065-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm26-3-2020
ĐỨCMINH
P
hát biểu bế mạc kỳ
họp thứ 43 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
ngày 25-3, Chủ tịch Quốc
hội (QH) Nguyễn Thị Kim
Ngân cho hay nếu tới đầu
tháng 4, dịch COVID-19
còn diễn biến phức tạp, Ủy
ban Thường vụ QH sẽ xem
xét, thảo luận, quyết định
thời gian tổ chức kỳ họp QH.
Tăng cường kỷ luật,
kỷ cương
Theo chủ tịch QH, hiện
số người nhiễm dịch đã lên
tới con số 9, 10, 11 người
mỗi ngày, đồng thời đã có
biểu hiện lây lan ra cộng
đồng ở trong nước. “Tôi
rất hoan nghênh Chính phủ
đã chỉ đạo địa phương hết
ngày 25-5 rà soát hết người
nước ngoài, người Việt Nam
từ nước ngoài về đang lưu
trú, sinh sống trên địa bàn,
cả công việc phải tiến hành
trôi chảy theo kế hoạch, có
điều chỉnh nhưng thay đổi
phương thức làm việc” - bà
Ngân nói và đề nghị các cơ
quan của QH quán triệt tinh
công việc theo kế hoạch đề
ra” - bà nói thêm.
Tiếp tục giải quyết
đơn thư của dân
Chủ tịch QH cũng đề nghị
cần có giải pháp ổn định kinh
tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh, giải ngân đầu tư
công, giải quyết vấn đề hạn
hán, xâm nhập mặn, thiếu
nước ngọt cho sinh hoạt và
sản xuất của ĐBSCL, đảm
bảo đời sống cho dân.
“Chúng ta chưa bao giờ
thấy tình hình khó khăn như
hiện nay, dịch bệnh như thế,
dân thì thiếu nước ngọt sinh
hoạt, không có nước tưới
cây trồng…” - bà Ngân nói
và cho rằng chính lúc này,
sự đồng lòng, đoàn kết toàn
dân, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị rất quan trọng.
“Chúng ta sẽ tiếp tục vượt
khó để đảm bảo đất nước ổn
định trong tình hình khó khăn
này và nhất là phải chăm lo
đời sống nhân dân” - Chủ
tịch QH khẳng định.
Bà Ngân cũng cho biết do
diễn biến của dịchCOVID-19,
Ủy ban Thường vụ QH quyết
định hội nghị đại biểu chuyên
trách diễn ra vào đầu tháng
4 tới sẽ tổ chức theo hình
thức họp trực tuyến chứ
không tổ chức tập trung.
Bà cũng đề nghị các ủy ban
QH họp phiên toàn thể theo
hình thức này.
Riêng bộ phận tiếp xúc
giải quyết đơn thư của dân,
chủ tịch QH yêu cầu vẫn
tiếp tục thực hiện, “không
vì bất cứ lý do gì đình trệ,
để bức xúc của dân không
được giải quyết kịp thời”.
“Thông tin, đơn thư gửi tới
phải được kịp thời xử lý theo
đúng quy định. Việc chuyển
đơn, thông báo trả lời, giải
quyết theo thẩm quyền vẫn
làm thường xuyên, không
ách tắc” - bà Ngân nói.•
Chủ tịchQHNguyễn Thị KimNgân chủ trì phiên họpỦy ban Thường vụQH kỳ họp 43. Ảnh: TN
Sáng 25-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc
làm việc với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh về thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa
Chính phủ và Ban chấp hành Trung ương Đoàn trong thời
gian qua. Cuộc làm việc thường niên này diễn ra vào dịp
kỷ niệm 89 năm thành lập Đoàn (26-3-1931 – 26-3-2020).
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã đặt vấn đề: Trong tình
hình dịch COVID-19 hiện nay, chúng ta đang vận động
toàn dân chống dịch, phong trào Đoàn làm gì để chung tay
với cả nước, cách thức làm việc như thế nào? Nhà nước
cần làm gì để tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên,
phong trào Đoàn trong giai đoạn có dịch và hậu dịch?...
Theo Thủ tướng, không chỉ 6,3 triệu đoàn viên tham
gia khai báo y tế tự nguyện một cách tốt nhất mà còn
giúp người dân khai báo y tế, giúp phân loại được người
già, người có bệnh nền, người yếu thế, người có nguy cơ.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh chủ trương cần tập trung tách
nhóm nguy cơ ra khỏi cộng đồng để tránh lây lan bệnh,
không được tụ tập đông người, thay đổi phương pháp làm
việc, tăng cường sử dụng công nghệ…
Thủ tướng nêu rõ phong trào Đoàn gần ba tháng qua,
cán bộ đoàn viên, thanh niên các cấp đã làm nhiều việc,
xung kích thực hiện “chống dịch như chống giặc” như tổ
chức các điểm rửa tay, sinh viên ngành y tình nguyện hỗ
trợ thực hiện nhiệm vụ, nhóm phát khẩu trang miễn phí…
Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ ảnh
hưởng của dịch COVID-19 đến nước ta, cho nên thanh
niên phải phát huy vai trò tiên phong, vượt qua khó khăn,
thử thách. Đồng thời, phải tổ chức lại công việc, chuẩn
bị tốt cho thời điểm hậu dịch. Do đó, Thủ tướng yêu cầu
huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của đoàn viên, thanh niên
tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, nhân rộng các
mô hình hay, cách làm hiệu quả, vận động nguồn lực xã
hội hỗ trợ phòng, chống dịch.
Nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng phối hợp công
tác giữa Chính phủ và Đoàn Thanh niên, Thủ tướng cho
rằng không phải chỉ chờ đến họp định kỳ chúng ta mới
phối hợp mà những vấn đề quan trọng, cần thiết của Đoàn
Thanh niên và các hội cũng đều có sự quan tâm của các
cơ quan. “Tôi khuyến khích các đồng chí phó thủ tướng,
các bộ trưởng cũng như các cấp chính quyền dành thời
gian nhiều hơn cho công tác thanh niên, hỗ trợ thanh niên”
- Thủ tướng nói.
Tại cuộc làm việc, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê
Quốc Phong đã báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện quy
chế phối hợp giữa Chính phủ và Đoàn Thanh niên. Cụ thể,
Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lắp đặt
150 trạm rửa tay dã chiến trị giá 6,5 tỉ đồng, tặng 40.000
bánh xà phòng cho các điểm tuyên truyền của Đoàn
Thanh niên; vận động 10 tỉ đồng để mua 10.000 bộ kit thử
nhanh COVID-19… Ngoài ra còn vận động để tặng nước
ngọt, bình lọc nước cho người dân vùng bị nhiễm mặn trị
giá 1,5 tỉ đồng.
Cùng với đó, một số mô hình, dự án hay được đưa
vào sử dụng như: “Điểm rửa tay” sáng tạo từ vật dụng
tái chế phục vụ người dân tại các điểm công cộng, dự án
Phát triển hệ thống cảnh báo sớm COVID-19 toàn cầu
(epiNEWS)... Hay như mô hình “shipper” mang bài tập
đến tận tay các em học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,
không có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin…
PV
nắm chắc từng trường hợp
để ngăn chặn lây lan cộng
đồng” - bà Ngân nói. Tuy
nhiên, chủ tịch QH nhấn
mạnh đến sáng 25-3 đã có
134 người nhiễm và “còn bao
người ủ bệnh chưa phát hiện
được thì ta chưa biết”. Do
đó, mọi người cần tuân thủ
tốt quy định của pháp luật,
theo dõi chấp hành đúng
chỉ đạo của Ban chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống
COVID-19 và sự chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng, khuyến cáo y tế.
“Cần hạn chế ra đường,
hạn chế tụ tập đông người,
đeo khẩu trang nơi công
cộng. Đây là những vấn đề
phải chấp hành nghiêm” - bà
Ngân nêu rõ.
Cạnh đó, chủ tịch QH
cũng yêu cầu tăng cường
kỷ luật, kỷ cương trong bộ
máy nhà nước. “Nói như
thế không có nghĩa là bộ
máy nhà nước đình trệ. Tất
thần trên để tổ chức công
việc. “Đừng nghĩ tới tháng
5 có họp được hay không,
mà phải nghĩ tháng 5 họp
được. Những công việc từ
đây tới tháng 5 vẫn thực hiện
“Ngay trong mùa
dịch COVID-19 này,
lực lượng bộ đội biên
phòng cũng vất vả
lắm, phải ngủ ở
lán trại, đường
mòn, lối mở.”
Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân
Tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường
vụQHđã cho ý kiến về dự án Luật Bộ đội
biên phòng. Một trong những vấn đề
được nhiều thành viên Ủy ban Thường
vụ QH quan tâm liên quan đến chế độ,
chính sách đối với bộ đội biên phòng.
Theo dự thảo, Nhà nước có chính sách
ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
thực thi nhiệm vụ biên phòng và chính
sáchđặc thù công tác, địa bànhoạt động
ở khu vực biên giới theo quy định pháp
luật; ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng
cao, cư dân biên giới vào lực lượng bộ
đội biên phòng.
Trìnhbàybáocáothẩmtrasơbộ,Thượng
tướng Võ Trọng Việt (Chủ nhiệm Ủy ban
Quốc phòng - An ninh) cho biết Thường
trựcỦybanQuốcphòng-Anninhđềnghị
ban soạn thảo rà soát, nghiên cứuđểquy
địnhđầyđủcácchếđộ,chínhsáchvềbiên
phòng, bảo đảm tương xứng với yêu cầu
nhiệm vụ của lực lượng này.
Nhiềuýkiến thànhviênỦybanThường
vụQH sau đó cũng đề nghị cần quy định
rõ hơn về chế độ, chính sách đối với lực
lượng bộ đội biên phòng. Phó Chủ tịch
QH Tòng Thị Phóng cho rằng lực lượng
bộ đội biên phòng là nòng cốt trong
bảo vệ biên giới, do vậy chính sách đối
với lực lượng này cần được quy định rõ
trong luật.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
cũng khẳng định lực lượng bộ đội biên
phòng rất quan trọng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam. Bộ đội biên phòng
không chỉ bảo vệ biên giới mà còn làm
nhiềunhiệmvụkhác từgiáodục, y tế cho
tới tăng cường cánbộ chủ chốt ở cơ sở…
BàNgânnhấnmạnh chính sáchđối với
lực lượngnày cũngphải thể hiện rõquan
điểmcủa Nhà nước đối với những người
sống xa nhà, ở nơi biên cương Tổ quốc.
Mùa dịch này, chính sách bộ đội biên phòng phải tương xứng với nhiệm vụ
Chủ tịch Quốc hội:
“Không vì dịch
mà bộ máy đình trệ”
Chủ tịchQuốc hội đề nghị có giải pháp ổn định kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,
giải quyết nạn xâmnhậpmặn, hạn hán, thiếu nước ngọt sinh hoạt, sản xuất của ĐBSCL.
89 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Phát huy vai trò tiênphong củađoànviên trongphòng, chốngCOVID-19
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook