075-2020 - page 13

13
205 người hoàn thành cách ly
tập trung tại Bến Tre
Chiều 6-4, BS Ngô Văn Tán, Giám đốc
Sở Y tế tỉnh Bến Tre, cho biết 205 công
dân về từ nước ngoài được cách ly tại
Trường Quân sự tỉnh Bến Tre đã hoàn
thành thời gian cách ly tập trung. Sở Y tế
cũng đã cấp giấy chứng nhận hoàn thành
thời gian cách ly cho các công dân này.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre cũng
cho hay tính đến nay, các trường hợp này
đã trải qua 14 ngày cách ly theo hướng
dẫn của Bộ Y tế, sức khỏe hoàn toàn
bình thường.
Trong 14 ngày qua, các trường hợp
cách ly được lấy mẫu xét nghiệm hai lần
và đều âm tính với virus SARS-CoV-2.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
công dân khi hết thời gian cách ly tập
trung, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 tỉnh đã bố trí phương tiện
đưa các công dân đến các bến xe để được
trở về với gia đình.
Trước đó, thực hiện kế hoạch của Ban
chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch
COVID-19, tối 19-3, tỉnh Bến Tre đã
đón 205 công dân Việt Nam từ nước
ngoài về.
Toàn bộ 205 người được đưa về khu
cách ly tập trung tại Trường Quân sự
tỉnh Bến Tre (thuộc ấp Bình Xuân, xã
Châu Bình, huyện Giồng Trôm).
Trong quá trình cách ly tại đây, các
công dân được cán bộ, chiến sĩ, nhân
viên y tế theo dõi sức khỏe hằng ngày và
đảm bảo đời sống, sinh hoạt đầy đủ.
ĐÔNG HÀ
Đắk Lắk hỗ trợ người bán
vé số trên địa bàn tỉnh
Chiều 6-4, UBND tỉnh Đắk Lắk có
văn bản chấp thuận việc hỗ trợ người
bán vé số với số tiền như trên trong thời
gian 15 ngày kể từ ngày 1 đến 15-4.
Trước đó, Công ty Xổ số kiến thiết
Đắk Lắk có tờ trình xin chủ trương hỗ
trợ người bán vé số trên địa bàn tỉnh với
mức 30.000 đồng/người/ngày trong thời
gian cách ly xã hội.
Kinh phí chi từ quỹ phòng, chống
dịch COVID-19 của tỉnh. UBND tỉnh
giao Sở LĐ-TB&XH cùng Công ty Xổ
số kiến thiết Đắk Lắk rà soát, tổng hợp
danh sách người bán vé số.
Tỉnh giao Sở Tài chính căn cứ vào
danh sách người bán vé số nói trên,
tham mưu UBND tỉnh để ứng ngân sách
cho Công ty Xổ số kiến thiết Đắk Lắk
hỗ trợ người bán vé số trên địa bàn.
Trước đó, người bán vé số và một số
hoàn cảnh khó khăn như người chạy xe
ôm trên địa bàn cũng được hỗ trợ nhiều
suất ăn miễn phí.
HT
có chồng rồi có thai. Ngày
chị vào cách ly trong khoa,
chị cứ lo lắng khi con gái
vượt cạn sẽ không có mặt
mẹ ở bên để nắm tay giúp
con vượt qua. “Mẹ con quấn
quýt, rau cháo nuôi nhau từ
nhỏ. Con bé làm gì cũng có
mẹ. Tôi không khỏi lo lắng
nó “đi biển mồ côi một mình”
trong khi bà con thân thích
chẳng có ai” - chị Ngãi bồi
hồi kể lại.
Đó là ngày 13-3, ngày
mà chín bệnh nhân nhiễm
COVID-19 vừa nhập viện và
hàng chục trường hợp khác
đưa vào cách ly. Đó cũng là
ngày mà các hộ lý, y, bác sĩ
Khoa truyềnnhiễmcăngmình,
dồn hết sức lực cho nhiệm
vụ của mình. Đó cũng là lúc
đội phản ứng nhanh của BV
Chợ Rẫy vừa có mặt để tiếp
ứng, hỗ trợ cho Bình Thuận.
Công việc đang dồn dập
thì chị Ngãi nhận tin con
PHƯƠNGNAM
L
ần nào gọi cũng nghe đầu
dây bên kia giọng nói hổn
hển, mệt mỏi rồi chị nhẹ
nhàng than đang bận rộn quá,
hẹn dịp khác.
Không bận rộn sao được
khi cả khoa chỉ có hai hộ lý,
từ ngày 10-3, khi có ca nhiễm
COVID-19 (bệnh nhân 34)
đầu tiên nhập viện rồi chỉ
hai ngày sau, số bệnh nhân
đã tăng lên chín người.
Hộ lý luôn là những người
tất bật nhất bệnh viện. Họ
luôn làm những việc không
tên từ vệ sinh, dọn dẹp phòng
ốc đến chuyển tải những y
lệnh, dặn dò của bác sĩ đến
từng giường bệnh… Nhiệm
vụ của họ nhiều hơn gấp bội
bình thường bởi thân nhân
người bệnhCOVID-19 không
được phép vào chăm sóc.
Kiệt sức vì chăm
bệnh nhân COVID-19
Chị Ngãi tâmsự, nhiều bệnh
nhân nhiễm COVID-19 điều
trị mệt đã đành nhưng mệt
nhất vẫn là với những người
có nguy cơ nhiễm bệnh đưa
vào khoa cách ly, sàng lọc rồi
chuyển cơ sở điều trị khác.
Những trường hợp này rất
đông và hầu hết khi chuyển
đi đều vứt lại những vật dụng
của mình như bình nước, sữa,
vật dụng cá nhân đã sử dụng
dở, các hộ lý phải mất nhiều
thời gian, sức lực để dọn
dẹp. “Nhiều lúc tôi quá kiệt
sức, cứ nghĩ sẽ bỏ cuộc. Tuy
nhiên, nghĩ đến các con đang
ở nhà nên tôi xốc lại tinh thần
để cố gắng. Hơn nữa đã vào
cách ly trong này, hằng ngày,
hằng giờ đối mặt trực tiếp với
nguy cơ lây nhiễm còn chưa
lo sợ thì kiệt sức là chuyện
nhỏ, chỉ cần cố gắng là có
thể vượt qua” - chị Ngãi nói.
Nỗi lo sợ lớn nhất của chị
Ngãi trong khoa cách ly không
phải sẽ bị lây nhiễm, không
phải vì kiệt sức mà chị lo
cho đứa con trai ở nhà trưa
nay, chiều mai ăn uống cái
gì, ra sao; đứa con gái bụng
chửa vượt mặt sắp vượt cạn
mà không có mẹ ở bên cạnh.
15 năm trước, năm 2005,
chồng chị Ngãi là một quân
nhân bị tai nạn lao động liệt
cả tứ chi. Lúc đó đứa con gái
lớn mới bảy tuổi, còn thằng
con trai út cũng chỉ hai tuổi
vừa chập chững biết đi. Người
chồng sống thực vật nằmmột
chỗ và kể từ đó chị lao vào
đủ thứ công việc để kiếm
tiền nuôi chồng, nuôi con.
Sau khi người chồng qua
đời, chị vừa là cha, vừa là
mẹ, vừa làm đủ thứ mưu
sinh, vừa chăm sóc, nuôi
nấng, đưa đón hai con đến
trường. “Có lẽ chính thời gian
nghiệt ngã này đã giúp tôi có
nghị lực vượt qua mọi khó
khăn nên công việc ở Khoa
truyền nhiễm dù nguy hiểm,
vất vả nhưng cũng không
thể đánh gục được tôi” - chị
Ngãi tâm sự.
Năm 2012, một đồng đội
của chồng cảm thương hoàn
cảnh mẹ con chị Ngãi nên gá
nghĩa. Họ chỉ rổ rá cạp lại,
làm một bữa tiệc nhỏ ra mắt
rồi người chồng mới lại lên
đường làm nhiệm vụ tại đơn
vị xa nhà. Cũng từ thời điểm
này, chị Ngãi đi học khóa hộ
lý cấp tốc rồi vào làm việc tại
Khoa truyền nhiễm đến nay.
Mừng cháu ngoại chào
đời qua màn hình
Con gái lớn của chị Ngãi
cũng đi học điều dưỡng và
Hộ lý Phan Thị Ngãi nhận bằng khen củaUBND tỉnh Bình Thuận.
Ảnh: PHƯƠNGNAM
Khóc mừng sẽ được thăm cháu,
thăm con
Hôm6-4,lúcnhậntinbệnhnhâncuốicùngnhiễmCOVID-19
đang cách ly, điều trị trong khoa có kết quả xét nghiệm âm
tính, cũng như các y, bác sĩ trong khoa, chị Ngãi đã bật khóc.
Chị khóc cho những nỗ lực của mình và các y, bác sĩ, điều
dưỡng trong khoa đã có kết quả tốt đẹp dù theo chị, những
hộ lý chỉ là những người góp công thầm lặng. Chị vẫn khóc
vì mừng cho các bệnh nhân và chị khóc vì nếu không có gì
thay đổi, chị sẽ được về nhà thăm cháu, thăm con.
Tiêu điểm
Qua hai đêm gần
như thức trắng,
chị Ngãi vừa từ
phòng dọn vệ sinh
ra nghe con gái sinh
khó đã kiệt sức rồi
ngã quỵ xuống.
Các công dân đã hoàn thành thời gian cách ly.
Ảnh: THBT
Nhiệm vụ nặng nề
Trong những phòng cách
ly nghiêm ngặt, các hộ lý phải
mặc đồ bảo hộ kín mít, ngày
ba lần sáng, trưa, chiều chăm
sóc các bệnh nhân COVID-19.
Mỗi lần vào phòng cách ly kéo
dài 1-2 tiếng đồng hồ, họ phải
vào giúp bệnh nhân ăn uống,
tiểu tiện rồi tắmgiặt, vệ sinh…
Đời sống xã hội -
ThứBa7-4-2020
Nữ hộ lý xót lòng xa
con gái lúc vượt cạn
Phải có tới ít nhất hơn ba lần gọi điện thoại, PV
Pháp Luật TP.HCM
mới trao đổi được với hộ lý PhanThị Ngãi, Khoa truyền nhiễm,
BV đa khoa BìnhThuận.
gái sắp lên bàn sinh. Thời
điểm đó qua hai đêm gần như
thức trắng, chị Ngãi vừa từ
phòng dọn vệ sinh ra nghe
con sinh khó đã kiệt sức rồi
ngã quỵ xuống.
Các bác sĩ Khoa truyền
nhiễm đã gọi cho các bác sĩ
Khoa sản nói rõ trường hợp
con gái chị Ngãi nhờ giúp
đỡ. Chị Ngãi cho biết trong
lúc chị đang suy nghĩ hai mẹ
con chỉ cách nhau có vài chục
bước chân nhưng không thể
chạy đến bên con được thì
điện thoại video reo.
Bên kia các bác sĩ Khoa
sản đã hướng ống kính về
khuôn mặt mệt mỏi lấm tấm
mồ hôi nhưng hạnh phúc
của con gái chị và cạnh đó
là một sinh linh bé bỏng vừa
ra đời khóc ngằn ngặt. Các
đồng nghiệp ở Khoa sản đã
đồng thanh gửi lời chúc mẹ
tròn con vuông đến con gái
chị Ngãi. Thằng bé khôi ngô,
nặng 3,1 kg, cháu ngoại của
người hộ lý này đã ra đời
trong mùa dịch COVID-19
như thế.
Chưa hết mừng cho con gái
và cháu ngoại, chị Ngãi lại
lo cho đứa con trai 17 tuổi ở
nhà một mình gần một tháng
qua thiếu vắng chị không biết
ăn uống thế nào hay tiếp tục
nấu mì gói. Cứ thế hết lo cho
các con ở nhà, sáng từ 6 giờ
30, trưa từ 11 giờ và chiều
từ 16 giờ 30 chị lại nai nịt
đồ bảo hộ vào phòng lo cho
bệnh nhân. Chị làm việc như
một cái máy dù lương tháng
của hộ lý chỉ 5,4 triệu đồng.•
Trước khi được hỗ trợ tiền, người bán vé số
ởĐắk Lắk được tặng các suất ăn. Ảnh: A.KIÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook