065-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứNăm26-3-2020
Tạmngưng cửhành
thánh lễ ở TP.HCM
Tại các nhà thờ, giáo xứ cũng đã hạn chế tối đa giáo dân đến thánh đường.
TỰSANG
C
hiều 25-3, Tòa tổng giám
mục Tổng giáo phận
TP.HCM đã có thư mục
vụ gửi toàn thể cộng đồng dân
Chúa trong Tổng giáo phận
kêu gọi tạm ngưng cử hành
thánh lễ và tất cả sinh hoạt
tôn giáo với sự tham dự của
cộng đoàn để phòng, chống
dịch COVID-19.
Hành động đầy
bác ái, trách nhiệm
Cụ thể, ĐứcTổng giámmục
Giuse Nguyễn Năng đã có
mục vụ nêu rõ tình hình nạn
dịch COVID-19 đang diễn
biến phức tạp nên đã đưa ra
những chỉ dẫn giảm thiểu tối
đa sự tập trung đông người
trong các sinh hoạt tôn giáo.
Theo đó, bắt đầu từ 16 giờ
ngày26-3chođếnkhi có thông
báo mới, tất cả nhà thờ và nhà
nguyện của các giáo xứ và
dòng tu trong Tổng giáo phận
sẽ tạm ngưng cử hành thánh
lễ và tất cả sinh hoạt tôn giáo
với sự thamdự của cộng đoàn,
chỉ cử hành riêng tư.
Ngoài ra, các nhà thờ không
tổ chức cầu nguyện cộng đoàn
nhưng vẫn mở cửa để giáo
dân đến cầu nguyện.
Đồng thời, Đức Tổng giám
mục kêu gọi giáo dân không
được tham dự thánh lễ và
các buổi cầu nguyện chung
tại nhà thờ mà cầu nguyện
riêng tư hay trong gia đình,
hoặc tham dự lễ trực tuyến
vào lúc 5 giờ 30 và 17 giờ
30 được phát trực tiếp và lưu
lại trên trang mạng của Tổng
giáo phận.
Riêng về an táng, ĐứcTổng
giám mục kêu gọi giáo dân
chỉ có thánh lễ an táng tại nhà
thờ giáo xứ với sự tham dự
của thân nhân họ hàng gần.
Ngoài ra, các cha sẽ không
dâng lễ cầu hôn tại gia đình.
Theomục vụ củaĐứcTổng
giám mục Giuse Nguyễn
Năng, việc ngưng các sinh
hoạt cộng đồng không chỉ là
lo cho sự an toàn bản thân,
mà còn là hành động bác ái
và đầy tinh thần trách nhiệm
vì chúng ta thuộc về một cộng
đồng dân tộc và một cộng
đồng nhân loại.
Những ca đi lễ
ít người
Sáng cùng ngày, Công an
phường Trường Thọ (quận
Thủ Đức, TP.HCM) đã tổ
chức kiểm tra, tuyên truyền
việc chấp hành hạn chế tụ tập
đông người tại các nhà thờ,
giáo xứ để phòng, chống dịch
COVID-19.
Thiếu úyLê Phi Hùng, cảnh
sát khu vực phườngBìnhThọ,
quận Thủ Đức, TP.HCM, cho
biết sau khi được tuyên truyền,
các cơ sở giáo xứ trên địa bàn
phường đã nghiêm túc phòng,
chống dịch.
“Giáo xứ dán pano để người
dân đeo khẩu trang, hạn chế
tụ tập đếnmức thấp nhất. Mọi
người nghiêmchỉnh chấphành
chủ trương, đường lối củaĐảng
và Nhà nước, hiện tại các nhà
thờ đều rất thưa người” -Thiếu
úy Hùng nói thêm.
Ngoài ra, các giáo dân
cũng cho biết từ khi dịch
bùng phát, nhiều người đã
hạn chế đi nhà thờ, đặc biệt
là trẻ em và người lớn tuổi.
“Vào những buổi chiều thứ
Bảy và Chủ nhật, chúng tôi
ở nhà tự đọc kinh thánh, cầu
nguyện. Chỉ khi cảm thấy
nhà thờ ít giáo dân hoặc có
việc quan trọng thì chúng tôi
mới đến nhà thờ đi lễ” - một
giáo dân cho biết.
Tạm hoãn lịch dạy
giáo lý
Cũng theo một giáo dân tại
quận Bình Thạnh, hiện tại các
nhà thờ đều yêu cầu giáo dân
đeo khẩu trang, buộc rửa tay
khi vào thánh đường, không
bắt tay.
Ngoài ra, nhà thờ có chia
làm nhiều ca để giáo dân đi
lễ, mỗi ca đến nhà thờ chỉ hơn
chục người vàmỗi người phải
đứng xa nhau 2 m.
Một cha xứ tại một nhà
thờ ở quận Bình Thạnh cũng
khẳng định từ khi dịch bùng
phát, nhà thờ đã thường
xuyên phun thuốc sát khuẩn,
hạn chế giáo dân đến giáo
đường, cắt giảm thời lượng
thánh lễ và các bài giảng,
tạm hoãn/hủy toàn bộ lịch
dạy giáo lý...
“Trẻ emdưới 15 tuổi, người
trên 60 tuổi và người đang
có triệu chứng ho hay sốt
đều được chúng tôi khuyên
ở nhà cầu nguyện. Hiện tại,
nhà thờ chúng tôi chỉ có hơn
chục người đến và mỗi người
đều đeo khẩu trang, rửa tay,
đứng xa nhau hơn 2 m. Đối
với các trường hợp không đeo
khẩu trang, chúng tôi sẽ phát
cho giáo dân để đảm bảo việc
phòng, chống COVID-19” -
cha xứ này nói thêm.
Dừng nhiều
chương trình tôn giáo
Theo Ban Tôn giáo Chính
phủ, lãnh đạo giáo hội của
43 tổ chức tôn giáo đã có chỉ
dẫn, thông bạch yêu cầu các
tổ chức tôn giáo trực thuộc
giảm các cuộc lễ cầu nguyện
tập trung đông người. Không
mời, đón giáo sĩ tôn giáo nước
ngoài vào Việt Nam, đặc biệt
từ các quốc gia có dịch (Ý,
Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản).
Giáohội Phật giáoViệtNam
đã hủy chương trình đón đoàn
Phật giáo Nepal, Trung Quốc
vào Việt Nam; tạm dừng các
lễ hội, khóa tu... Các tổ chức
tôn giáo khác như Hồi giáo,
tôn giáo Baha’i Việt Nam;
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt
Nam; Phật giáo Hòa Hảo;
Cao Đài, … hoãn các cuộc
thi giáo lý, các đại hội nhiệm
kỳ, hội nghị, hội thảo tôn giáo,
cùng đó là tích cực khai báo y
tế, kịp thời thông tin về dịch
bệnh trên các trang thông tin
của mình để khuyến cáo tín
đồ và nhân dân phòng dịch.
Đối với lễ Phục sinh của
Công giáo, Tin lành (Chủ nhật,
12-4), BanTôngiáoChínhphủ
đề nghị Hội đồng Giám mục
Việt Namvà cácHội thánhTin
lành không tập trung tổ chức
cầu nguyện; đề nghị chính
quyền các cấp không tổ chức
thăm hỏi, chúc mừng.
Ban Tôn giáo Chính phủ
đã có văn bản đề nghị giáo
hội tạm dừng và lùi thời gian
các đại hội đối với lễ Phật đản
của Phật giáo, tết Chol Chnam
Thmay trong đồng bàoKhmer
và các đại hội nhiệmkỳ 2020-
2025 của các Hội thánh Cao
Đài Cầu Kho TamQuan, Hội
thánh Cao Đài Chơn Lý, Hội
thánh Cao Đài Minh Chơn
đạo... diễn ra ở 20 tỉnh, TP
phía Nam. Đây là những lễ
trọng theo hiến chương, điều
lệ của các tôn giáo nên sẽ có
nguy cơ lây nhiễm rất cao,
vì các sinh hoạt tôn giáo rất
khó hạn chế được số lượng
người tham dự.•
Giáo dânmang khẩu trang đi lễ ở nhà thờ Fatima Bình Triệu,
quận ThủĐức, TP.HCMchiều 25-3. Ảnh: HOÀNGGIANG
Điều kiện để di chúc
miệng có hiệu lực
Ba ngày trước, do tai nạn giao
thông, cha tôi đột ngột qua đời.
Trước khi mất, cha tôi có nói miệng
phân chia tài sản cho ba chị em tôi. Sự việc này được
trưởng ấp và trưởng công an xã chứng kiến và được họ
ghi ghép cẩn thận. Nay xin hỏi, tôi cần làm thủ tục gì
để công nhận di chúc của cha tôi là hợp pháp.
Bạn đọc
Nguyễn Văn Tân
(vantan…@gmail.com)
Luật sư
Bùi Quốc Tuấn
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu
thỏa mãn những điều kiện nhất định.
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự
2015, trong trường hợp tính mạng một người bị cái
chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác
mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di
chúc miệng.
Vậy, việc lập di chúc miệng phải trong trường hợp
thực sự cấp thiết do bị bệnh tật hay các nguyên nhân
khác mà không thể lập được di chúc bằng văn bản.
Thứ hai, khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
quy định di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của
mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay
sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký
tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được
công chứng hoặc chứng thực.
Trong trường hợp của anh Tân, di chúc miệng cho
cha anh để lại đã được hai người làm chứng và được
người làm chứng ghi ghép thành văn bản. Do đó,
anh Tân cần nhanh chóng công chứng hoặc chứng
thực bản di chúc này để di chúc có hiệu lực.
Trường hợp di chúc miệng không hợp pháp thì di
sản do cha anh Tân để lại sẽ được phân chia theo
pháp luật.
TRÚC PHƯƠNG
Công ty có quyền cho nhân viên
nghỉ việc do dịch COVID-19?
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, công ty
tôi đang làm không nhập được nguyên liệu sản xuất.
Gần một tháng nay công ty sản xuất rất ít. Vì thế, giám
đốc công ty thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng lao động
(HĐLĐ) với một số nhân viên, trong đó có tôi.
Cho tôi hỏi, với tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến
tài chính công ty thì công ty có quyền đơn phương
chấm dứt HĐLĐ không? Nếu công ty có quyền thì khi
nghỉ việc người lao động có được hưởng quyền lợi gì?
Bạn đọc
thanhhau…@gmail.com
Luật sư
Trịnh Ngọc Hoàn Vũ
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM,
trả lời: Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật
Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền
đơn phương chấm dứt HĐLĐ do thiên tai, hỏa hoạn
hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định
của pháp luật mà người sử dụng lao động đã tìm mọi
biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp
sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 12 Nghị định
05/2015 thì dịch bệnh được xem là lý do bất khả
kháng. Do vậy, công ty của bạn có quyền đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này. Tuy
nhiên, cần lưu ý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ,
cần phải tuân thủ về thời hạn báo trước.
Về chế độ trợ cấp mất việc làm, tại Điều 49 Bộ luật
Lao động 2012 quy định: Người sử dụng lao động trả
trợ cấp mất việc làm cho người lao động (NLĐ) đã
làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên
mà bị mất việc làm theo quy định của luật này. Cụ thể
là mỗi năm làm việc trả một tháng tiền lương nhưng ít
nhất phải bằng hai tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là
tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người
sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia
bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo
hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử
dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền
lương bình quân theo HĐLĐ của sáu tháng liền kề
trước khi NLĐ mất việc làm.
VÕ HÀ
ghi
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc
đông người
Ngày 25-3, ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó ban Tôn giáo
TP.HCM, cho biết BanTôn giáoTP.HCMđã ban hành văn bản
đến các cơ sở tôn giáo trên địa bàn TP cố gắng tối đa việc
hạn chế tổ chức các hoạt động có đông người tham gia.
Ông Thạch Nghi Xuân, Phó ban Dân tộc - Tôn giáo Ủy
ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, cũng nhận định Ban đại diện
cộng đồng Hồi giáo TP, các vị giáo cả,…đã thực hiện đúng
phương châmđồng hành cùng dân tộc, có nhiều cách thức
phòng, chống dịch bệnh, góp phần ngăn chặn lây lan dịch
COVID-19 trên địa bàn TP. Tuy vậy, thời gian qua, tại một số
tiểu thánh đường vẫn diễn ra hoạt động tập trung đông
người cầu nguyện.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đề
nghị các tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo trực thuộc nâng
cao ý thức tự dự phòng, hạn chế tối đa việc tiếp xúc đông
người…
THANH TUYỀN
Nhà thờcóchia làm
nhiềucađểgiáodân
đi lễ,mỗi ca lênnhà
thờchỉhơnchụcngười
vàmỗingười phải
đứngxanhau2m.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook