075-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa7-4-2020
Điều chỉnh cấm đỗ xe theo giờ trên
đường Công Chúa Ngọc Hân
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên đường Công Chúa
Ngọc Hân (phường 12, phường 13, quận 11), Sở GTVT
TP.HCM vừa thống nhất với phương án đề xuất của Trung
tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ về phương án
điều chỉnh cấm đỗ xe trên đường này.
Cụ thể, phương án cấm đỗ xe toàn tuyến đường trên sẽ
được điều chỉnh từ 6 giờ đến 22 giờ mỗi ngày (trước đó
là cấm xe theo ngày chẵn, ngày lẻ). Thời gian thực hiện
phương án cấm đường này từ ngày 10-4.
Sở GTVT cũng đề nghị Trung tâm Quản lý hạ tầng giao
thông đường bộ phối hợp với UBND quận 11, lực lượng
CSGT, thanh tra giao thông khi triển khai các giải pháp
thông báo thời gian thực hiện. Từ đó đảm bảo thông tin đến
được với người dân cũng như các lực lượng chức năng xử
lý vi phạm tại khu vực.
Mặt khác, sở này cũng đề nghị UBND quận 11 chỉ đạo
lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, xử lý các hành vi
gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự lòng lề đường trên
tuyến đường trên. Đặc biệt là lấn chiếm lòng đường, vỉa hè
để họp chợ, kinh doanh sai quy định.
THU TRINH
Đề xuất giảm 50% phí đăng kiểm
xe cơ giới
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (viết tắt là hiệp hội) vừa
có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị giải pháp hỗ trợ các
doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Đơn vị này cho rằng báo cáo của Hiệp hội Vận tải ô tô
các tỉnh, TP đều khẳng định DN kinh doanh vận tải ô tô và
bến xe đang gặp khó khăn.
Cụ thể, vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số
còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu bị sụt giảm
nghiêm trọng. Trong khi đó, chi phí phục vụ công tác
phòng, chống dịch bệnh lại gia tăng, làm cho hoạt động DN
vận tải ngày càng khó khăn.
Theo hiệp hội, ngày 4-3, Thủ tướng ra Chỉ thị số 11
về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng
phó dịch COVID-19. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai
chỉ thị còn nhiều bất cập, một số giải pháp chưa được
triển khai hoặc đã triển khai nhưng còn mang tính hình
thức, đưa ra nhiều rào cản, rườm rà về thủ tục khiến DN
khó tiếp cận.
Đơn cử, một số ngân hàng đưa ra chính sách nếu giãn
nợ thì không được giảm lãi suất và ngược lại nhưng nếu
giảm lãi suất cũng chỉ giảm 0,5%/năm. Còn một số ngân
hàng khác chưa có chính sách giảm lãi suất.
“Đặc biệt, đối với ngành thuế đến nay chưa có giải pháp
nào hỗ trợ DN khó khăn” - hiệp hội cho hay.
Qua nghiên cứu chính sách các nước, hiệp hội đề xuất
Chính phủ, giao ngân hàng xem xét hỗ trợ giảm 50%
lãi suất vay cho các khoản phải trả lãi của tháng 4, 5
và tháng 6-2020 (trong số này Nhà nước hỗ trợ 25% và
ngân hàng 25%).
“Bên cạnh đó, cho DN được bổ sung vốn lưu động
tiếp tục khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh với
lãi suất ưu đãi không quá 6%/năm, trong năm 2020
và không quá 9%/năm trong năm 2021…” - hiệp hội
kiến nghị.
Hiệp hội cũng đề nghị miễn đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho các DN kể từ
tháng công bố dịch đến tháng 6-2020 (hoặc đến khi công
bố hết dịch). Đồng thời yêu cầu DN dùng số tiền này để
trợ cấp trực tiếp theo lương tối thiểu vùng cho người lao
động. Thời gian hỗ trợ trong ba tháng (từ tháng 4 đến
tháng 6-2020).
VIẾT LONG
Tuyển 58 nhân viên lái tàu cho metro số 1
Công tyTNHHMTV Đường sắt đô thị số 1TP.HCM (đơn vị vận hành tuyến
metro số 1) cho hay công ty này đang tuyển 58 nhân viên lái tàu cho tuyến
metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Những người được tuyển chọn sẽ thamgia chương trình đào tạo nghiệp
vụ lái tàu đường sắt đô thị của tuyến số 1. Sau khoảng 19 tháng, họ sẽ được
tham gia sát hạch và được cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị.
Nhiệmvụ cụ thể của nhân viên lái tàu gồm: Nắmvững quy trình vận hành
và nghiệp vụ chạy tàu, hoàn thành nhiệm vụ vận hành theo kế hoạch, xử
lý tốt sự cố đột xuất, làm tốt nghiệp vụ phục vụ hành khách.
Trình độ chuyên môn được yêu cầu như sau: Tốt nghiệp THPT trở lên và
đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, năng lực của công việc. Ưu tiên tốt nghiệp
trung cấp các ngành: Lái tàu, điều hành chạy tàu; hoặc điện, điện tử, thông
tin tín hiệu đường sắt, cơ khí, đầumáy toa xe, vận tải đường sắt. Ngoài ra ưu
tiên biết ngoại ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, có kỹ năng tin học cơ bản.
ĐÀOTRANG
B
an quản lý đường sắt đô thị
(MAUR) cho biết tiến độ dự
án metro số 1 đang tiến triển
rất tốt. Hiện MAUR và các nhà thầu
thi công dự án đang nỗ lực để đảm
bảo tiến độ vận chuyển các máy
móc, thiết bị và đoàn tàu về Việt
Nam trong quý II-2020 theo đúng
kế hoạch ban đầu đề ra.
Các gói thầu đang
dần hoàn thiện
Theo ghi nhận tại gói thầu CP1b
của dự án đến nay đã đạt tiến độ
82%. Theo kế hoạch MAUR đưa
ra, gói thầu này sẽ đạt tiến độ 90%
trong năm 2020.
Khu vực ga Nhà hát TP chuẩn bị
được tháo dỡ rào chắn phía trước nhà
hát (đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến
đường Đồng Khởi). Hiện nay các
công nhân và kỹ sư trên công trường
đang tiến hành đắp cát, rải đá cho
kết cấu đường và những công đoạn
cần thiết trước khi tháo dỡ rào chắn.
Các hạng mục thi công tại tầng
B1 ga Nhà hát TP đang được nhà
thầu khẩn trương thực hiện như lát
gạch sàn, ốp tường, ốp cột, thi công
đóng trần, thi công thang cuốn, thi
công hệ thống cơ điện... Đây là các
công đoạn để hoàn thiện tầng B1 ga
Nhà hát TP nhằm phục vụ nhân dân
tham quan.
MAUR cho biết thời gian qua đơn
vị và các nhà thầu thi công vẫn luôn
nỗ lực để đảm bảo tiến độ dự án đã
đề ra. Tuy nhiên, do tình hình diễn
biến phức tạp của dịch COVID-19
và theo quy định của Chính phủ các
nước sở tại (nơi xuất khẩu các máy
móc, thiết bị và đoàn tàu,...) cũng như
quy định của chính phủ Việt Nam,
các chuyên gia nước ngoài của dự án
tạm thời chưa được phép nhập cảnh
vào Việt Nam. Đây là các chuyên
gia đảm nhận nhiệm vụ lắp đặt máy
móc, thiết bị cho dự án. Theo đó tiến
độ chung của dự án cũng phần nào
bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, MAUR cho hay sẽ cố
gắng đảm bảo tiến độ vận chuyển các
máy móc, thiết bị và đoàn tàu về Việt
Nam trong quý II-2020 theo như kế
hoạch ban đầu đã đề ra.
Đối với gói thầu CP1a, tính đến
thời điểm này, lũy kế khối lượng thực
hiện đã đạt 66,6%. Trong đó, ban
đầu MAUR đưa ra mục tiêu trong
năm 2020 đạt khối lượng 80%. Hiện
đội ngũ kỹ sư, công nhân trên công
Nhiều tín hiệu vui
cho dự án metro số 1
Để phục vụ cho việc vận hành chạy tàu, hiện trạmbiến áp
thứ hai có nhiệmvụ tiếp nhận điện cung cấp chometro số 1
đã về tới TP.HCM.
trường thuộc gói thầu CP1a đang tất
bật thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ
các hạng mục.
MAUR cho hay đang phối hợp
chặt chẽ với các nhà thầu của tuyến
metro số 1 nhằm phấn đấu đạt 85%
khối lượng thi công toàn dự án theo
kế hoạch đề ra trong năm 2020.
“Trái tim thứ hai” của
metro số 1 đã về TP.HCM
Theo MAUR, đơn vị cùng đội ngũ
kỹ sư, công nhân của các nhà thầu
thi công vừa đón “trái tim thứ hai”
của hệ thống điện thuộc tuyến metro
số 1 về trạm biến áp Tân Cảng (“trái
tim thứ nhất” đã về TP từ năm 2019).
Đây là hai trạm biến áp có nhiệm vụ
tiếp nhận điện cung cấp cho tuyến
đường sắt đô thị số 1.
Hai máy biến áp 110 kV/22 kV
với tổng công suất
50 MVA được
cung cấp và sản
xuất bởi Công ty
Hitachi -NhậtBản
theo tiêu chuẩn
Ủy ban kỹ thuật
điện quốc tế IEC
60076. Saukhi thử
nghiệmthànhcông
tại Nhật Bản, hai
máy biến áp này đã về đếnViệt Nam.
Tại trạmbiến ápTânCảng, hai máy
biến áp nói trên sẽ tiếp nhận nguồn
điện 110 kV từ lưới điện quốc gia.
Từ nguồn thứ cấp 22 kV của máy
biến áp (từ các máy biến áp khác)
sẽ cung cấp điện sức kéo 1500DC
phục vụ cho việc chạy tàu. Đồng thời
cung cấp điện dịch vụ 380 V/220 V
cho các thiết bị, tiện ích nhà ga của
tuyến metro số 1.
Hiện nay, MAUR và các nhà thầu
thi công đã và đang khẩn trương hoàn
tất giai đoạn cuối cùng của công tác
lắp đặt máng cáp và các thiết bị phụ
trợ để chuẩn bị cho công tác lắp đặt
hai máy biến áp tại trạm biến áp
Tân Cảng.
Sau khi các máy biến áp được
lắp đặt hoàn chỉnh tại trạm biến áp
Tân Cảng, giai đoạn tiếp theo là thử
nghiệm thiết bị trước khi tiến hành
tiếp nhận nguồn điện chính thức từ
lưới điện quốc gia. Sau đó sẽ tới
công đoạn thử nghiệm hệ thống và
vận hành kỹ thuật cho dự án.
Song song, MAUR cũng đang
chuẩn bị cho công tác vận hành kỹ
thuật tuyến metro số 1. Dự kiến sẽ
vận hành kỹ thuật tuyến đoạn trên
cao từ ngã tưBình
TháivềdepotLong
Bình, quận 9 vào
quý III-2020.
Cụ thể, các công
tác chuẩn bị cho
việc vận hành kỹ
thuật đang được
MAUR và các
nhà thầu tiến hành
khẩn trương thi
công như nhà ga đón khách, khu
bảo dưỡng tàu, khu rửa tàu, nhà điều
hành... Đến nay, công tác xây dựng
kết cấu cơ bản đã hoàn tất và công
tác lắp đặt đường ray đạt 82,22%.
Tại khu vực xây dựng đường ray
riêng để đón các đoàn tàu đầu tiên
từ Nhật Bản về Việt Nam cũng đang
được khẩn trương xây dựng.•
Các công nhân đang gấp rút thi công tại khu vực ga Bến Thành. Ảnh: ĐÀOTRANG
MAUR đang phối hợp
chặt chẽ với các nhà thầu
của tuyến metro số 1
nhằm phấn đấu đạt 85%
khối lượng thi công toàn
dự án theo kế hoạch đề ra
trong năm 2020.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook