068-2020 - page 7

7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 30-3-2020
Theo đó, nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ bị tạm
dừng; việc di chuyển từ các nơi có dịch đến các địa phương
khác bị giảm thiểu.
Cùng với đó, các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung
trên 20 người trong một phòng bị tạm dừng. Việc tụ tập từ 10
người trở lên ở ngoài công sở, trường học, bệnh viện cũng
không được phép. Tại các địa điểm công cộng, mọi người phải
giữ khoảng cách tối thiểu 2 m…
Tính ra những con số mà mọi người đang phải nhớ toàn là số
chẵn. Gồm có: Số 2 (hai tuần cao điểm chống dịch, 2 m khoảng
cách tối thiểu), 20 (số người không được chấp nhận ở không
gian kín) và 10 (số người không được chấp nhận ở không gian
khác).
Rất dễ nhận ra các hạn chế nêu trên chỉ là một phần của
những biện pháp khắc nghiệt mà từ mươi ngày trước nhiều
nước ở châu Âu đã áp dụng để đối phó với dịch bệnh bùng phát
mạnh.
Ngày 13-3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình
trạng khẩn cấp quốc gia với dịch bệnh. Theo một đạo luật
có liên quan thì với tuyên bố đó, Nhà Trắng có quyền ban bố
thiết quân luật, giới hạn quyền tự do dân sự, quyền kiểm soát
thương mại và chiếm giữ tài sản…
Ngày 18-3, Bỉ đã đóng cửa tất cả cửa hiệu, nhà hàng và cơ
sở kinh doanh (trừ siêu thị, hiệu thuốc và ngân hàng). Người
lao động nước này được yêu cầu làm việc tại nhà trừ khi các
doanh nghiệp đảm bảo khoảng cách cần thiết giữa các nhân
viên nếu để họ làm việc tại trụ sở.
Ngày 22-3, chính phủ Đức cấm tụ tập nhiều hơn hai người
tại nơi công cộng. 
Ngày 23-3, chính phủ Hy Lạp công bố lệnh giới nghiêm trên
toàn quốc.
Cũng vào ngày 23-3, Thủ tướng Boris Johnson ra lệnh phong
tỏa toàn bộ nước Anh trong ba tuần. Người dân nước này được
yêu cầu chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết như để mua nhu yếu
phẩm, tập thể dục một lần trong ngày, vì nhu cầu y tế, đi làm.
Họ còn bị cấm gặp bạn, người thân, cấm tổ chức lễ cưới, cấm
tụ tập quá hai người…
Ngày 27-3, chính phủ Pháp đã quyết định kéo dài thời gian
phong tỏa cả nước thêm hai tuần…
Thông qua những thông tin được cập nhật hằng ngày gây
nóng ruột, không khó suy đoán tại sao các nước phải ra các
quyết sách nghiệt ngã đó. Mỹ đang có số ca nhiễm cao nhất thế
giới. Anh có hơn 14.000 ca nhiễm với hơn 1.000 người chết.
Pháp có gần 33.000 ca nhiễm với hơn 2.300 người chết...
Trong khi đó, Việt Nam hiện có 188 ca nhiễm và thật may mắn,
đến nay không có ca tử vong. Con số này thể hiện trong thời gian
qua chính quyền đã có những nỗ lực, năng lực chống dịch rất
tốt; đông đảo người dân đã có ý thức, trách nhiệm hợp tác triệt
dịch rất tốt. Đến giờ, khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở
toàn cầu; sự lây nhiễm trong cộng đồng, trong đội ngũ y tế, bệnh
viện… ở trong nước đang tăng tốc, chính quyền lẫn người dân
càng phải chung tay phòng, chống tốt hơn nữa.
Cụ thể, khi Thủ tướng xác định hai tuần này sẽ quyết định sự
thất bại hay thành công của việc chống dịch COVID-19 và kèm
theo đó là những hạn chế mới thì mọi người cứ phải tiếp tục thực
hiện thật nghiêm “ai nơi nào ở yên chỗ đó”.
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 và các văn bản
hướng dẫn của Chính phủ cho phép chính quyền ban bố các lệnh
phong tỏa, tình trạng khẩn cấp dựa trên những tiêu chí quy định.
Vấn đề là tiến triển dịch bệnh ở ta đang không đến mức lây lan
nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe con người… nên các cơ quan có thẩm quyền không buộc
phải ban bố như thế.
Vừa rồi UBND TP.HCM đã bác bỏ một thông tin thất thiệt lan
truyền trên mạng xã hội rằng TP.HCM sẽ phong tỏa trong 14 ngày
kể từ ngày 28-3. Sau nữa, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ Mai Tiến Dũng khẳng định hoàn toàn không có chuyện Hà Nội,
TP.HCM hay một số thành phố lớn bị phong tỏa.
Cùng nhắc nhau lần nữa chính quyền và người dân luôn mong
mỏi sớm khống chế dịch COVID-19 và không bao giờ muốn có sự
vỡ trận dẫn đến những ràng buộc cứng rắn tựa như ở một số nước.
Vậy nên khi việc tránh ra đường, tránh tập trung đông người,
hạn chế giao tiếp xã hội vẫn đang là cách thức chống dịch dễ
làm nhất, hiệu quả nhất thì không lý gì mọi người lại không
thực thi nghiêm. Hãy tin là khi từng người tích cực góp sức thì
cả nước sẽ mau dập tắt dịch COVID-19 và mọi thứ sẽ nhanh
chóng quay về với quỹ đạo bình thường vốn có.
NGUYÊN THY
COVID-19vànhững con số
chẵnphải nhớ
HĐXX cho rằng bà U.
không có hành vi trái
pháp luật với bà D.,
không gây ra thiệt hại gì
về vật chất, tinh thần cho
bà D.
Cô giáo kiện đòi
bồi thường vì bị tố
nợ tiền hụi
Cho rằng bị người khác nói “ăn giựt” gây ảnh hưởng đến
danh dự, uy tín…, nữ giáo viên khởi kiện, đòi bồi thường
hơn 122 triệu đồng.
NHẪNNAM
T
AND tỉnhBạc Liêu
vừa xử phúc thẩm
vụ kiện tranh chấp
bồi thường thiệt hại về
danh dự, nhân phẩm,
uy tín… giữa nguyên
đơn - bà VTKD (làm
nghề giáo viên) và bị
đơn là bà NTU do có
kháng cáo của bà D.
Đòi bồi thường
122 triệu đồng
Theo bản án, bà D.
trình bày: Ngày 18-6-
2017, bà U. đến trước
nhà cha mẹ của bà mắng chửi “cô
giáo ăn giựt, dạy ai…”. Cùng ngày,
bà U. đến trường học là nơi bà D.
công tác gặp hiệu phó nhà trường
để trao đổi.
Nội dung cuộc trao đổi là gì
thì bà D. không biết nhưng hôm
sau, hiệu trưởng nhà trường mời
bà qua lập biên bản. Bà phải làm
tường trình trình bày lý do người
dân gọi điện thoại nói bà ăn giựt
tiền hụi của con gái bà U. Sự việc
gây mất đoàn kết giữa bà và đồng
nghiệp trong trường. Bà còn bị cắt
ba bậc thi đua năm học 2017-2018.
Bà D. cho rằng bà U. đã chửi
mắng và thưa bà với cơ quan, làm
mất danh dự, nhân phẩm, uy tín
của bà. Bà yêu cầu bà U. phải công
khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại
do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị
xâm hại và bị tổn thất tinh thần
(từ ngày 18-6-2017 đến ngày khởi
kiện) hơn 122 triệu đồng (tương
đương 10 tháng lương).
Bà U. cho rằng bà D. nói không
đúng sự thật. Thực tế bà D. có chơi
hụi và nợ tiền hụi của con bà nên
bà có đăng ký làm việc với nhà
trường, nhờ trường động viên bà
D. trả nợ cho con bà.
Việc bà D. cho rằng bà đến trước
nhà cha mẹ bà D. và đến trường
nơi bà D. công tác chửi mắng là
không có. Bà cũng không làm gì
xúc phạm đến danh dự, uy tín,
nhân phẩm của bà D. nên bà không
đồng ý công khai xin lỗi và bồi
thường như bà D. yêu cầu.
Xử sơ thẩm tháng 10-2019,
TAND thị xã Giá Rai (Bạc Liêu)
không chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của bà D. Bà D. kháng cáo
toàn bộ bản án.
Nguyên nhân bà D. bị cắt bậc thi đua
Theo bản án phúc thẩm, việc bà D. bị cắt ba bậc thi đua năm học 2017-
2018 do ba nguyên nhân sau:
- Tham gia chơi hụi ở bên ngoài trường nhưng làm ảnh hưởng đến uy
tín của nhà trường.
- Lạm dụng trang mạng xã hội để đăng tải những thông tin có nội dung
không đúng sự thật, bôi nhọ lãnh đạo nhà trường, hội đồng thi đua khen
thưởng, phòng giáo dục, khích bác nhiều người gây mất đoàn kết, chia
rẽ nội bộ.
- Có những thắc mắc không đúng các quy định của Sở GD&ĐT trong
việc nhập điểm của học sinh, có những phát ngôn không đúng như tước
quyền làm điểm của giáo viên.
Từ đó, hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường không xét thi đua năm
2017-2018 chobàD. Ngoài ra, tronggiao tiếp với đồngnghiệp, bàD. thường
ghi âm nên đồng nghiệp ngại tiếp xúc với bà.
Bác kháng cáo vì
không đủ bằng chứng
HĐXXphúc thẩmcho rằngfile ghi
âm do bà D. cung cấp không được
thu thập đúng quy định nên không
được xem là chứng cứ của vụ án,
chỉ được xem là tài liệu tham khảo.
Hồ sơ thể hiện trong file ghi âm
thứ nhất, bà U. có dùng những từ
ngữ “ăn giựt, lẹo lưỡi, hung dữ” đối
với bà D. File ghi âm thứ hai không
có nội dung nào thể hiện bà U. nói
hiệu phó nhà trường đốc xúi bà U.
đi thưa bà D.
Hai file ghi âm bà D. cung cấp
chưa đủ chứng cứ chứng minh bà
U. đã dùng lời lẽ xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của bà D. để
gây thiệt hại cho bà như trình bày.
Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường xác
định bà U. có vào trường đăng ký
làm việc để nhờ trường động viên
bà D. trả nợ. Bà U. không chửi bới
hay sỉ nhục bà D. tại trường.
Đại diện chính quyền địa phương
cũng xác định không biết chuyện và
không nghe cha mẹ bà D. trình báo
bị người khác đến nhà chửi mắng.
HĐXX cho rằng bà U. không có
hành vi trái pháp luật với bà D.,
không gây ra thiệt hại gì về vật
chất, tinh thần cho bà D. Từ năm
2017 đến khi bà D. khởi kiện, bà
vẫn đi dạy bình thường, vẫn được
trả lương đầy đủ theo quy định. Việc
bà D. không được xét thi đua khen
thưởng năm học 2017-2018 không
phải do bà U. gây ra.
Do đó, tòa sơ thẩmxử không chấp
nhận yêu cầu của bà D. là có căn
cứ. Tòa phúc thẩm không có căn
cứ chấp nhận kháng cáo của bà D.•
:
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook