075-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa7-4-2020
VIẾT LONG
N
gày 6-4, Chính phủ có
văn bản báo cáoỦy ban
Thường vụ Quốc hội
(QH) về các biện pháp hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do
dịch COVID-19. Theo báo
cáo này, quy mô hỗ trợ dự
kiến khoảng 62.000 tỉ đồng
với 20 triệu đối tượng.
Người nghèo, người
có công được nhận
hỗ trợ một lần
Theo đó, có sáu nhóm đối
tượng sẽ được nhận gói hỗ trợ
của Chính phủ, thời gian hỗ
trợ tối đa là ba tháng.
Cụ thể, đầu tiên là nhóm
những người có công với cách
mạng đang hưởng trợ cấp ưu
đãi hằng tháng, đối tượng bảo
trợ xã hội đang hưởng trợ cấp
xã hội hằng tháng, ngoài mức
trợ cấp thường xuyên được
hỗ trợ thêm 500.000 đồng/
người/tháng.
Thứ hai là hộ nghèo, hộ cận
nghèo, theo quy định được
hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng.
Chính phủ, hỗ trợ 1 triệu
đồng/hộ/tháng.
Trong đó, nhóm người
nghèo và người có công sẽ
được thực hiện chi trả một lần
mức hỗ trợ của ba tháng. Với
các nhóm còn lại, việc hỗ trợ
sẽ được thực hiện chi trả hằng
tháng theo tình hình thực tế.
Đối tượng thuộc diện được
hưởng từ hai chính sách hỗ
trợ trở lên thì chỉ được hưởng
một chế độ hỗ trợ cao nhất.
Tiền lấy từ đâu?
Theo Chính phủ, gói này
sẽ do ngân sách nhà nước hỗ
trợ trực tiếp khoảng 36.000 tỉ
đồng. Ngân sách địa phương
khoảng 13.000-14.000 tỉ đồng,
số còn lại là hỗ trợ gián tiếp
(từ quỹ bảo hiểm xã hội). Cụ
thể, về ngân sách nhà nước,
Chính phủ dự kiến sẽ sử dụng
19.000-20.000 tỉ đồng nguồn
tăng thu và nguồn kinh phí
còn lại của năm 2019 và các
nguồn hợp pháp khác theo
quy định.
tắc: 70% mức thực chi theo
quy định đối với các tỉnhmiền
núi, TâyNguyên; 50%đối với
các địa phương chưa tự cân đối
ngân sách; 30% đối với các
tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều
tiết các khoản thu phân chia
về ngân sách trung ương dưới
50%…” - Chính phủ cho hay.
Chính phủ đề nghị Ủy ban
Thường vụ QH thống nhất về
nguyên tắc thực hiện các gói
hỗ trợ nêu trên. Bên cạnh đó,
Chính phủ kiến nghị cho phép
Chính phủ thực hiện ngay và
báo cáo QH cho người sử
dụng lao động và NLĐ tạm
dừng đóng vào quỹ bảo hiểm
thất nghiệp tối đa không quá
12 tháng.
Đồng thời, sử dụng quỹ
bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ
cho NLĐ tạm hoãn thực hiện
hợp đồng lao động, thỏa thuận
nghỉ không lương với người sử
dụng lao động từ 14 ngày làm
việc trở lên và NLĐ bị chấm
dứt hợp đồng lao động/hợp
đồng làm việc nhưng không
đủ điều kiện hưởng trợ cấp
thất nghiệp. “Trong thời gian
chờ QH xem xét, quyết định,
cho phép Chính phủ chủ động
bố trí nguồn để hỗ trợ các đối
tượng này…” - Chính phủ
nêu kiến nghị.
Lý do của việc Chính phủ
đưa ra gói hỗ trợ này là do ảnh
hưởng của dịch COVID-19,
ước tính 19% doanh nghiệp
tạm dừng hoạt động, thu hẹp
quy mô; 98% lao động khu
vực du lịch, dịch vụ nghỉ
việc. Ngoài ra, 78% lao động
ngành vận tải, giày da, dệt
may bị giảm việc, giãn việc
hoặc ngừng việc và 98% lao
động ngành hàng không tạm
nghỉ việc.
Bên cạnh đó, hàng triệu
NLĐđã và đang bị ảnh hưởng
nặng nề, nhất là lao động giản
đơn, thu nhập thấp... Đồng
thời, dịch COVID-19 ảnh
hưởng lớn tới các đối tượng
yếu thế khác như đối tượng
bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ
cận nghèo...•
Chính phủ hỗ trợ khoảng
20 triệu người ảnh hưởng do dịch
Thứ ba, người sử dụng lao
động trả lương ngừng việc
cho người lao động (NLĐ)
theo khoản 3 Điều 98 của
Bộ luật Lao động. Trường
hợp khó khăn về tài chính
được vay không có tài sản
đảm bảo tối đa 50% của tiền
lương tối thiểu vùng với lãi
suất 0% tại Ngân hàng Chính
sách xã hội.
Thứ tư, NLĐ tạm hoãn
thực hiện hợp đồng lao động,
thỏa thuận nghỉ không lương
với người sử dụng lao động
từ 14 ngày làm việc trở lên
được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/
người/tháng.
Thứ năm, NLĐ bị chấm
dứt hợp đồng lao động/hợp
đồng làm việc nhưng không
đủ điều kiện hưởng trợ cấp
thất nghiệp, NLĐ không có
giao kết hợp đồng lao động
(lao động tự do) và mất việc
làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/
người/tháng.
Thứ sáu, hộ kinh doanh cá
thể có doanh thu khai thuế
dưới 100 triệu đồng/năm tạm
ngừng kinh doanh theo Chỉ
thị 15/2020 của Thủ tướng
Về ngân sách địa phương,
dự kiến bố trí từ nguồn tăng
thu và nguồn kinh phí còn lại
của ngân sách địa phương năm
2019, quỹ dự trữ tài chính, dự
phòng ngân sách địa phương
năm 2020 và nguồn cải cách
tiền lương còn dư, các nguồn
hợp pháp khác theo quy định.
“Trong đó, các tỉnh, thành
phố có tỉ lệ điều tiết các khoản
thu phân chia về ngân sách
trung ương trên 50% tự đảm
bảo kinh phí thực hiện. Ngân
sách trung ương hỗ trợ các địa
phương còn lại theo nguyên
Hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao tay nghề
người lao động
Ngoài sáu nhómchính sách trên, Chính phủ cũng đề xuất
cho người sử dụng lao động và lao động được tạm dừng
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với lao động thuộc diện
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc
nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Chính phủ dự kiến cho phép người sử dụng lao động bị
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 phải thay đổi cơ cấu hoặc
công nghệ sản xuất, kinh doanh… được hỗ trợ kinh phí
từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho NLĐ.
Thời gian hỗ trợ tối đa là ba tháng, mức hỗ trợ tối đa là
1 triệu đồng/tháng đối với từng lao động.
NLĐ bị chấm dứt
hợp đồng lao động/
hợp đồng làm việc
nhưng không đủ
điều kiện hưởng
trợ cấp thất nghiệp,
NLĐ bị mất việc
làm được hỗ trợ 1
triệu đồng/người/
tháng.
Trong gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp khoảng 36.000 tỉ đồng.
Ngày thứ hai thực hiện kiểm soát y tế tại các cửa ngõ ra
vào TP.HCM, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục kiểm tra
thân nhiệt và khai báo y tế với hầu hết người điều khiển
xe máy, ô tô và xe khách.
Theo ghi nhận của PV tại chốt kiểm soát y tế trên cầu
Đồng Nai hướng về TP.HCM, sau khi kiểm tra, những
trường hợp tài xế có thân nhiệt cao sẽ được các nhân viên y
tế mời vào bên trong chốt để kiểm tra lại. Việc kiểm tra thân
nhiệt và phân làn cũng khiến giao thông khu vực bị ùn ứ.
Còn tại chốt kiểm soát ở đường Trường Sơn đoạn dẫn
vào sân bay Tân Sơn Nhất, người dân sẽ phải khai thông tin
y tế và kiểm tra thân nhiệt, sau đó khai báo thông tin hành
trình cho CSGT
(ảnh)
. Đến trưa 6-4, tại chốt này chưa ghi
nhận trường hợp nào có thân nhiệt cao hơn bình thường.
Anh Nguyễn Văn Bình (ở Bình Dương) đang chờ kiểm tra y
tế chia sẻ: “Tôi không phiền gì cả, trong thời điểm này mỗi
người hãy chung tay để cùng góp phần đẩy lùi dịch bệnh”.
Theo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công
an TP.HCM, từ chiều 5-4 đến sáng 6-4, lực lượng liên
ngành tại các trạm kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP và
các cửa ngõ ra vào TP đã tổng kiểm soát 3.215 phương
tiện. Trong đó có 2.510 ô tô và 706 xe máy với 6.431
người (69 người nước ngoài). Lực lượng chức năng đã
thực hiện khai báo y tế 536 trường hợp. Đặc biệt, 10
trường hợp có nhiệt độ thân nhiệt cao và có nhiều biểu
hiện khác đã được lực lượng y tế đưa đến các trung tâm y
tế để tiếp tục kiểm tra, cách ly. 
Trung tá Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng phòng PC08,
cho biết các chốt, trạm được lập ra chủ yếu để phòng,
chống dịch bệnh, hạn chế các phương tiện ra vào TP. “Việc
kiểm tra không phải là ngăn sông cấm chợ mà chúng tôi
kiểm tra để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trong
giai đoạn hiện nay, chúng tôi nhận thức được đây là nhiệm
vụ rất quan trọng, cấp bách” - ông Bình nói.
Hiện TP.HCM có tổng cộng 62 chốt kiểm soát y tế,
trong đó có 16 chốt trọng điểm. Việc kiểm soát y tế sẽ
thực hiện liên tục 24/24 giờ với các ô tô, xe máy… đi qua
khu vực, kéo dài đến ngày 15-4.
Trước đó, từ chiều 5-4, lực lượng liên ngành TP.HCM
đã thực hiện kiểm tra thân nhiệt hàng ngàn người trên xe
vào TP.HCM tại cửa ngõ phía đông TP (đầu cầu Đồng Nai
và quốc lộ 13).
NGUYỄN YÊN - TỰ SANG
Kiểmsoát y tế tại TP.HCM: “Tôi không thấy phiềngì cả”
Người lao độngmất việc sẽ nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ. Ảnh: V.LONG
Tiêu điểm
2
triệu là số người lao động sẽ bị
ngừng việc, mất việc làm nếu
tình hình dịch bệnh còn phức
tạp.Trườnghợpdịchbệnhbùng
phát mạnh thì con số này sẽ là
khoảng3,5triệungườilaođộng.
Người dân đồng tình với việc kiểm tra y tế trước khi vào TP.HCMvà cho đó là việc cần làmđể sớmđẩy lùi dịch bệnh.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook