068-2020 - page 9

9
tôi làm có hơn 1,3 ha cà phê mà đuối
quá vì thiếu nước. Vùng này nhiều
năm cứ đến mùa là cây trồng khô
héo vì tìm không ra nước tưới. Đào
giếng để tưới tạm cho cây trồng chứ
cũng không ăn thua. Những năm có
mưa thì người dân cũng đỡ, bây giờ
thì khô hạn nên cây trồng héo khô,
chết hết”.
Tương tự, tình trạng hạn hán khiến
hồ, đập trơ đáy còn diễn ra ở nhiều
địa phương khác trong tỉnh. Thông
tin từ huyện Krông Bông, huyện Ea
Kar ngay đầumùa khô, nhiều hồ, đập
thủy lợi trên địa bàn huyện đã cạn
kiệt nguồn nước, không còn khả năng
phục vụ tưới tiêu. Hàng trăm hecta
cây trồng, hoa màu trên địa bàn các
xã Cư Pui, Ea Trul, Cư Đrăm, Yang
Mao bị thiệt hại do hạn hán. Trong
đó, nhiều diện tích đất trồng lúa đang
trong giai đoạn nứt nẻ.
Diễn biến phức tạp
Dẫn chúng tôi đi thực địa nơi được
cho là khô hạn nhất huyện, ông Hồ
Tấn Cư, Trưởng phòng NN&PTNT
huyện Ea Kar, nói rằng hiện nay khô
hạn đang diễn biến phức tạp tại địa
phương. Tuy chưa đứt nước nhưng
nếu kéo dài thời gian khô hạn có thể
dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới
tiêu trầm trọng đối với nhiều hộ dân
trên địa bàn.
“Việc xây dựng hồ Krông Pắk
Thượng có vai trò quan trọng trong
việc chống khô hạn, có thể giải quyết
tưới tiêu cho người dân với diện tích
gần 15.000 ha và cung cấp nước sinh
hoạt. Tuy nhiên, muốn sử dụng hiệu
quả thì cần phải có các kênh nội
đồng dẫn nước từ hồ vào tưới tiêu.
Người dân rất mong chính quyền và
trung ương hỗ trợ để công trình này
HUY TRƯỜNG-HẢI NAM
M
ới bước vào mùa khô nhưng
tại nhiều nơi ở tỉnh Đắk Lắk,
người dân đã phải gồngmình
chống hạn, tìm nguồn nước tưới cho
hàng trăm hecta cây trồng.
Đập, hồ… trơ đáy
Đứng trên lòng hồ thủy lợi trơ đáy
ở xã Ea Sin (huyệnKrôngBúk), trước
mắt chúng tôi là cảnh đất nứt nẻ vì
nắng nóng nhiều ngày. Trên lòng hồ
khô cằn, nứt nẻ một số người dân
đang đào những chiếc ao nhỏ để tìm
nước cứu cà phê đang héo úa. Anh
Y Liếc Niê đang xốc tay cùng hai
nông dân nối đường ống dài mấy
trăm mét dẫn đến rẫy cà phê nhà
mình. “Trời khô hạn lắm, đã hơn 20
ngày không có nước rồi, cây trồng
đang thiếu nước trầm trọng. Hồ thì
đất nứt nẻ hết, năm nào cũng hết
nước tưới khi đến mùa này” - anh
Y Liếc Niê nói.
Theo anh Y Liếc Niê, nhà anh
trồng hơn 3 ha cà phê nhưng nước
tưới thì cạn kiệt từ lâu. Để tìm
nguồn nước, một số hộ dân phải
đào giếng nhưng nhiều khi đào
xong cũng không có nước, vừa
mất công lại tốn tiền. Riêng với
ao đào giữa lòng hồ thủy lợi, mỗi
ngày cũng chỉ bơm hơn 2 giờ rồi
lại phải chờ nước hồi.
Ông Phan Quang Toa (huyện Ea
H’leo) cho biết: “Năm nay khô hạn,
Lòng hồ thủy lợi ởĐắk Lắk nứt toác do khô hạn. Ảnh: HT
Nông dân mỏi mắt tìm nước tưới
trong mùa khô
Nhiều hồ, đập ởĐắk Lắk và Gia Lai trơ đáy, hàng trămhecta cây trồng trong tình trạng khô héo,
người dân đang phải chống chọi với khô hạnmặc dùmới bắt đầumùa khô.
sớm được đưa vào sử dụng, đây là
nhu cầu rất cấp thiết” - ông Cư nói.
Trong khi đó, người dân ở huyện
Ea H’leo kỳ vọng vào việc sớm xây
dựng hồ Ea H’leo để giải tỏa phần
nào cơn khát sau nhiều năm khô hạn.
Hiện nay, công trình đang trong quá
trình thi công và dự kiến sẽ cơ bản
hoàn thành trong cuối năm nay. Việc
xây dựng hồ sẽ cơ bản giải quyết tưới
tiêu cho gần 6.000 ha đất sản xuất
và nhu cầu nước sinh hoạt cho hơn
10.000 người dân. Tuy nhiên, để phát
huy hiệu quả công trình trong việc
phục vụ sản xuất thì cần có kinh phí
từ các cơ quan, bộ, ngành để làm các
kênh dẫn nội đồng.
Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp
của huyện Ea H’leo, tình hình khô
hạn diễn biến phức tạp ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt của người
dân trên địa bàn, nhất là ở xã Ea
H’leo. Người dân sản xuất dựa vào
ao, giếng tự đào, một số khu vực
thì khoan được giếng, chủ yếu phụ
thuộc vào thiên nhiên. Trong đó,
thiệt hại nặng nề nhất là các thôn 1,
2A… Lấy ví dụ đơn cử, năm 2016,
toàn địa bàn huyện thiệt hại hơn
11.300 ha cây trồng, mất trắng gần
1.700 ha. Trong đó, xã Ea H’leo
chiếm 20% trong diện tích thiệt hại
này. Về nước sinh hoạt trong năm
đó, 5.160 hộ, 12/12 thôn đều thiếu
nước sinh hoạt.•
Trên lòng hồ khô cằn,
nứt nẻ, một số người dân
đang đào những chiếc ao
nhỏ để tìm nước cứu cà
phê đang héo úa.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT
tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có hơn
1.000 ha cây trồng chủ yếu là lúa nước
và hoa màu bị thiệt hại do hạn hán.
Hiện trênđịabàn tỉnhcó782 công trình
thủy lợi (118 đập dâng, 57 trạm bơm
và 607 hồ chứa) nhưng mực nước của
nhiều công trình đang giảmnhanh do
quá trình phục vụ sản xuất và thời tiết
nắng nóng. Các hồ chứa nhỏ, lượng
nước trữ còn dưới 40%dung tích thiết
kế, trong đó có 19 hồ cạn khô. Các hồ
chứa vừa và lớn phổ biến còn khoảng
50%-70% dung tích thiết kế.
Tiêu điểm
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, đến nay trên địa bàn
tỉnh đã có khoảng 333,04 ha lúa nước vụ đông xuân
2019-2020 đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng bị
thiệt hại do nắng hạn.Trong đó, diện tích thiệt hại từ 70%
đếnmất trắng trên 306 ha, thiệt hại 30%-70% trên 26 ha.
Ia Grai, nơi được xem là huyện có diện tích lớn về cây cà
phê của tỉnhGia Lai, đangbị ảnhhưởngbởi khôhạn.Trước
tết Nguyên đán 2020, người dân đã tưới đợt 1. Tuy nhiên,
vào đợt 2 thì nhiều dòng suối đã có biểu hiện thiếu nước,
do nguồn nướcmạch chảy ra không đủ nên dẫn đến việc
tưới tiêu gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn hiện có hơn
17.700 ha diện tích cây cà phê. Nhằm phục vụ, đảm bảo
nguồn nước tưới, huyện đã xây dựng hơn 23 công trình
thủy lợi.Tuynhiên, tìnhhìnhhạnhánnămnay chuyểnbiến
phức tạp, nguy cơ thiếunước tưới cho cây trồng là rất cao.
Gia Lai: 306 ha lúa từ thiệt hại đến mất trắng
Khô hạn khiến hàng trămhecta lúa của người dânGia Lai
bị thiệt hại. Ảnh: H.NAM
Đà Nẵng khởi công nút giao 3 tầng hơn 723 tỉ đồng
Sáng 29-3, Sở GTVT TP Đà Nẵng tổ chức lễ khởi
công dự án cải tạo cụm nút giao thông phía tây cầu Trần
Thị Lý (quận Hải Châu). Lễ khởi công dự án đúng dịp
chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng TP Đà
Nẵng, 29-3-1975 _ 29-3-2020.
Thực hiện nghiêm việc không tụ tập đông người, lễ khởi
công diễn ra ngắn gọn trong khoảng 15 phút với phần thông
tin dự án. Sau đó, các công nhân bắt tay ngay vào công
việc. Đây là công trình nút giao khác mức ba tầng, tổng vốn
đầu tư hơn 723 tỉ đồng. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông TP Đà Nẵng điều hành.
Theo thiết kế, nút giao có đường hầm dài hơn 900 m
chạy bên dưới đường Duy Tân đến chân cầu Trần Thị Lý.
Trên đường 2 Tháng 9 bố trí cầu vượt thép. Tầng mặt đất
bố trí đảo xuyến. Dự án do Liên danh Công ty CP Tập đoàn
Cienco 4 - Công ty CP Xây dựng Xuân Quang - Tổng Công
ty 319 Bộ Quốc phòng - Công ty TNHH Xây dựng Thành
Phát làm nhà thầu thi công.
Dự án hy vọng cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại
khu vực cụm nút, đặc biệt vào giờ cao điểm. Đồng thời tạo
nên một trục giao thông hoàn chỉnh kết nối với sân bay Đà
Nẵng và biển phía đông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nâng công suất sân bay Đà Nẵng.
Để phục vụ cho công tác thi công dự án này, UBND TP
Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương phân luồng giao thông
tại đây. Cụ thể, khu vực hạn chế phương tiện giao thông
được giới hạn bởi các tuyến đường bao: Nguyễn Văn Linh
- Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Hữu Thọ - Xô Viết Nghệ
Tĩnh - Tiên Sơn (cầu Tiên Sơn) - Hồ Xuân Hương - Ngũ
Hành Sơn - Ngô Quyền - Võ Văn Kiệt (đoạn từ nút Ngô
Quyền đến cầu Rồng) - cầu Rồng.
Các phương tiện di chuyển trên các tuyến đường bao lưu
thông theo biển báo hiện trạng. Khu vực phía trong phạm
vi các đường bao thì cấm lưu thông 24/24 giờ đối với xe tải
trên 2,5 tấn, xe khách trên 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt). Riêng
khu vực đường bao thuộc địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và
Sơn Trà chỉ cấm trong phạm vi đường đầu cầu phía đông
cầu Trần Thị Lý để hạn chế xe qua cầu đi vào khu vực thi
công.
TẤN VIỆT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook