTD Ngân hàng Phương Nam).
Quá trình điều tra bổ sung, CQĐT đã khởi tố thêmTrung (cho tại ngoại)
về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên
quan đến hoạt động ngân hàng. CQĐT xác địnhTrung đã có hành vi cùng
với ông Phan Huy Khang và một cán bộ pháp chế ký biên bản cuộc họp
ngày 14-4-2008. Nội dung là xét duyệt đồng ý cho công ty của Cường
vay 190 tỉ đồng, giải ngân 130 tỉ đồng trong khi hồ sơ vay vốn không đủ
điều kiện cấp tín dụng. Việc làmnày là vi phạmquy chế cho vay của Ngân
hàng Nhà nước, hậu quả là Cường chiếm đoạt của Ngân hàng Phương
Nam gần 128 tỉ đồng. Đến ngày 25-4-2008 (tức 12 ngày sau khi ký biên
bản trên), Trung đã làm đơn nghỉ việc…
nghị của HĐTD. Từ đó, phó giám
đốc sở giao dịch cùng hai cán bộ
tín dụng đã giải ngân 130 tỉ đồng
mà không có bất kỳ chứng từ chứng
minh việc sử dụng vốn vay. Cường
đã dùng hơn 2 tỉ đồng để trả lãi vay,
còn lại gần 128 tỉ đồng sử dụng
cá nhân.
Cứ xin là cho vay
Đến tháng 5-2008, Cường lại gặp
TrầmBê xin vay thêm tiền. Ông Bê
đồng ý cho Cường vay thêm bằng
cách đảo nợ ký hợp đồng vay mới.
Sau đó, Cường sử dụng tiền giải
ngân để tất toán hợp đồng lần một
và rút thêm tiền. Trình tự thủ tục
xét duyệt cho vay lần này giống
như lần một. 
Ngân hàng đã giải ngân choCường
hơn 57 tỉ đồng và 9.000 lượng vàng,
tổng cộng là 221,3 tỉ đồng. Cường
dùng số tiền này để tất toán khoản
vay trước, trả 32 tỉ đồng lãi, còn lại
hơn 57 tỉ đồng sử dụng riêng. 
Đến ngày 4-6-2009, đến hạn thanh
toánhợpđồngvay lầnhai, Cường tiếp
tục đến gặp TrầmBê xin gia hạn nợ.
Ông Bê đồng ý cho Cường gia hạn
nợ bằng cách đảo nợ, ký hợp đồng
vay tiền mới lần ba. Đến ngày 11-1-
2010, Cường ký giấy gán toàn bộ 23
bất động sản choNgân hàng Phương
Nam để thanh lý các khoản nợ. 
CQĐT xác định Trầm Bê cùng
các thuộc cấp đã vi phạm hoạt động
cho vay của ngân hàng, gây thiệt hại
331 tỉ đồng.•
BệnhnhânCOVIDthứ45
và sự trái ngược
Ngày 12-3, một nam thanh niên đã đến Trung tâm Y tế quận
Tân Bình, TP.HCM (nơi cư ngụ) để thông báo tiền sử tiếp xúc
trực tiếp với bệnh nhân (BN) thứ 34. Trước đó (10-3), khi biết
tin qua báo, đài về trường hợp mắc bệnh của BN 34, anh đã tự
cách ly tại nhà. Hai ngày sau, thấy ngạt mũi, rát họng, anh đi
khám và chủ động đề đạt nguyện vọng. Hiện tại, BN thứ 45 này
đang được điều trị và sức khỏe ổn định.
So ra, nếu BN thứ 45 kịp thời hợp tác với ngành y tế để góp
phần đáng kể vào việc giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh thì hai
BN thứ 17, 34 đã chưa làm được vậy. Với BN thứ 17, tuy đã
có mặt ở Ý, là một điểm nóng về dịch nhưng chị đã không khai
báo. Với BN thứ 34, dù thuộc trường hợp siêu lây nhiễm (hiện
có chín người mắc bệnh có liên quan đến bà…) nhưng bà đã
chưa nói hết số người đã tiếp xúc.
Từ ca bệnh thứ 45, để cái hay, dở không bị trộn lẫn, nhiều
người đề nghị phải hài tên, đã “khai báo gian dối”, “trốn cách
ly” thì phải phạt thiệt nặng. Thoạt nghe cũng có lý nhưng xem
kỹ lại thì pháp luật hiện hành không cho phép tùy nghi công
khai hay muốn phạt là phạt.
1.Về việc công khai danh tính người có nguy cơ lan truyền
bệnh dịch.
Rất nhiều người mong muốn chính quyền công khai cụ thể
hình ảnh, họ tên, địa chỉ những người có nguy cơ lây nhiễm
cao để số đông biết đường mà đối phó. Song các cơ quan chức
năng không thể thực hiện việc này vì có thể xâm phạm đến
quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân được Bộ luật Dân sự quy định.
Cũng dựa trên quyền được tôn trọng bí mật riêng tư, Luật
Khám bệnh, chữa bệnh cho phép BN được giữ bí mật thông tin
về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
Đồng thời, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nghiêm cấm
việc đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền
nhiễm.
2.Về việc xử lý người không khai báo đủ hành trình đi lại và
số người đã tiếp xúc.
Về nguyên tắc, một người chỉ bị xem là có hành vi vi phạm
pháp luật khi pháp luật có quy định hành vi đó là sai phạm và
phải bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Đáng lưu ý, Nghị định 176/2013 (xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế) không đề cập đến việc khai báo y
tế không đầy đủ, không chính xác. Đối với bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm A như COVID-19, nghị định này có xử phạt hành
vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh hay che giấu
hiện trạng bệnh của bản thân... Nghị định này cũng có xử phạt
hành vi “từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách
ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc
bệnh”.
BN thứ 17 quả là đã hành xử không đúng với yêu cầu của
chính quyền khi không khai báo đủ hành trình đi lại để được
giám sát y tế chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu muốn xử phạt chị này, cơ
quan chức năng phải chứng minh chị có hành vi vi phạm Nghị
định 176/2013 như đã đề cập ở trên.
Tương tự, tuy BN thứ 34 chưa khai báo đủ số người đã tiếp
xúc nhưng nếu không có quy định thì cơ quan chức năng không
thể phạt hành chính bà về thiếu sót này. Đặc biệt, nếu muốn xử
lý hình sự người này thì cơ quan tố tụng phải chứng minh bà có
lỗi cố ý khi “có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho người” như quy định của BLHS 2015.
Chưa rõ cách thức xây dựng luật thế nào, nhưng theo thông
tin trên báo chí thì nhiều nước đã xử phạt được ngay hành
vi cung cấp thông tin không chính xác về lịch sử đi lại hoặc
không tự cách ly từ đầu. Chẳng hạn, tại Singapore, người có
hành vi khai không đúng các nơi đã đến bị xem là vi phạm đạo
luật về các bệnh truyền nhiễm. Mức phạt lên tới 10.000 đôla
Singapore hoặc sáu tháng tù. Tại Israel, những người trở về
từ Trung Quốc, Hong Kong, Macau, Singapore và Thái Lan...
khi vi phạm yêu cầu tự cách ly trong 14 ngày có thể bị phạt bảy
năm tù (nếu cố ý) hoặc ba năm tù (nếu vô ý)…
Tới đây, luật pháp chúng ta ắt sớm phải được điều chỉnh để
nghiêm trị được hết thảy trường hợp khai báo không rõ ràng có
liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Ca bệnh thứ 45 tiếp tục nhắc mọi người phải chủ động, tích
cực cộng tác với cơ quan y tế để không bị số đông phân biệt
đối xử, người được thương, kẻ bị ghét. Và khi đó sẽ càng mau
hết bệnh, hết dịch, hết những thiệt hại không tưởng tượng nổi
từ đại dịch.
NGUYÊN THY
CQĐT xác định Trầm
Bê cùng các thuộc cấp
đã vi phạm hoạt động
cho vay của ngân hàng
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook