056-2020 - page 9

9
Bàn giao đất dự án tuyến metro số 2
vào tháng 6-2020
Ban quản lý Đường sắt đô thị (MAUR) cho biết dự án tuyến
metro số 2 có tổng diện tích thu hồi là 251.136 m
2
với 602
trườnghợpbị ảnhhưởng. Đếnnay đã có 108 trườnghợpnhận
tiền, 53 hộ bàn giao mặt bằng. Trong tuần này, Sở TN&MT sẽ
tham mưu TP phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất cụ thể làm
cơ sở cho các quận, huyện tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Theo MAUR, với sự quyết liệt chỉ đạo của lãnh đạo TP và
cam kết của các đơn vị liên quan thì công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư tuyếnmetro số 2 sẽ hoàn thành và bàn giao
đất vào tháng 6-2020.
giao thông công cộng tích hợp.
Theo UBND TP, trước đây
khi làm việc với phái đoàn
xem xét dự án của Ngân hàng
ADB, ngânhàngđãyêucầuchủ
đầu tư điều chỉnh ngày đóng
khoản vay cho dự án để phù
hợp với kế hoạch thực hiện dự
án metro số 2. Do đó, để đảm
bảo thực hiện và hiệu quả của
dự án, TPđề nghị BộKH&ĐT,
Bộ Tài chính, Bộ GTVT xem
xét, có ý kiến về việc đề xuất
điều chỉnh thời gian thực hiện
dự án và tổng mức đầu tư theo
quy định hiện hành.
Cụ thể, TP đề xuất gia hạn
thời gian thực hiện dự án từ
năm 2014 đến 2026 (quyết
định trước đó dự án thực hiện
trong giai đoạn 2014-2019)
để phù hợp với tiến độ điều
chỉnh metro số 2. Đồng thời,
điều chỉnh tổng mức đầu tư
(tăng mức đối ứng) sau khi
điều chỉnh thiết kế cơ sở, chi
phí của nguồn vốn đối ứng
phát sinh do trượt giá, tỉ giá
thay đổi và quy định về quản
lý chi phí đầu tư. Việc thay
đổi này không vượt tổng giá
trị khoản vay ODA của dự án
đã ký với Ngân hàng ADB.
Theo TP, việc thay đổi này
chỉ tăng vốn đối ứng từ 126
tỉ đồng lên 151 tỉ đồng. Tổng
giá trị khoản vay ODAcủa dự
án đã ký với Ngân hàngADB
sẽ giữ nguyên là 58,95 triệu
USD. Tổng mức đầu tư điều
chỉnh dự kiến đủ đảm bảo cho
việc thực hiện cho các gói thầu
của dự án kết thúc vào tháng
12-2026.
Xây dựng metro 2
rút kinh nghiệm
từ metro 1
Theo kiến trúc sư Ngô Viết
Nam Sơn, phát triển hạ tầng
xung quanh nhà ga là vô cùng
quan trọng. Muốn phát triển
metro thì cần đặt hiệu quả
kinh tế, hiệu quả sử dụng lên
hàng đầu chứ không chỉ làm
theo kế hoạch, sau đó thực
hiện tuần tự.
Hiện nay metro số 1 chưa
ngã ngũ do thiếu vốn, kết nối
hạ tầng còn kém, hệ thống
mạng lưới xe buýt, bãi giữ xe,
không gian đi kèm hiện còn
chưa đến đâu. Khi metro số
1 được làm xong và có mạng
lưới giao thông kết nối, có quy
hoạch đi kèm thì riêng tuyến
metro này sẽ giảm ít nhất một
triệu xe cá nhân. “Nếu làm
đồng loạt nhiều tuyến metro
rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng
không có tuyến nào tới đích.
Vì vậy, TP cần dồn lực thực
hiện dứt điểm từng tuyếnmetro
và việc hoàn thiện kết nối xe
buýt, quy hoạch cao tầng, phát
triển hạ tầng giao thông xung
quanh metro là vô cùng quan
trọng” - ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Sơn cũng cho rằng khi
thực hiện dự án metro số 2, TP
cần rút kinh nghiệm từ metro
số 1. Để tránh tình trạng đội
vốn, cần phải giải phóng mặt
bằng và làm quy hoạch trong
vòng bán kính 500-1.000 m
trước khi thực hiện dự án. Cần
tính toán kỹ không gian quy
hoạch sẽ chịu sự tác động của
metro, từ đó xác định được khu
vực cần chỉnh trang, giải tỏa
bởi đây cũng chính là nguồn
ngân sách để làm metro. Nếu
không có kế hoạch thì sẽ bỏ
lỡ rất nhiều cơ hội phát triển
như lợi nhuận làmnhà cao tầng
gần metro mà Nhà nước có
thể đấu thầu, tránh tình trạng
metro đi một đằng, nhà cao
tầng đi một nẻo như metro 1.
Ông Võ Khắc Hưng, Phó
Giám đốc Ban quản lý dự
án 2, cho biết khi thực hiện
tuyến metro 2 sẽ có nhiều
vấn đề cần tiếp thu và học
hỏi từ tuyến số 1. Cụ thể, từ
việc tăng tổng mức đầu tư, di
dời hạ tầng kỹ thuật, bàn giao
mặt bằng, quản lý thi công…,
tất cả vấn đề này sẽ được rút
kinh nghiệm trong metro số 2
để đưa tuyến về đúng tiến độ
trong năm 2026.•
ĐÀOTRANG
U
BND TP.HCM vừa có
văn bản trình Bộ GTVT,
Bộ KH&ĐT, Bộ Tài
chính xin ý kiến về đề xuất
điều chỉnh thời gian thực hiện
dự án giao thông đô thị bền
vững tuyến metro số 2 (dự
án) và tăng tổng mức đầu tư
dự án từ 1.353 tỉ đồng lên
1.489 tỉ đồng.
Điều chỉnh thời gian
thực hiện dự án
DựánnàyđãđượcThủ tướng
Chính phủ phê duyệt danhmục
tài trợ vay vốn Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB) và Quỹ
Công nghệ sạch (CTF). Đây
là dự án xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
việc tiếp cận 10 nhà ga dọc
tuyến trong vòng bán kính
500-1.000 m. Quanh 10 nhà
ga sẽ được xây dựng, cải tạo
hệ thống hạ tầng đô thị phục
vụ tiếp cận nhà ga và bãi đậu
xe, nâng cấp vỉa hè và các lối
đi bộ. Xây dựng các dịch vụ
Tăng vốn dự án hạ tầng
quanh tuyến metro 2
Thành phố kiến nghị tăng tổngmức đầu tư dự án hạ tầng quanh tuyến
metro 2 từ hơn 1.353 tỉ đồng lên 1.489 tỉ đồng.
Theo TP, việc thay
đổi này chỉ tăng vốn
đối ứng từ 126 tỉ
đồng lên 151 tỉ đồng.
HàGiangkhôngphádỡ
toànbộcôngtrìnhviphạm
ởMãPìLèng
Tỉnh Hà Giang vừa lấy ý kiến các chuyên gia, đơn vị
có liên quan về việc xử lý nhà nghỉ Panorama tại đèo Mã
Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang).
Bà Vũ Thị Ánh, chủ tòa nhà Panorama, đã trình bày
phương án sửa chữa kiến trúc sử dụng các họa tiết, chi tiết
dùng trang trí của các dân tộc địa phương vào công tác hoàn
hiện công trình tạo cảnh quan gần gũi với môi trường xung
quanh, đồng thời cũng là nơi giới thiệu văn hóa, các sản vật
và đặc sản địa phương với du khách trong và ngoài nước.
Ngoài ra, bà Ánh cũng đã báo cáo về việc cải tạo,
chỉnh trang công trình Panorama tại đèo Mã Pì Lèng
thành điểm dừng chân ngắm cảnh cho du khách với quy
mô kiến trúc phù hợp. Về kết cấu công trình, bà Ánh nêu
ý kiến phần công trình trên cốt mặt đường giữ lại toàn bộ
kết cấu, chỉ thay đổi vật liệu hoàn thiện cho phù hợp như
tiêu chí của Bộ VH-TT&DL đã nêu.
Giải thích về việc giữ lại phần nổi, bà Ánh cho rằng đây
chính là đối trọng neo giữ toàn bộ công trình. Do công
trình nằm trên một triền dốc đứng nên nếu đập bỏ phần
nổi sẽ làm nhẹ phần đối trọng của công trình, có thể gây
trượt, nguy hiểm cho toàn bộ công trình. Ngoài ra, phần
cuối phía dưới của công trình cũng vậy, nếu đập bỏ sẽ làm
mất đối trọng phần chân công trình khi chịu lực bên trên
dồn xuống. Phần này như chốt chặn để công trình được ổn
định và giữ cân bằng vị trí. Toàn bộ kết cấu trên được liên
kết chặt chẽ, tạo sự ổn định cho công trình.
Đánh giá về phương án này, PGS-TS Đặng Văn Bài
cho rằng việc xây dựng điểm dừng chân ở Mã Pì Lèng
là nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận di sản và hưởng thụ,
trải nghiệm các giá trị khoa học của khu Công viên địa
chất và khu danh thắng Mã Pì Lèng. “Tôi quan tâm tới
phương pháp xử lý chất thải (rắn và lỏng) trong quá trình
vận hành công trình. Trong vùng lõi di sản, việc xử lý
rác thải và ô nhiễm môi trường cần được đặt ra một cách
nghiêm túc” - PGS-TS Đặng Văn Bài nói.
Sau khi lấy ý kiến các chuyên gia, UBND tỉnh Hà
Giang cho biết sẽ thống nhất quan điểm sẽ không phá dỡ
toàn bộ công trình Panorama. Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là
điểm dừng chân, không có lưu trú. Việc cải tạo cần đảm
bảo theo kiến trúc truyền thống văn hóa của đồng bào
dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn; thứ hai là đảm
bảo an toàn; thứ ba là về vệ sinh.
Dự kiến trong tháng 3, bản thiết kế công trình Panorama
sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, sau đó sẽ được gửi lên Hội
Kiến trúc sư Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc, Ủy ban
UNESCO, Cục Di sản văn hóa.
VIẾT THỊNH
Giao công an điêu tra vi pham
chung cư Khang Gia
UBND TP vừa chỉ đạo về xử lý vi phạm tại chung cư
Khang Gia, phường Tân Quý, quận Tân Phú (TP.HCM).
Cu thê, TP giao Công an TP điều tra, xác minh việc
ngăn chia tầng thương mại thành các căn hộ, chuyển
nhượng bất hợp pháp tại chung cư Khang Gia; tổ chức
kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về PCCC và có giải pháp
đảm bảo an toàn PCCC tại chung cư này…
TP cung giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Cục Thuế và quận Tân Phú kiểm tra và đề xuất việc
thu tiền liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất đối với
Công ty Khang Gia. Tổ chức thực hiện công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất ở cho các hộ dân sinh sống hợp
pháp tại chung cư Khang Gia. Trường hợp có khó khăn,
vướng mắc báo cáo UBND TP xem xét, chỉ đạo.
Ngoai ra, TP chấp thuận giải quyết theo kiến nghị xử lý
của Sở Xây dựng. Cụ thể, TP giao quận Tân Phú chủ trì,
phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức thực hiện tháo dỡ các
hạng mục vi phạm xây dựng tại chung cư Khang Gia theo
đúng nội dung chỉ đạo của UBND TP. Cũng như tổ chức
thực hiện cưỡng chế thu hồi phí bảo trì 2% theo Quyết định
1908/2019 của UBND TP về việc cưỡng chế buộc thực hiện
biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty Khang Gia.
Cùng với đó, TP giao Sở Xây dựng kiểm tra, đôn đốc
quận Tân Phú thực hiện công tác cưỡng chế tháo dỡ, tổng
hợp báo cáo kết quả thực hiện cho TP để biết và có ý kiến
chỉ đạo; phối hợp với quận Tân Phú tổ chức nghiệm thu
chất lượng công trình theo quy định.
PHAN CƯỜNG
Theo kiến trúc sưNgô Viết NamSơn, phát triển hạ tầng xung quanh khu vực nhà ga là vô cùng quan trọng.
Trong ảnh: Nhà ga khu công nghệ cao quận 9 thuộc tuyến đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên. Ảnh: HL
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook