065-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm26-3-2020
giới, tăng 20%-25%, tùy mặt
hàng. Đứng trước tình hình
đó, nếu như xuất khẩu gạo
trong tháng 3 vẫn diễn tiến
như hai tháng đầu năm thì
Việt Nam có thể đứng trước
rủi ro thiếu gạo.
Chính vì vậy, chúng tôi có
đề xuất với Thủ tướng Chính
phủ một số phương án, trong
đó có phương án tạm giãn
xuất khẩu gạo. Phương án
nữa cũng có thể xem xét là
vấn đề cấp giấy phép xuất
khẩu gạo. Sau khi cân nhắc
và lắng nghe ý kiến các bộ,
ngành thì Thủ tướng Chính
phủ đã kết luận tạm giãn
tiến độ xuất khẩu gạo cho
đến cuối tháng 5.
Trên tinh thần đó, Tổng cục
Hải quan đã có chỉ đạo cho
các hải quan địa phương (tạm
dừng xuất khẩu gạo - PV). Tuy
nhiên, sau khi Tổng cục Hải
quan chỉ đạo như vậy chúng
tôi có nhận được ý kiến của
một số doanh nghiệp ở một
số tỉnh.
Họnói có thểcóđộvênhnhất
định giữa số liệu mà Bộ Công
Thương có và số liệu của các
tỉnh, các doanh nghiệp (DN)
đang có. Đặc biệt là số liệu về
sản lượng tại đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), số liệu
về lượng gạo còn tồn ở trong
dân và trong DN, nhất là gạo
dự trữ 5%mà cácDNcó nghĩa
vụ phải dự trữ.
. Vậy vì sao có sự vênh về
số liệu gạo xuất khẩu, gạo
dự trữ này?
+ Việc có độ vênh số liệu
là điều dễ hiểu vì trước đây
lượng gạo sản xuất, lượng
ký hợp đồng và lượng tồn
kho chúng ta nắm rất chặt
thông qua Hiệp hội Lương
thực Việt Nam. Tuy nhiên, từ
khi có Nghị định 107/2018
về kinh doanh xuất khẩu gạo
thì chúng ta không còn số
liệu này nữa. Lý do là các
DN không phải đăng ký hợp
đồng, không phải thông báo
về số lượng đã ký hợp đồng,
số lượng đã xuất khẩu, số
lượng còn tồn kho... cho nên
xuất hiện độ vênh số liệu.
Làm việc ngay với
các doanh nghiệp,
các địa phương
. Bộ Công Thương có đánh
giá được tác động của việc
tạm giãn hoặc tạm dừng xuất
nhập khẩu đối với người dân
và DN?
+Khi đưa ramột số phương
án để Thủ tướng lựa chọn thì
chúng tôi đã đưa ra một số
đánh giá tác động. Đơn cử
như nếu tạm giãn việc xuất
khẩu gạo thì đây là trường
hợp bất khả kháng nên các
DN sẽ tiếp tục thực hiện các
hợp đồng đó (hợp đồng đã ký
với đối tác nước ngoài - PV)
nhưng kéo giãn ra. Miễn là
chúng ta kiểm soát được tốc
độ xuất khẩu gạo vừa đảm
bảo thực hiện hợp đồng đã ký.
. Thủ tướng vừa giao Bộ
ANHIỀN
N
gày 25-3, Thứ trưởngBộ
CôngThươngTrầnQuốc
Khánh
(ảnh)
đã trao đổi
với báo chí về lý do vì sao
Bộ Công
Thương
lạicókiến
nghị tiếp
tục thực
hiện xuất
khẩugạo.
Ôngcũng
cho biết kế hoạch của Bộ
Công Thương sau khi có
chỉ đạo mới của Thủ tướng.
“Do có độ vênh
về số liệu”
.
Phóng viên:
Trong bối
cảnh dịch bệnh, Tổng cục
Hải quan có thông báo tạm
dừng xuất khẩu gạo theo yêu
cầu của Thủ tướng Chính
phủ. Nhưng sau đó Bộ Công
Thương lại đưa ra kiến nghị
nên tiếp tục xuất khẩu gạo.
Vì sao vậy, thưa ông?
+
Thứ trưởng
Trần Quốc
Khánh:
Trong hai tháng đầu
năm nay, xuất khẩu gạo của
Việt Nam đạt 930.000 tấn,
tăng 32% so với cùng kỳ
năm 2019. Giá cả trong nước
cũng có biến động theo chiều
hướng chung của giá gạo thế
Bộ Công Thương
thừa nhận có độ
vênh số liệu giữa
bộ và các tỉnh về
sản lượng gạo tại
ĐBSCL cũng như
lượng gạo tồn kho
trong dân, DN.
Lượng lúa gạo đang tồn kho rất nhiều. Trong ảnh: Thu hoach lua tai tỉnhHậuGiang. Ảnh: CHÂUANH
Bộ Công Thương lý giải đề xuất
tạm dừng xuất khẩu gạo
Nhiều ý kiến cho rằng lượng gạo của Việt Namđảmbảo đủ sản lượng cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Ngày 25-3, Văn phòng Chính phủ đã
có văn bản gửi các bộ Công Thương, Tài
chính, NN&PTNT truyền đạt ý kiến của
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra,
đánh giá nguồn cung và tình hình xuất
khẩu gạo. Trên cơ sở đó, các bộ này phải
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất
khẩu gạo theo đúng quy định. Việc báo cáo
này phải được thực hiện trước ngày 28-3.
Trong khi chờ báo cáo đánh giá của
đoàn kiểm tra liên ngành, Thủ tướng yêu
cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
mới. Đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã
ký kết theo đúng quy định pháp luật sẽ
được xử lý cụ thể sau khi đoàn kiểm tra
liên ngành báo cáo.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công
Thương và các bộ, ngành cần nghiêm
túc rút kinh nghiệm trong công tác tham
mưu vừa qua.
“Bộ Công Thương, Tài chính,
NN&PTNT và các cơ quan liên quan
chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo
cho nhân dân trong nước trong bối cảnh
biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay” -
văn bản nêu rõ.
AN HIỀN
Xuất khẩugạo: Thủ tướng yêu cầudừngkýhợpđồngmới
Công Thương chủ trì phối
hợp với các bộ, ngành liên
quan kiểm tra, đánh giá nguồn
cung và tình hình xuất khẩu
gạo. Vậy Bộ Công Thương
thực hiện chỉ đạo này ra sao?
+ Sau khi có chỉ đạo của
Thủ tướng, chúng tôi dự kiến
sẽ có buổi làm việc với các
tỉnh phía Nam cùng các DN
sản xuất, xuất khẩu gạo trọng
điểm vào ngày 26-3. Qua đó
để đánh giá lại sản lượng thực
tế của vụ đông xuân, rà soát
lại lượng hợp đồng xuất khẩu
đã ký cũng như lượng tồn kho
thực tế ở các DN...
Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét,
quyết định việc điều chỉnh
hoạt động xuất khẩu gạo.
Đảm bảo an ninh
lương thực trong
mọi tình huống
. Bộ Công Thương sẽ làmgì
và có kịch bản như thế nào để
đảm bảo an ninh lương thực
trong tình huống xấu nhất có
thể xảy ra như dịch kéo dài?
+ Về kịch bản, chúng ta
đã tính toán trong điều kiện
dịch bệnh kéo dài đã có dự
trữ quốc gia. Thủ tướngChính
phủ cũng đã có chỉ đạo BộTài
chính chủ trì việc thực hiện
dự trữ gạo quốc gia.
Trong các quy định của
Nhà nước hiện nay thì các
DN xuất khẩu phải dự trữ 5%
tổng lượng xuất khẩu trước
đó của họ để phục vụ cho dự
trữ lưu thông. Bản thân dự trữ
quốc gia cũng mua 200.000-
300.000 tấn để đảm bảo dự
trữ lưu thông.
Trongđiềukiệnbình thường,
tôi khẳng định không bao
giờ thiếu gạo, không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong nước mà
còn phục vụ được cho xuất
khẩu. Nhưng hiện nay tình
hình đang có biến động khó
lường. Chính vì vậy cần phải
có biện pháp để trong mọi
trường hợp bảo đảm an ninh
lương thực.
. Có thông tin các thương
nhân Trung Quốc mua gom
gạo rất mạnh ở khu vực
ĐBSCL. Ông có bình luận
gì về thông tin này?
+ Thị trường xuất khẩu
gạo lớn nhất của chúng ta
là Philippines. Đứng thứ hai
là Malaysia, rồi đến Iraq và
một số nước châu Phi. Với
thị trường Trung Quốc, xuất
khẩu gạo hai tháng đầu năm
chỉ đạt 66.000 tấn, không
đáng kể với 930.000 tấn gạo
chúng ta đã xuất khẩu.
. Xin cám ơn ông.
BáocáocủaBộNN&PTNTcho
biết dự kiến kế hoạch sản xuất
lúa năm2020 đạt 43,5 triệu tấn
thóc. Trong đó, sản lượng vụ
đông xuân ước đạt 20,2 triệu
tấn thóc, dự kiến kết thúc thu
hoạch trước ngày 30-6.
Theodựbáo củabộnày, nhu
cầu tiêu thụ thóc trong nước
là 29,96 triệu tấn thóc. Trong
đó, người dân tiêu thụ 14,26
triệu tấn thóc; phục vụ chế
biến 7,5 triệu tấn thóc; phục
vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn thóc;
dùng làm giống và giống dự
phòng 1 triệu tấn thóc; dự trữ
trong nước 3,8 triệu tấn thóc.
Sản lượng gạo xuất khẩu năm
2020 từ 6,5 triệu đến 6,7 triệu
tấn gạo, tương đương 13-13,4
triệu tấn thóc.
Tiêu điểm
Tại hội nghị Thành ủy Cần Thơ mở rộng
ngày 25-3, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn
Ngọc Hè cho biết: Trên địa bàn TP, vụ lúa
đông xuân kết thúc thu hoạch. Năm nay lúa
trúng mùa, đạt năng suất 7,22 tấn/ha, cao
nhất trong bốn năm qua. Cạnh đó, lúa được
giá, bà con trồng lúa phấn khởi. Hiện giá lúa
tươi tại ruộng khoảng 5.700-5.800 đồng/kg.
Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Minh
Toại cũng cho hay ngày 24-3, Tổng cục Hải
quan yêu cầu ngưng xuất khẩu gạo trên cả
nước. Cùng ngày, có hàng chục DN đã gọi
điện thoại phản ánh việc ngưng xuất khẩu
gạo là quá đột ngột, gây ảnh hưởng rất lớn
đến kinh doanh gạo.
“Hiệnnay lượnggạođang tồnkho rất lớnvà
lúangoài đồng tại vùngĐBSCLnhưởAnGiang
cũng rất nhiều. Lúa hè thu thì đã xuống giống
được 2/3, hai tháng nữa có lúa mới rồi. Do đó,
chúng ta không lo ngại việc đảmbảo an ninh
lương thực, không lo thiếu gạo. Nếu ngưng
liền xuất khẩu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình
hình của cácDN, nôngdân”- ôngToại chohay.
Cũng theoôngToại, SởCôngThươngđã đề
xuất với Bộ Công Thương cho tiếp tục xuất
khẩu gạo vì lượng gạo còn trong dân rất lớn.
Nếu cần thiết thì Chínhphủ có thể tăngdự trữ
gạo vào kho. Đồng thời, yêu cầu mỗi DN để
lại vài ngàn tấn dự trữ còn lại cho xuất khẩu
để tạo cơ hội được bán ra sản phẩm với giá
cao.
NHẪN NAM
Đang tồn kho rất lớn, không lo thiếu gạo
Nông dânmiền Tây đang tập kết
lúa gạo về kho. Ảnh: GIA TUỆ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook