068-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 30-3-2020
Doanh nghiệp
&
Cộng đồng
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TẶNG MŨ BẢO HIỂM:
Gần 2 triệu chiếc mũ an toàn
cho học sinh lớp 1
Vừa qua, Ủy banAn toàn giao thôngQuốc gia, BộGD&ĐT vàCông tyHondaViệt Nam(HVN) đã đánh giá kết quả thực
hiện chương trình phối hợp trao tặngmũ bảo hiểmcho học sinh lớp 1 (nămhọc 2019-2020)mang tên “Giữ trọn ướcmơ”.
MẪNPHI
S
aunămđầu tiên triểnkhai
(năm học 2018-2019),
trong năm học 2019-
2020 đã có gần 2 triệu học
sinh lớp 1 được nhận những
chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
Đây là một hoạt động nhằm
thực hiện hiệu quả Chỉ thị
04/CT-TTg ngày19-1-2018
của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh triển khai giải
pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện quy định bắt
buộc đội mũ bảo hiểm đối
với người đi mô tô, xe máy,
xe đạp điện.
Để thực hiện chương trình
này, ngay sau khi lễ công bố và
ký kết được diễn ra vào tháng
6-2019, Ủy banAn toàn giao
thông (ATGT) Quốc gia, Bộ
GD&ĐTcùngCông tyHonda
Việt Nam khẩn trương thực
hiện công tác khảo sát, thu
thập số liệu, tiến hành sản
xuất và vận chuyển mũ bảo
hiểm tới hơn 15.000 điểm
trường tiểu học trên khắp cả
nước để đảm bảo việc trao
mũ bảo hiểm cho các em học
sinh đúng dịp khai giảng năm
học mới 2019-2020.
Ngày5-9-2019,nhândịpkhai
giảng năm học mới, chương
trình này chính thức triển khai
trao tặng mũ bảo hiểm trên
toàn quốc. Cùng ngày, hàng
loạt điểm trường tiểu học
cũng diễn ra các hoạt động
trao tặng, tạo nên không khí
ngày hội rầm rộ trên cả nước.
Kết quả đã có 1.963.498 học
sinh bước vào lớp 1 năm học
2019-2020 nhận được những
chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn
như một món quà đặc biệt,
làm hành trang bảo vệ cho
các em trên mỗi hành trình
trong tương lai. 
Để nâng tỉ lệ đội mũ bảo
hiểm của tất cả các em học
sinh các cấp, sau khi tổ chức
trao tặng mũ cho toàn bộ học
sinh lớp1,ỦybanATGTQuốc
gia, Bộ GD&ĐT, Cục CSGT
(Bộ Công an) và Honda Việt
Nam đã phối hợp triển khai
rộng khắp các hoạt động tuyên
truyền, hướng dẫn và xử phạt
hành vi vi phạm quy định đội
mũ bảo hiểm cho trẻ.
Từ tháng 9-2019 đến tháng
11-2019, Bộ GD&ĐTđã chỉ
đạo các cơ sở giáo dục bậc
tiểu học trên 63 tỉnh/thành
triển khai giảng dạy, hướng
dẫn đội mũ bảo hiểm cho học
sinh thông qua những tiết học
trực quan, thiết thực và đảm
bảo lý thuyết đi đôi với thực
hành, lồng ghép cùng các tiết
học ATGT do Honda Việt
Nam triển khai mang tên “An
toàn giao thông cho nụ cười
Niềmvui của các emnhỏ khi nhận đượcmũ bảo hiểmnhân ngày
khai giảng.
trẻ thơ”. Đồng thời, 100%
cha mẹ học sinh được nhận
mũ bảo hiểm đã ký cam kết
đội mũ bảo hiểm cho con em
mình khi tham gia giao thông
bằng mô tô, xe máy, xe đạp
điện ngay sau khi nhận được
mũ bảo hiểm. Bên cạnh đó,
Cục CSGT cũng phối hợp
giám sát và nhắc nhở các bậc
phụ huynh thực thi việc đội
mũ bảo hiểm cho trẻ em khi
tham gia giao thông và xử
phạt các trường hợp không
tuân thủ quy định.
Kết thúchành trình“Giữ trọn
ướcmơ” nămhọc 2019-2020,
một chương trình khảo sát tỉ lệ
độimũbảohiểmcủa trẻ emvới
quy mô lớn nhất từ trước tới
nay được tổ chức tại 63 tỉnh/
thành vào tháng 1-2020 cho
thấy tỉ lệ đội mũ bảo hiểm ở
trẻ em đã đạt 70%, tăng 4%
so với mục tiêu đề ra và tăng
18% so với tỉ lệ đội mũ bảo
hiểm ở trẻ em năm 2018. Đây
là kết quả rất đáng mừng và
cho thấy những nỗ lực của các
bên trong việc nâng cao ý thức
đội mũ bảo hiểm cho người
dân, đặc biệt là trẻ em, giúp
giảm thiểu chấn thương do tai
nạn giao thông ở trẻ nhỏ, góp
phần bảo vệ thế hệ tương lai
của Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ
lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em
tại một số tỉnh, thành phố vẫn
còn thấp, cần phải nỗ lực nhiều
hơn nữa để tỉ lệ đội mũ của
trẻ em đạt được mục tiêu đã
đề ra ở tất cả tỉnh, thành vào
cuối năm 2020.
Ủy banATGTQuốc gia, Bộ
GD&ĐT đánh giá cao cam
kết của Công ty Honda Việt
Nam trong việc tiếp tục tài
trợmũ bảo hiểm cho trẻ em là
học sinh lớp 1 trong năm học
2020-2021 và tin tưởng rằng
đây sẽ là động lực quan trọng
để thực hiện thành công mục
tiêu nâng tỉ lệ trung bình trẻ
em đội mũ bảo hiểm lên 80%
vào năm 2020 theo chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ.•
Kiênquyết giữkhoảng cách, chúng ta sẽ thắngdịch!
Sự gia tăng số bệnh nhân COVID-19 trên thế giới
và trong nước hiện nay rất đáng báo động. Tuy nhiên,
virus truyền nhiễm bệnh COVID-19 lại chỉ lan truyền
trong môi trường hẹp. Nghĩa là nếu chúng ta duy trì
khoảng cách nhất định sẽ hạn chế được sự lây lan.
Khoảng cách lý tưởng được giới y khoa tìm ra là
2 m. Giả thiết người bệnh không tiếp xúc với ai, khi ấy
số người lây nhiễm sẽ bằng 0 và dịch bệnh sẽ suy giảm.
Điều này rất phù hợp với Việt Nam. Giai đoạn đầu,
chúng ta chỉ có ít người nhiễm bệnh, chúng ta cách ly
và giữ khoảng cách với xã hội rất tốt, vì vậy hiện tượng
lây lan hạn chế. Đã có giai đoạn chúng ta không có
người nhiễm bệnh và dự kiến công bố hết dịch.
Theo
Reuters
, bệnh nhân số 31 tại Hàn Quốc đã tiếp
xúc trực tiếp với 1.160 người, điều này tạo ra một ổ
dịch lớn làm cho Hàn Quốc trở thành một tâm dịch lớn.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, đã có những bệnh
nhân di chuyển, tiếp xúc nhiều người khác nhau dẫn
đến số ca nhiễm bệnh gia tăng và con số cách ly vì vậy
cũng tăng lên đáng kể.
Biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn của người ủ bệnh
không rõ ràng, trong khi ở giai đoạn ủ bệnh virus vẫn
có thể lan truyền và lây nhiễm cho người khác. Chính
vì vậy, việc giữ khoảng cách tiếp xúc với những người
có nguy cơ lây nhiễm bệnh càng trở nên quan trọng,
nếu không muốn nói là biện pháp đơn giản nhất để
từng người dân trong chúng ta tham gia chống dịch.
Chúng ta có thể thấy những nhân viên y tế, dù họ
hiểu biết rất rõ mức độ nguy hiểm của virus nhưng vì
nhiệm vụ được giao, họ vẫn phải tiếp xúc với người
bệnh. Bảo hộ vẫn đầy đủ nhưng trên thế giới đã có gần
5.000 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Tình hình dịch bệnh gây ra những hậu quả nghiêm
trọng nhưng rất nhiều người vẫn chấp nhận hy sinh
lợi ích của mình để tham gia phòng, chống dịch. Đó là
những doanh nghiệp phải đóng cửa vì dịch bệnh, những
đám tang không tổ chức lễ viếng, những bác sĩ hằng đêm
livestream để phổ biến kiến thức chống dịch…
Bạn tôi làm cấp cứu 115 đã phải gửi con về quê cho
ông bà chăm, nén tình cảm của người mẹ, căng sức
trực chiến chống dịch. Lời nhắn: “Hạnh phúc nhất của
mẹ là được ôm lấy con sau giờ tan ca. Nhớ các con
nhiều lắm, hy vọng đại dịch kết thúc, mẹ còn có thể về
đón các con!” chắc hẳn làm rung động nhiều con tim.
Dù vậy, đây đó vẫn có những tiệc tùng, lễ hội, nhiều
người thuộc diện cách ly trốn tránh không tuân thủ,
thậm chí một đám tang tại Bình Chánh được tổ chức
linh đình dẫn đến phải cách ly rất nhiều người, trong
đó có cả nhân viên y tế. Sự thiếu ý thức trách nhiệm
này không chỉ khiến khả năng lây nhiễm dịch tăng cao
mà nguồn lực dành cho chống dịch, lực lượng cán bộ y
tế đã mỏng lại càng trở nên khó khăn hơn.
Tính đến tối 29-3, số người nhiễm COVID-19 tại Việt
Nam là 188 người. Trong khi đó, theo tính toán của
chuyên gia, thời gian để số người nhiễm bệnh tăng từ
100 lên đến 1.000 chỉ sau từ bảy đến 10 ngày. Nhưng
Việt Nam đang dốc sức để quyết tâm không có ca nhiễm
thứ 1.000. Như vậy, khoảng thời gian hai tuần tới trở
thành thời điểm vàng để chúng ta quyết định việc thành
bại của chiến dịch chống COVID-19.
Đại dịch đã làm cả thế giới chững lại, nhiều gia đình
đã, đang và sẽ mất người thân. Chúng ta đã thành công
khi giữ khoảng cách ở giai đoạn đầu mùa dịch, vì vậy
hơn lúc nào hết, từng người chúng ta hãy tham gia góp
phần phòng, chống dịch ở giai đoạn quyết định này.
Hãy cùng nhau tuân thủ các khuyến cáo hướng dẫn
phòng, chống dịch của Bộ Y tế và 12 việc cần làm ngay
mà Sở TT&TT TP.HCM đã hướng dẫn. Trong đó có
một khuyến cáo quan trọng nhưng rất dễ làm, có yếu tố
quyết định: Giữ khoảng cách với người khác trên
2 m. Đơn giản mà! Khi mỗi người đều tuân thủ đúng
thì chúng ta sẽ thắng dịch thôi.
VŨ NGỌC BẢO
Góc nhìn
Người dân TP.HCMnghiêmchỉnh thực hiện lệnh đóng cửa hàng
quán cũng làmột cách giữ khoảng cách, ngăn lây lan dịch bệnh.
Ảnh: TRẦNNGỌC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook