068-2020 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai 30-3-2020
ĐỖTHIỆN
H
ãng thông tấn củaTrung
Quốc (TQ)
TânHoa Xã
hơn một tuần trước cho
biết chính quyền Bắc Kinh đã
đưa vào hoạt động hai trạm
nghiên cứu trên đá Subi và
đá Chữ Thập ở quần đảo
Trường Sa (thuộc chủ quyền
của Việt Nam).
Động thái gây hấn của TQ
diễn ra khi thế giới đang tập
trungchốngđạidịchCOVID-19.
Đại sứ - PGS-TS Nguyễn
HồngThao, thành viên củaỦy
ban Luật pháp quốc tế thuộc
Liên Hiệp Quốc (ILC), nhận
định: “Các trạm nghiên cứu
này không chỉ đơn thuần là
các trạm nghiên cứu san hô”.
Nghiên cứu khoa học
biển phải đúng luật
.
Phóng viên
:
Ở góc độ
luật pháp quốc tế, nên hiểu
việc nghiên cứu khoa học trên
biển, trạm nghiên cứu khoa
học trên biển là như thế nào,
thưa đại sứ?
+Đạisứ
- PGS-TS
Nguyễn
H ồ n g
T h a o
:
Công ước
LiênHiệp
Quốc về
Luật Biển
năm1982 (UNCLOS) dành cả
phầnXIIIđểquyđịnhvềnghiên
cứu khoa học biển (NCKHB)
nhưng rất tiếc công ước chưa
đưa ra định nghĩa chính thức
về hoạt động này.
TheotinhthầncủaUNCLOS,
NCKHB được hiểu là tất cả
hoạt độngđược tiếnhành trong
đại dương cũng như vùng ven
biển nhằm mở rộng hiểu biết
về môi trường biển và các quá
trình biến hóa của nó, có sự
phân biệt giữa các hoạt động
khảo sát khí tượng thủy văn
với các hoạt động quân sự, kể
cả các cuộc khảo sát quân sự.
Trong khi đó, “trạm nghiên
Giữa dịch COVID-19, Trung Quốc
xây trạm nghiên cứu trái phép
Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục triển khai hành động lấn chiếmở biểnĐông vào tháng 4-2020.
thực hiện
Hình ảnh
các tháp
radar, nhà
chứamáy
bay và tòa
nhà năm
tầng do
TrungQuốc
xây dựng
trái phép
tại đá Chữ
Thập thuộc
quần đảo
Trường Sa
(Việt Nam).
Ảnh: NYT
Từ đá Chữ Thập,
tàu nghiên cứu khoa
học của TQ có thể đi
sâu vào vùng biển
CamRanh. Chính
vì vậy, Việt Nam cần
nâng cao cảnh giác,
bảo vệ vững chắc
vùng biển Việt Nam
được hưởng phù hợp
với luật pháp quốc tế.
Lý do Trung Quốc hành động lúc này 
cứu khoa học” được hiểu là
công trình, thiết bị được xây
dựng nhằm mục đích tiến
hành các nghiên cứu khoa
học. Các trạmnghiên cứukhoa
học có thể được đặt trên đất
liền, hải đảo, đại dương, cũng
như trong không gian, vũ trụ.
Trạm nghiên cứu khoa học
trên biển là công trình, thiết
bị được xây dựng nhằm mục
đích tiến hành các NCKHB
và cả trên vùng trời trên các
vùng biển. Vị trí đặt trạmphải
tuân thủ các quyền thuộc chủ
quyền và quyền tài phán của
quốc gia ven biển (QGVB)mà
UNCLOS đã trù định.
NCKHBtrướchết làđểphục
vụ mục đích hòa bình. Tất cả
quốc gia, tổ chức quốc tế có
thẩmquyền đều có quyền tiến
hànhNCKHB.Tuynhiên, phải
tuân thủ điều kiện tôn trọng
chủ quyền và quyền tài phán
về NCKHB của QGVB.
. Áp dụng vào trường hợp
Trường Sa, Hoàng Sa, hoạt
động NCKHB phải đảm bảo
những yêu cầu pháp lý nào?
+ Có ba trường hợp. Thứ
nhất, trạm nghiên cứu khoa
học được đặt trên đảo thuộc
chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối
và đầy đủ của QGVB. Khi đó,
chỉ QGVBmới được đặt hoặc
cho phép rõ ràng các quốc gia
khác hoặc tổ chức khoa học
nước ngoài đặt trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền của
QGVB và thỏa thuận hợp
tác khoa học nhằm mục đích
hòa bình.
Thứ hai, trong vùng lãnh
hải, QGVB thực hiện chủ
quyền. QGVB có đặc quyền
quy định, cho phép và tiến
hành các công tác NCKHB ở
trong lãnh hải của mình. Mọi
nghiên cứu chỉ được tiến hành
với sự thỏa thuận rõ ràng của
QGVB và trong các điều kiện
do quốc gia này ấn định. Việc
đi vào lãnh hải và các điều
kiện phải tuân thủ khi tiến
hành NCKHB sẽ phải chịu
sự kiểm soát của QGVB (các
điều 21.1.g, 19.2.j, 40, 54 và
258-265 của UNCLOS). Tàu
thuyền thực hiện quyền qua
lại trong lãnh hải không gây
hại không được tiến hành hoạt
động NCKHB nếu không có
sự đồng ý rõ ràng của QGVB.
Thứ ba, trong vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) và trên
thềm lục địa, QGVB chỉ có
quyền tài phán về NCKHB.
Vì vậy, hoạt động này được
tiến hành với sự thỏa thuận
của QGVB. QGVB sẽ không
khước từmột cách phi lý hoạt
động NCKHB. Thay vào
đó, thông qua các thủ tục và
quy tắc đảm bảo, hoạt động
NCKHB sẽ được cho phép
thực hiện trong những thời
hạn hợp lý nhằm vào những
mục đích hoàn toàn hòa bình,
tăng thêm kiến thức khoa học
về môi trường biển, vì lợi ích
của toàn thể loài người. Trong
EEZvà thềmlụcđịa,QGVBcó
quyền tài phán không chỉ đối
với các nghiên cứu ứng dụng
mà còn đối với cả các nghiên
cứu cơ bản, không phân biệt.
.Cầnđảmbảonhữngnguyên
tắc nào khi thực hiệnNCKHB?
+ Công tác NCKHB phải:
(i) được tiến hành nhằm vào
mục đích hòa bình; (ii) được
tiến hành bằng cách dùng các
phương pháp và phương tiện
khoa học thích hợp phù hợp
với công ước; (iii) không được
cản trởmột cách vô lý các hoạt
động sử dụng biển khác; (iv)
được tiến hành theo đúngmọi
quyđịnh tươngứngđược thông
qua để thi hành UNCLOS, kể
cả các quy định nhằm bảo vệ
và giữ gìn môi trường biển;
(v) không tạo ra cơ sở pháp
lý cho một yêu sách nào đối
với một bộ phận bất kỳ của
môi trường biển hay của các
tài nguyên của vùng biển đó.
Trung Quốc đã
hoàn toàn phạm pháp
. Hành vi xây dựng trạm
nghiên cứu khoa học mà TQ
thực hiện tại đá Chữ Thập
và Subi sai trái như thế nào?
+ Dựa theo các phân tích
trên về hoạt động NCKHB
thì việc TQ công bố xây dựng
hai trạmnghiên cứu đặt ở Subi
và Chữ Thập (thuộc quần đảo
Trường Sa) là vi phạm chủ
quyền của Việt Nam.
Chính vì vậy, người phát
ngônBộNgoại giaoViệt Nam
ngày26-3đã khẳngđịnh: “Việt
Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý
và bằng chứng lịch sử khẳng
định chủ quyền củaViệt Nam
với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa phù hợp với luật
pháp quốc tế. Theo đó, mọi
hoạt động tại hai quần đảo này
phải có sự cho phép của Việt
Nam. Việt Nam yêu cầu TQ
tôn trọng chủ quyền của Việt
Nam, không có các hành động
gia tăng căng thẳng, làmphức
tạp tình hình và ảnh hưởng
đến hòa bình, ổn định ở biển
Đông và khu vực, cũng như
nỗ lực của các nước trong tiến
trình đàm phán Bộ quy tắc
ứng xử ở biển Đông (COC)
giữa ASEAN và TQ”.
. Mục tiêu của TQ đằng
sau những hành vi sai trái
này là gì?
+ Đây là động thái nằm
trong chuỗi hành động với
mục tiêu khẳng định sự có
mặt của TQ ở biển Đông,
tiến tới độc chiếm kiểm soát
vùng biển này. Vị trí các trạm
mới đặt tại đá Chữ Thập và
đá Subi lần này cùng trạm
đặt trái phép trên đá Vành
Khăn năm 2018 sẽ tạo thế
chân vạc giúp kiểm soát tất
cả hoạt động biển ở quần đảo
Trường Sa.
Các trạm nghiên cứu này
không chỉ đơn thuần là các
trạm nghiên cứu san hô vì
chính TQ đã tàn phá các rạn
san hô để mở rộng các bãi
nửa nổi nửa chìm trên quần
đảo Trường Sa, phá hoại môi
trường biển. Điều này có trong
phán quyết của Tòa trọng tài
thành lập theo Phụ lụcVII của
UNCLOS đã nói đến vào năm
2016. Thông tin được các trạm
này thu thập không phục vụ
cho mục đích hòa bình mà
cho các hoạt động quân sự,
làm phức tạp thêm tình hình
trên biển Đông.
. Xin cám ơn đại sứ.•
Đại sứ - PGS-TSNguyễnHồngThaocho rằnghànhđộngxây
trạm nghiên cứu trái phép lần này nằm trong mục tiêu nhất
quáncủaTQnhằmđộcchiếmbiểnĐông,vìvậysớmhaymuộn
cũngsẽxảyra.ThựctếTQđãchuẩnbịcáctrạmnghiêncứukhoa
học này từ tháng 1-2020, nên động thái lần này là có chủ đích
từ trước. TQ rất giỏi trong việc tạo thời cơ và lợi dụng thời cơ.
Hànhđộngnày xảy rangay saukhiTQkhốngchếđượcdịch
COVID-19 và các nước đang bận đối phó với dịch bùng phát.
Mỹ và Philippines hủy tập trận hằng năm. Các mạng TQ liên
tục vô lý và ngang ngược tố cáo tàu thuyền đánh cáViệt Nam
xâm phạm vùng biển TQ đánh bắt cá trái phép. Sang tháng
4-2020 khi thời tiết tốt, không loại trừ TQ sẽ tiến hành nhiều
hoạt động xâmphạmchủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
tài phán của các QGVB trong khu vực, biếnmọi việc thành sự
đã rồi.Từđá ChữThập, tàunghiên cứu khoa học củaTQcó thể
đi sâu vào vùng biển Cam Ranh. Chính vì vậy, Việt Nam cần
nâng cao cảnh giác, bảo vệ vững chắc vùng biển Việt Nam
được hưởng phù hợp với luật pháp quốc tế.
l
Mỹ
: Đến tối 29-3, Mỹ ghi nhận gần 123.000 ca nhiễm
COVID-19 với hơn 2.480 người tử vong. Trong số này, bang
NewYork chiếm gần phân nửa khi ghi nhận hơn 52.000 ca
nhiễm và hơn 730 nạn nhân thiệt mạng. Dù vậy, Tổng thống
Donald Trump cùng ngày cho biết sẽ không phong tỏa bang
này cùng một phần của hai bang lân cận là New Jersey và
Connecticut như dự tính ban đầu, theo đài
CNN
.
l
Ý
: Tình hình COVID-19 ở Ý diễn biến xấu khi ca tử vong
vượt 10.000 người cùng hơn 92.000 bệnh nhân đến tối 29-3. Một
ngày trước đó, Thủ tướng Giuseppe Conte đã thông qua gói cứu
trợ 4,8 tỉ USD để hỗ trợ những người lây nhiễm và một quỹ 400
triệu USD cho các hộ nghèo, theo hãng tin
AFP
.
l
Tây Ban Nha
: Số ca nhiễm COVID-19 ở Tây Ban Nha
đến tối 29-3 vượt mốc 79.000 người, trong khi số ca tử vong
chạm mức 6.500 trường hợp. Đáng chú ý, công chúa Tây Ban
Nha Maria Teresa vừa qua đời sau khi xác nhận dương tính
COVID-19, trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên trên thế giới
tử vong do dịch bệnh, hãng tin
Reuters
cho hay.
PHẠMKỲ
672.666
ngườitrênthếgiớiđãlâynhiễmCOVID-19cùng31.845
trường hợp tử vong tính đến 19 giờ 30 ngày 29-3, tờ
South China Morning Post
dẫn nguồn cơ quan y tế
các nước ghi nhận. Đại dịch đã lan ra hơn 199 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, 139.931 bệnh nhân
đã xuất viện sau khi điều trị thành công.
PHẠMKỲ
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook