065-2020 - page 13

13
T
rưa 25-3, khảo sát của PV
Pháp
Luật TP.HCM
cho thấy nhiều nhà
hàng và quán ăn uống trên địa bàn
TP.HCMtạmđóng cửa phòngCOVID-19
lây lan theo chỉ đạo của UBND TP.
“Thâm vốn là cái chắc nhưng
tôi chấp nhận”
Chỉ đống bàn ghế chất chồng, anh
Tuấn - chủ nhà hàng có tiếng trên đường
SongHành thuộc xãTrungChánh, huyện
Hóc Môn cho biết quán của anh đóng
cửa lúc 20 giờ ngày 24-3. “Gần 17 giờ
tôi mới biết thông tin nhà hàng phải tạm
đóng cửa ngay trong ngày. Ngặt nỗi có
hơn 20 khách nên tôi không thể yêu cầu
họ rời nhà hàng ngay. Một mặt tôi nói
khéo để họ rời nhà hàng sớm, một mặt
tôi ngưng nhận khách mới. Dây dưa gần
20 giờ họ mới rời khỏi nhà hàng” - anh
Tuấn nói.
Theo anh Tuấn, do nhà hàng anh mở
lâu, đông khách nên anh chuẩn bị nhiều
thịt, cá, cua, rau… “Cuối cùng tôi phải
bán rẻ cho người quen, phần còn lại tôi
chế biến trong hai ngày để bồi bổ cho
nhân viên của nhà hàng. Cho dù có lỗ
tôi cũng không phiền vì nhà hàng tạm
đóng cửa để góp phần chống dịch bệnh
COVID-19 lây lan” - anh Tuấn chia sẻ.
Tương tự, quán cơm của bà Ba (đường
Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất,
quận 12) lúc nào cũng đông khách. Thế
nhưng trưa 25-3, quán chỉ độ 15 người.
“Chiều 24-3, nhận được thông báo từ
UBND phường, tôi báo nhà cung cấp
thịt, cá giảm một nửa. Trưa nay tôi dẹp
bớt, chỉ để lại ba bộ bàn ghế dành cho
khách quen, còn chủ yếu bán cho khách
mang về nhà. Bán ít, lời ít nhưng không
sao, miễn dịch bệnh không lây lan là
được” - bà Ba nói.
“Quán cà phê tôi mỗi ngày bán hơn
100 ly, lúc nào cũng có khách. Thực
hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, tôi
đóng cửa đúng 18 giờ ngày 24-3. Tiền
thuê mặt bằng vẫn phải trả, nhân viên
mỗi ngày vẫn ăn ba bữa, thâm vốn là
cái chắc. Tuy nhiên, vì cộng đồng, tôi
chấp nhận thiệt thòi để dịch bệnh mau
hết” - chị Nga, chủ quán cà phê trên
đường Mã Lò, phường Bình Hưng Hòa
A, quận Bình Tân, nói.
Tất cả đồng thuận
Ông Nguyễn Văn Ngỡi, Chủ tịch
UBND xã Trung Chánh, huyện Hóc
Môn, cho biết xã tập trung triển khai
công văn khẩn của UBND TP.HCM
ngay chiều 24-3. “Do quá gấp nên không
ít nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống bị
động vì đã chuẩn bị nguyên liệu chế
biến món ăn. Tuy nhiên, nhận thấy lợi
ích của việc tạm đóng cửa để phòng,
chống dịch bệnh nên tất cả nhà hàng
và quán ăn uống chấp hành, cho dù lỗ
lã” - ông Ngỡi cho biết thêm.
“Sáng nay xã đi kiểm tra và ghi nhận
những quán ăn, quán cà phê ngày thường
đông khách giờ đã đóng cửa và ghi
thông báo tạm nghỉ tới ngày 31-3. Các
nhà hàng cũng để gọn bàn ghế, chỉ còn
vài nhân viên ở lại trông chừng” - ông
Ngỡi nói.
Theo ông Lưu Minh Đạt, Chủ tịch
UBND phường Tân Thới Nhất, quận 12,
trên địa bàn có hai nhà hàng và 88 cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. “Chiều
24-3, UBND phường phối hợp với ban
điều hành khu phố và công an khu vực
tới từng nhà hàng, quán ăn uống triển
khai công văn khẩn củaUBNDTP.HCM.
Ngoại trừ một vài nhà hàng, quán ăn
đề nghị cho mở cửa thêm vài tiếng vì
đang có khách, còn lại đều chấp hành
đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh.
Sáng nay, tất cả nhà hàng và cơ sở kinh
doanh ăn uống có quy mô trên 30 suất đã
tạm đóng cửa” - ông Đạt cho biết thêm.
TRẦN NGỌC
MẹVNAH91 tuổi:
“Xưa chốnggiặc, giờ
mẹ ủnghộ chốngdịch”
Ngày 25-3, chị Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Thanh
Bình (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), cho biết cơ
quan này vừa tiếp nhận số tiền 5 triệu đồng từ mẹ
Việt Nam anh hùng (VNAH) Lê Thị Chi. 
Mẹ Chi sinh năm 1929, năm nay đã 91 tuổi. Sau
khi nghe Nhà nước phát động ủng hộ phòng, chống
dịch COVID-19 trên truyền hình, mẹ nhờ con gái
chở đến trụ sở phường để ủng hộ tiền. Tuy nhiên,
do mẹ tuổi cao, đi lại khó khăn nên đại diện Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc phường đã xuống tận nhà tiếp
nhận số tiền ủng hộ.
“Chúng tôi thực sự rất xúc động khi thấy mẹ cẩn
thận lấy trong túi áo ra số tiền được quấn bằng dây
thun rồi bảo: “Mẹ không có chi nhiều, chỉ có từng
này ủng hộ Nhà nước chống dịch”. Cô con gái lúc
đó cũng bất ngờ và bật khóc vì hành động của mẹ” -
chị Hương kể.
Theo chị
Hương,
mẹ Chi
từng tham
gia kháng
chiến
chống
Pháp,
chống Mỹ.
Chồng và
con trai
của mẹ đều
hy sinh
trong cuộc
chiến tranh
chống Mỹ
cứu nước.
Hiện mẹ
sống với con gái ở quận Hải Châu.
Chiều cùng ngày, chúng tôi đã tìm đến nhà mẹ Chi
tại đường Thanh Thủy, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Mẹ năm nay 91 tuổi, giọng nói hơi khó nghe nhưng
mẹ vẫn minh mẫn và đặc biệt rất hay cười. 
“Thấy trên tivi phát động nên mẹ ủng hộ, ít thôi
chứ không có chi nhiều. Vào những ngày lễ tết, con
cháu biếu mỗi đứa một ít, mẹ không tiêu đến nên để
dành đến lúc cần thì dùng. Hằng tháng mẹ được Nhà
nước hỗ trợ, con cháu còn mạnh khỏe thì hắn tự làm
ăn. Số tiền này mẹ ủng hộ cho Nhà nước, mong sao
dịch bệnh chóng qua để nhân dân khỏe mạnh” - mẹ
Chi cười hiền. 
TÂMAN
Chủ tịch Bến Tre kiểm tra thực tế
ấp Thừa Lợi
Trưa 25-3, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre,
nhận xét ngành chức năng và lãnh đạo địa phương
đã làm rất tốt công tác phong tỏa, cách ly. Đời sống
bà con tương đối được đảm bảo, người dân cũng
có ý thức phối hợp với ngành chức năng trong việc
cách ly phòng, chống dịch COVD-19.
Lực lượng chức năng cũng đảm bảo tốt nhu cầu
lương thực của bà con, nếu có nhu cầu sẽ được
chuyển từ bên ngoài vào theo đúng quy trình phòng
dịch. “Anh em đã sắp xếp ổn thỏa cho người dân.
Nếu sau khi có kết quả những người liên quan
không có chuyện gì, sức khỏe ổn thì tỉnh sẽ sớm thu
hẹp vùng phong tỏa lại” - ông Trọng nói.
Về tình hình tiêu thụ nông sản khi có lệnh phong
tỏa, ông Trọng cho biết số lượng nông sản chủ yếu
là dưa hấu. Số lượng này không nhiều, có thể tiêu
thụ tại chỗ trong vùng phong tỏa, cách ly.
Riêng đối với các hộ nuôi thủy sản, ông Trọng cho
biết đa số bà con nuôi nghêu. Tỉnh cũng đã yêu cầu
người dân dừng thu hoạch nghêu để hạn chế thiệt hại
khi không tiêu thụ được. “Thực tế số lượng nghêu
ít thôi, bà con có thể tự tiêu thụ trong khu vực, khỏi
phải chuyển thực phẩm từ ngoài vào” - ông Trọng đề
nghị.
CHÂU ANH
Một quán ăn trên địa bàn huyệnHócMôn, TP.HCMđã đóng cửa. Ảnh: TRẦNNGỌC
Được phép phục vụ tối đa 30 người ăn uống
trong cùng thời điểm
Chiều 25-3, Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM ban hành công văn
gửi tới UBND 24 quận, huyện.
Công văn đề nghị UBND 24 quận, huyện triển khai hướng dẫnmột số nội dung
tới các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bao gồm cửa hàng, quầy hàng, quán
ăn, nhà hàng, thức ăn đường phố, căn-tin cơ quan và bệnh viện trên địa bàn TP
nhằm ngăn ngừa dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, chỉ phục vụ tối đa 30 người ăn uống trong cùng thời điểm. Khuyến
khíchcáchình thứcđặt hàng, bánhàngquađiện thoại, quamạng, giaohàng tậnnơi.
Riêng các cơ sở chế biến suất thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể của côngnhân vẫnhoạt
độngbình thường.Tuy nhiên, phải có các biệnphápbảođảman toànphòng, chống
dịch cho người ăn, giảm số lượng người sử dụng suất ăn trong cùng thời điểm.
MẹChitraosốtiền5triệuđồngủnghộchống
dịch COVID-19 cho chị Hương. Ảnh: HC
Đời sống xã hội -
ThứNăm26-3-2020
Chấpnhậnđóng cửaquán
để dịchCOVID-19không lây lan
Hầu hết nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP.HCM
chấp hành chỉ đạo của UBNDTP.
chốngdịchCOVID-19
sang Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Ca bệnh 139 (BN 139):
Nữ, 24 tuổi, địa chỉ Trần Khát
Chân, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. BN là du học
sinh tại Anh, là vợ của bệnh nhân dương tính với SARS-
CoV-2, nhập cảnh về Nội Bài ngày 21-3 trên chuyến bay
VN0054. Sau khi nhập cảnh, BN đã được đưa về khu cách
ly tại Khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp và lấy mẫu làm xét
nghiệm.
Ca bệnh 140 (BN 140):
Nam, 21 tuổi, địa chỉ ở Đặng
Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. BN là du học sinh
từ Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 21-3 trên chuyến bay
VN0054. Sau khi nhập cảnh, BN đã được đưa về khu cách
ly của Hà Nội và lấy mẫu làm xét nghiệm sàng lọc.
Ca bệnh 141 (BN 141):
BN là bác sĩ, 29 tuổi, làm việc
tại Khoa cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở
Đông Anh. Bác sĩ bị lây khi thao tác thiết lập máy thở cho
BN 28, bị phơi nhiễm cùng ngày với một bác sĩ khác cùng
làm việc tại khoa này (BN 116).
HÀ PHƯỢNG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook