068-2020 - page 14

14
Đọc nhanh
Thể thao -
ThứHai 30-3-2020
Châu Âu có thể tàn
một mùa giải
Ông Aleksander Ceferin, Chủ tịch LĐBĐ châu Âu, cho biết các giải đấu
châu Âu có thể hủy vì dịch bệnh COVID-19 và khôngmongmuốn đá
trên những khán đài trống rỗng.
GIAHUY
N
hững LĐBĐ thành
viên của LĐBĐ châu
Âu (UEFA) không bao
giờ từ bỏ hy vọng mùa giải sẽ
tiếp tục sau khi bị gián đoạn
và kiên nhẫn chờ đợi cho
đến khi đại dịch COVID-19
trôi qua. Các giải bóng đá
của châu Âu đang phải chấp
nhận trường hợp hoãn giải bất
khả kháng và những thiệt hại
của nó, bất chấp họ giàu nhất
hành tinh với khả năng nhiều
tiền nhất cho nhiều ngôi sao
bóng đá lớn. Theo
AFP
, sự
giàu có này có thể bị sụp đổ
nhanh chóng nếu không có
gì để phát trên tivi.
Cristian Ronaldo đã không
có cơ hội ăn mừng bàn thắng
cho Juventus trong gần ba tuần
vì Serie A của Ý phải ngừng
hoạt động. Anh và các ngôi
sao ở Ý đang nghĩ đến việc
không nhận hàng triệu euro
tiền lương để giúp các đội
bóng duy trì khả năng thanh
toán cho đồng nghiệp.
Chủ tịch UEFAAleksander
Ceferin nói với nhật báo
La
Repubblica
của Ý rằng ông
đang tiến hành đàmphán khẩn
cấp với các giải đấu lớn nhất
của lục địa để tìm ra những
giải pháp khắc phục. Người
đứng đầu bóng đá châu Âu
cho biết tất cả lựa chọn đang
xem xét trong nỗ lực cứu vãn
mùa giải và giữ gìn cái đẹp
vốn có của trò chơi: “Chúng
tôi có thể bắt đầu cho bóng
lăn trở lại vào giữa tháng 5,
tháng 6 hoặc thậm chí cuối
tháng 6, bất cứ lúc nào khi
hết dịch bệnh hoặc cũng có
thể hủy cả mùa giải”.
Ý tưởng của Ceferin hủy bỏ
toàn bộ mùa giải gây hoang
mang cho những người hâm
mộ các CLB như Liverpool
đang nhất bảng ởAnh và sắp
vô địch lần đầu tiên sau 30
năm ròng rã. Juventus của
Ronaldo có lẽ cũng không
vui lắm. Họ thống trị SerieA
trong suốt thời gian dài gần
đây nhưng các cầu thủ mặc
áo sọc đen trắng nổi tiếng
vẫn hào hứng với danh hiệu
thứ chín liên tiếp và vẫn còn
nhiều cơ hội ở Champions
League với khao khát vô địch
tính từ năm 1996.
Ceferin cho biết ông không
muốn các trận đấu bóng đá
trở lại trong các sân vận động
trống rỗng: “Chúng ta có thể
kết thúc mùa giải này vào
đầu mùa bóng kế tiếp và lại
bắt đầu mùa giải mới sau đó
một chút”.
Hầu hết các giải đấu châu
Âu đều có tính toán ban đầu
sẽ kết thúc vào tháng 5. Hiện
chỉ còn mỗi Belarus là quốc
gia châu Âu duy nhất vẫn
chơi bóng đá trước đại dịch
COVID-19.
Giả sử mùa giải trở lại sau
dịch vào cuối tháng 6 sẽ khiến
mùa giải tiếp theo kéo dài cho
đến ít nhất là tháng 9 hoặc
tháng 10. Điều này có nghĩa
là các cầu thủ nghỉ ngơi rất
Ronaldo và các
ngôi sao ở Ý đang
nghĩ đến việc không
nhận hàng triệu
euro tiền lương để
giúp các đội bóng
duy trì khả năng
thanh toán cho
đồng nghiệp.
Ronaldo và nhiều cầu thủ không được ra sân và đang nghĩ đến việc không nhận hoặc giảm lương để
giúp các CLB thoát khỏi khủng hoảng. Ảnh: GETTY IMAGES
ít và còn gây khó khăn cho
những cầu thủ có hợp đồng
hết hạn vào tháng 6. Chủ tịch
UEFA Aleksander Ceferin
cho biết sẽ đưa ra giải pháp
tối ưu nhất để hoàn tất mùa
giải của CLB trước khi tính
đến thời điểm thi đấu các cúp
châu Âu.•
Olympic dời sang 2021 sẽ đá với thành phần U-23 hay U-24?
Olympic dời sang năm2021 nhưng nhiều khả năng tuổi thamdự
bóng đá vẫn tính như thời điểm2020. Ảnh: GETTY IMAGES
Một khi Olympic 2020 hoãn sang năm 2021, IOC tiếp
tục đối mặt với việc xét đến độ tuổi theo quy định U-23
+ 3 của Olympic. Nhiều đội, nhiều quốc gia bây giờ rất
quan tâm đến việc giải hoãn lại một năm thì lứa tuổi cầu
thủ tham dự có thay đổi không. Nếu thay đổi thì nhiều cầu
thủ sẽ mất quyền lợi, còn nếu không thì Olympic diễn ra
năm 2021 sẽ phải là U-24 + 3.
Xuất phát từ việc LĐBĐ Hàn Quốc (KFA) gửi đến IOC
hỏi về chuyện Olympic hoãn sang năm 2021 thì độ tuổi
các cầu thủ bóng đá nam có bị thay đổi.
Cụ thể quy định các cầu thủ sinh từ ngày 1-1-1997 trở
về sau là cầu thủ U-23 cho Olympic 2020 thì đến năm
2021 có giữ quy định đó không, hay là điều chỉnh đúng
quy định U-23, tức sinh từ ngày 1-1-1998 trở về sau.
IOC chưa đưa ra quyết định cụ thể nhưng theo giới
chuyên môn thì nhiều khả năng vẫn giữ như tinh thần của
Olympic diễn ra năm 2020.
Nguyên do, IOC không thể vì hoãn Olympic do dịch
mà tước đi quyền tham dự của các cầu thủ hợp lệ trong
độ tuổi tham dự Olympic 2020 nếu tiến độ vẫn diễn ra
đúng như kế hoạch ban đầu, tức không bị hoãn do dịch
COVID-19. Nói đúng hơn là độ tuổi vẫn giữ nguyên dù
khi tham dự, các cầu thủ đã “lớn hơn một tuổi” do hoàn
cảnh đặc biệt.
DUY ÂN
BóngđáViệtNam
thâmthủngvì quỹ lương
dodịchCOVID-19
Cầu thủ không đá, ít tập hoặc tự tập ở nhà nhưng
CLB vẫn phải trả lương đều đặn. Điều này khiến
nhiều đội bóng phải giật gấu vá vai qua mỗi mùa giải
bị khủng hoảng và thâm hụt quỹ lương.
Cũng không lạ khi ông Nguyễn Húp, lãnh đạo đội
Quảng Nam, đã lên tiếng với giới truyền thông đề nghị
hủy giải vì dịch COVID-19. Việc đề nghị hủy giải mà
ông Húp đưa ra ý kiến gặp nhiều tranh luận lẫn phản
ứng. Dưới góc độ của nhà quản lý thì CLB đã không
thu lại cứ phải chi và chi ngoài kế hoạch cho quỹ lương
cầu thủ khiến không ít nhà quản lý suy sụp.
Con số 30-40 tỉ đồng một mùa bóng như một số
CLB đưa ra làm chuẩn có thể đội lên gấp rưỡi và
thậm chí là gấp đôi nếu các đội vẫn cứ nhận được lộ
trình đá lại theo kiểu chữa cháy kiểu nhảy cóc với 2-3
tuần một lần điều chỉnh.
Bởi với kiểu nhảy cóc trên thì các CLB dù tính
phương án nào cũng vẫn phải để cầu thủ mình trong tư
thế chuẩn bị để nếu giải trở lại là phải đảm bảo phong
độ. Nhiều CLB ngưng hoạt động nhưng thực tế không
dám cho cầu thủ mình nghỉ hoặc chuyển về chế độ ăn
lương không thi đấu do phải sẵn sàng trong chế độ chờ.
Đã có những CLB tính toán với cầu thủ theo kiểu
giảm lương vì khó khăn chung nhưng gặp tình trạng
hoặc cầu thủ không đồng ý, hoặc miễn cưỡng chấp
nhận nhưng bất mãn. Và xét cho cùng thì lãnh đạo đội
bóng nào cũng sợ cầu thủ mình bất mãn bởi sẽ kéo
theo nhiều hệ lụy.
Bóng đá Việt Nam mang đặc thù mà hầu như CLB
nào cũng chung một số phận, đó là không tự nuôi
được mình mà phải thở bằng ống thở của doanh
nghiệp, của ông chủ đổ tiền cho bóng đá. Với kiểu có
đầu tư đội bóng thì được địa phương ưu ái với những
dự án và “dễ làm ăn” hơn rồi đổ tiền ngược cho đội
bóng sẽ dễ làm các đội khủng hoảng hơn là đội bóng
tự thu tự chi.
Thế nên việc muốn bóng lăn sớm sẽ giải quyết rất
nhiều vấn đề. Nguồn thu cho đội bóng, nguồn thu cho
cầu thủ và nguồn thu cho cả một bộ máy vận hành
cùng giải đấu như lực lượng giám sát, trọng tài…
Nhưng bóng lăn sớm bây giờ không nằm trong
phán quyết của những nhà làm giải nữa rồi.
Thế nên khổ nhất vẫn là các đội đã không có tiền
lại phải è cổ trả lương cho cầu thủ ở chế độ chờ.
Đ.TRƯỜNG
• LĐBĐ Thái Lan đang xem xét việc giảm lương
HLV Nishino Akira
do dịch COVID-19 ảnh hưởng.
Được biết hai bên sẽ ngồi lại với nhau để đi đến thỏa
thuận hợp lý và có sự đồng thuận cao trên tinh thần
cùng thông cảm với nhau do dịch bệnh COVID-19
ảnh hưởng đến toàn cầu và đến cả quỹ lương quá lớn
mà LĐBĐ Thái Lan phải gánh vác khi trả mức lương
cho HLV người Nhật này quá cao.
H.KHANH
• SL Nghệ An sẽ mượn sân Thanh Hóa
làm sân
nhà. Do mặt sân Vinh bị chê là quá tệ và không đảm
bảo chuyên môn sau lượt đấu thứ hai V-League nên
những nhà tổ chức buộc phải đầu tư nâng cấp, sửa
chữa mặt sân với kinh phí tạm thời là 300 triệu đồng.
Trong thời gian sửa chữa, đội SL Nghệ An sẽ mượn
sân Thanh Hóa làm sân nhà.
H.KHANH
Bóng không lăn nhưng các CLB vẫn phải trả lương đều đặn
không thiếu, mà toàn là lương khủng. Ảnh: TRÂMANH
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook