086-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 20-4-2020
Xâydựngbộ tiêu chí
an toànđể “chung sống
với bệnh”
Cùng với việc dồn sức cho chống dịch, không lơ là công
tác phòng, chống dịch, TP.HCM cũng đã cân nhắc, tính
toán cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nhịp sống của TP
trở lại bình thường.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, khi trở lại
trạng thái bình thường mới, trước tiên TP cần có lộ trình
để mở rộng quy mô các hoạt động đời sống, xã hội, dịch
vụ; ít nhất trong vòng ba tháng (tháng 5 đến tháng 7-2020)
quy mô được tăng dần lên và trở lại như cũ.
Cụ thể, về sản xuất, kinh doanh, từ đây đến tháng 5 cần
tập trung ưu tiên triển khai các chính sách Chính phủ hỗ
trợ cho doanh nghiệp. Có kế hoạch để đến giữa tháng 5,
các doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ có
hiệu lực từ tháng 4. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí sản
xuất, kinh doanh an toàn để không phát dịch bệnh.
Chợ, siêu thị cũng cần quy định diện tích người mua,
người bán để vừa chống dịch vừa duy trì đời sống bình
thường.
Cần có quy định về đeo khẩu trang với tài xế vận tải,
taxi, cho người dân ở các hoạt động tập trung, quy định về
khoảng cách an toàn.
Hoạt động của nhà hàng, khách sạn cũng có tiêu chuẩn
về khoảng cách.
Trường học chuẩn bị thật tốt, có tiêu chí an toàn để dự
kiến giữa tháng 5 có thể cho học sinh đi học trở lại.
TP.HCM đã tính toán, lên kế hoạch hoàn thiện bộ tiêu
chí đánh giá rủi ro lây nhiễm dịch COVID-19 cho từng
lĩnh vực, dự kiến xong trong cuối tháng 4. TP.HCM sẽ
bước vào giai đoạn mới “chung sống với bệnh truyền
nhiễm nhưng không có dịch” để yên tâm hơn khi tiếp tục
đi làm, tiếp tục sản xuất mà vẫn đảm bảo an toàn.
phòng,
TPcũngđã quyết địnhhỗ trợ
750.000 đồng/người cho gần
12.000 người bán vé số để họ
vượt qua khó khăn.
Rất nhiều nỗ lực mang tính
tiênphongcủaTP.HCMđểkiểm
soát dịch bệnh như cuối tháng
2, trong khi các tỉnh, thành rục
rịch có kế hoạch cho học sinh
trở lại trường thì TP.HCM có
văn bản kiến nghị Chính phủ
cho học sinh cả nước nghỉ hết
tháng 3.
TP.HCM cũng chuẩn bị
24.000 giường cách ly, 1.000
giường điều trị COVID-19,
gần 40.000 nhân viên y tế sẵn
sàngnhiệmvụ; chuẩnbị để tăng
cường hệ thống xét nghiệmlên
5.000 mẫu/ngày...
Tất cả nỗ lực trên đã giúpTP
bước đầu kiểm soát được dịch
bệnh, gópphầnvào thành công
chung của cả nước...•
Bí thư Thành ủy Nguyễn ThiệnNhân họp bàn về công tác
phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Ảnh: T.LÂM
Bệnh viện (BV) dã chiến Củ
Chi được UBND TP.HCM đầu tư
trong khuôn viên Trường Quân
sự TP.HCM Cơ sở 2 nhằm cách
ly, phát hiện và điều trị cho bệnh
nhân nghi nhiễm COVID-19. Từ
ngày 1-4, thực hiện Chỉ thị 16 của
Thủ tướng Chính phủ, BV có 120
y, bác sĩ, điều dưỡng trực chiến
tại chỗ trong cuộc chiến với dịch
COVID-19.
Một trong ba điểm
chuyên trị COVID-19
BV dã chiến (huyện Củ Chi) là
một trong ba BV chuyên điều trị
cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại
TP.HCM cùng với BV Bệnh nhiệt
đới và BV điều trị COVID-19 ở
huyện Cần Giờ. Mô hình BV dã
chiến này lần đầu được triển khai
tại TP.HCM, đây được xem là nỗ
lực chống dịch của ngành y tế TP,
trong vòng một tuần thành lập từ
một trường huấn luyện quân sự,
BV đã sẵn sàng nhận bệnh nhân.
Theo BS-CK2 Nguyễn Thành
Dũng, Phó Giám đốc BV Bệnh
nhiệt đới, được phân công giữ
chức vụ giám đốc BV dã chiến,
trong thời gian đầu, BV luôn nhận
được sự trực tiếp chỉ đạo của Ban
chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh
TP.HCM. Những văn bản, chỉ đạo
mỗi ngày của ban chỉ đạo đã mang
lại hiệu quả và sát sao với tình hình
hoạt động tại BV. Không chỉ định
hướng hoạt động từ Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh TP.HCM,
ba BV điều trị COVID-19 còn
thường xuyên phải tham dự họp
trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng,
chống dịch Bộ Y tế bất kể trong
hay ngoài giờ hành chính để cập
nhật ngay tình hình dịch và triển
khai kế hoạch phòng, chống dịch.
Theo ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TT&TT
TP.HCM, thời gian qua, báo chí TP.HCM và các cơ
quan báo, đài trung ương đóng trên địa bàn đã có đóng
góp rất lớn trong những ngày cùng Đảng bộ và chính
quyền TP chống dịch COVID-19.
Các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng, chống
dịch bệnh của Chính phủ cũng như của TP.HCM nhanh
chóng được các cơ quan báo chí chuyển tải, thông tin
kịp thời đến người dân. Giúp người dân nâng cao nhận
thức và có tinh thần cảnh giác cao độ với dịch bệnh,
hợp tác cùng với chính quyền để tránh dịch bệnh lây lan
trong cộng đồng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, đa
số cơ quan báo chí đã luôn giữ được kỷ luật thông tin,
tránh việc đưa tin thất thiệt, không có căn cứ hoặc bịa
đặt, gây hoang mang dư luận. Tất cả thông tin từ nguồn
Trung tâm Báo chí TP.HCM đều được báo chí khai thác
để cung cấp đến người dân trong bối cảnh không hội
họp, tụ tập đông người, theo đúng tinh thần Chỉ thị 16
của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể nói, trong bối cảnh cả TP đang nỗ lực chống
lại dịch bệnh với tinh thần “chống dịch như chống
giặc”, các cơ quan chức năng của TP đang tập trung cao
độ ra quân trên mọi mặt trận. Từ đội ngũ y, bác sĩ, các
chiến sĩ quân đội, công an đến các cán bộ khu phố, tổ
dân phố… đều đã thể hiện tinh thần cao độ trong việc
chống lại dịch bệnh.
Ông Từ Lương cũng đánh giá cao các cơ quan báo chí
Bệnhviệndã chiếnCủChi có lúc lo vỡ trận
Thành lập cấp tốc, hoạt động hiệu quả, cứu được nhiều người nhiễmCOVID -19 là nét đẹp
của BV dã chiến Củ Chi.
Báo chí gópphầnquan trọng trong cuộc chiến
chốngdịchbệnh
Ý kiến của người dân
Ông
LÊ TRUNG HẬU
(ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM):
Trong tất cả chính sáchmàTPbanhànhđểphòng, chống
dịch COVID-19, nổi lên ở hai điểm.
Thứ nhất, TP chủ trương luôn đảm bảo hàng hóa, thực
phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong suốt thời gian
thực hiện giãn cách xã hội.
Thứ hai, các chính sách an sinh xã hội để chăm lo cho
người dân. Nhiều dịch vụ hoàn toàn miễn phí trong đợt
này đã làm hài lòng người dân như dịch vụ taxi miễn phí
đưa đón người bệnh đến các bệnh viện để khám, chữa trị;
các gói hỗ trợ cho giáo viên, bảo mẫu - những đối tượng
chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh; người nghèo, người
bán vé số…
Ông
NGUYỄN VĂN PHÚC
(ngụ quận 9, TP.HCM):
Cách làm của TP là không gây sức ép, sự bất ngờ cho
người dân mà giúp người dân từ từ thích nghi với tình
hình hiện tại. Điển hình như việc thu hẹp hoạt động của
các cơ sở kinh doanh. Ban đầu là các tiệm hớt tóc, các
nhà hàng, quán ăn, rồi đến quán bar, vũ trường, quán cà
phê…Việc thu hẹp sự tiếp xúc giữa con người trong các
hoạt động kinh doanh mỗi ngày cho thấy sự tính toán
đúng đắn của lãnh đạo TP để người dân thích nghi dần
với việc thực hiện giãn cách xã hội trong hơn nửa tháng
qua.
THANH TUYỀN
ghi
đã thể hiện được hết tinh thần, trách nhiệm trong cuộc
chiến chống dịch bệnh thời gian qua.
VIỆT HOA
Vượt qua khó khăn
Từ chỗ gặp khó khăn khi cơ sở
điều trị mới thành lập với trang
thiết bị còn thiếu, BV đã kịp thời
nhận được sự hỗ trợ của ngành y
tế TP.HCM. Trong đó, BV Ung
bướu hỗ trợ 260 giường bệnh mới,
hiện đại, BV quận Thủ Đức với
xe siêu âm di động, máy X-quang
kỹ thuật số, BV Củ Chi với máy
sinh hóa, huyết học, năm máy thở
và nhiều trang thiết bị khác của
các BV trong TP... Thông qua các
tổ chức Mặt trận Tổ quốc, nhiều
mạnh thường quân đã hỗ trợ năm
máy monitor theo dõi chức năng
sinh tồn cho bệnh nhân, 10 phòng
áp lực âm, đồ phòng hộ, khẩu
trang N95… nhằm tối ưu hóa cho
công tác điều trị.
BS Dũng chia sẻ: “Tất cả đều
nhắc nhau không được chủ quan và
cố gắng kiểm soát tình trạng của
bệnh nhân vì đây là loại virus mới,
có khả năng đến 20% bệnh nặng,
trong đó 2,5% bệnh rất nặng và
dẫn đến tử vong. Đây cũng là dịp
giúp cho đội ngũ điều trị có thêm
kiến thức, tương lai có thể còn gặp
những trường hợp tiếp theo. Hiện
tại, trên thế giới tình hình dịch
bệnh vẫn còn phức tạp, Việt Nam
sắp tới sẽ tiếp tục đón nhận kiều
bào về nước, do đó mặc dù bệnh
nhân giảm nhưng thời gian này
chúng tôi vẫn tiếp tục tập huấn, cập
nhật kiến thức phòng, chống dịch
bệnh, chuẩn bị thuốc men, trang
thiết bị, vật tư y tế, phòng ốc... trên
tinh thần sẵn sàng ứng phó mọi
tình huống”.
Cứu được nhiều người
Trung tuần tháng 3, lượng Việt
kiều về nước rất đông, lên tới cả
ngàn người mỗi ngày, đó cũng là
thời điểm dịch bệnh ở vào giai
đoạn căng thẳng khi cao điểm BV
dã chiến phải tiếp nhận dồn dập
hơn 10 bệnh nhân mỗi ngày.
“Chúng tôi cũng mang tâm lý
lo lắng, căng thẳng không kém,
sợ rằng bệnh nhân đông sẽ gây vỡ
trận, vượt tầm kiểm soát như đã
xảy ra ở các nước châu Âu...” - BS
Dũng chia sẻ.
BS Dũng nhận định để có được
thành quả kể trên, ngoài điều trị là
giải quyết hậu quả, điều trị cho số
người đã mắc bệnh thì mảng dự
phòng đóng vai trò quyết định trong
việc kiểm soát dịch bệnh, khống chế
lây lan, cụ thể ở TP.HCM là Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
và Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc
tế TP.HCM. Mặc dù ban đầu có thể
sự phối hợp còn chưa tốt và chưa
được nhuần nhuyễn nhưng càng về
sau, các cơ quan này phát huy vai
trò sàng lọc, phát hiện người bệnh
rất hiệu quả. Chính điều này đã giúp
cho dịch bệnh ít có cơ hội lây lan ra
cộng đồng và giảm số lượng ca mắc,
giúp cho khối điều trị đỡ gánh nặng,
yên tâm dốc sức điều trị cho bệnh
nhân. Ngoài ra, cũng phải kể đến
sự phối hợp của các cơ quan công
an, UBND các cấp, các tổ chức
chính trị xã hội... đã phối hợp sàng
lọc, tuyên truyền, phối hợp cách ly
người có nguy cơ mắc bệnh.
Thời gian vừa qua, BV đã tiếp
nhận và điều trị cho 36 bệnh nhân,
một bệnh nhân được chuyển BV
Bệnh nhiệt đới. Đây là nơi tiếp
nhận số lượng bệnh nhân nhiều thứ
hai trên cả nước sau BV Bệnh nhiệt
đới trung ương. BV đã điều trị khỏi
bệnh cho 31 bệnh nhân và hiện chỉ
còn bốn bệnh nhân đang điều trị.
HOÀNG LAN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook