086-2020 - page 6

6
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 20-4-2020
Chị Giáp Thị Mỹ Trinh xinh xắn trước đây và sau khi bị tạt acid. Ảnh: CÙHIỀN
Nỗi đau của
cả gia đình
bị tạt acid
Kẻ gây án đã bị phạt chín năm tù nhưng hậu quả từ
acid để lại cho những người bị hại trong gia đình ấy
thì không sao xóamờ được.
CÙHIỀN
Đ
ã ba năm kể từ ngày vụ
án kinh hoàng xảy ra
nhưng đến nay hậu quả
mà acid để lại còn nguyên
trên thân thể của bốn người bị
hại. Họ là những thành viên
trong một gia đình sống tại
khu phố 2, phường Tân Biên,
TPBiên Hòa (Đồng Nai). Đó
là ông Giáp Văn Cường (47
tuổi), hai con gái Giáp Thị
Mỹ Trâm (21 tuổi), Giáp Thị
Mỹ Trinh (26 tuổi) và anh
HoàngAnh Tuấn (người yêu
của Trinh). Chỉ có bàNguyễn
Thị Kim Trang (48 tuổi, vợ
ông Cường) may mắn tránh
được acid nhưng cũng bị
đánh gây thương tích.
Mâu thuẫn nhỏ,
hậu quả lớn
Kẻ thủ ác là Lê Văn Hào
(51 tuổi) vốn là hàng xóm của
gia đình ông Cường. Hai bên
tranh chấp một đoạn đường
thôn, Hào cho rằng việc ông
Cường dựng quán bán tạp hóa
chiếm chỗ dừng đỗ xe tải của
mình nên hai bên hiềm khích.
Chiều 2-7-2017, Hào điều
khiển xe cán vào buồng dừa
để trước cửa hàng ôngCường.
Ông Cường bị bỏng
10% cơ thể, Trâm
bị bỏng 13%, anh
Tuấn bỏng hơn
30%, Trinh nặng
nhất với 65% cơ
thể, bà Trang thì bị
thương phải khâu
nhiều mũi.
Bị cáo không có tài sản để bồi thường
Tại phiên xử phúc thẩm ngày 5-10-2018, Hào bị TAND tỉnh
Đồng Nai tuyên phạt chín năm tù vì tội cố ý gây thương tích
và phải bồi thường cho những người bị hại tổng cộng gần 1,2
tỉ đồng. Gia đình ông Cường gửi đơn đến CụcThi hành án dân
sự tỉnh Đồng Nai yêu cầu thi hành nhưng tháng 7-2019, cơ
quan này thông báo là sau khi xácminh thấy bị ánHào không
có tài sản để bồi thường. Tổng cộng phía bị án Hào mới bồi
thường cho gia đình ôngCường được khoảng 100 triệu đồng.
Thấy vậy, Trinh nhắc nhở
nhưng bị Hào ném hai trái
dừa trúng người khiến Trinh
gãy răng. Trinh báo cho gia
đình biết rồi cả nhà cùng anh
Tuấn qua gặpHào nói chuyện.
Thay vì nói chuyện phải
trái, Hào về nhà xách theo
một can 5 lít chất lỏng, đó
là acid. Ai cũng nghĩ đó là
xăng và Hào sẽ đốt quán
ông Cường nên chạy tới can
ngăn. Hào cầmcan acid lao về
phía Trâm và anh Tuấn định
tạt, thấy vậy Trinh đuổi theo
ngăn cản, không ngờ bị vấp
ngã nên Hào cầm can acid
dội lên người. Trinh chịu hậu
quả nặng nề nhất, lần lượt là
Trâm, anhTuấn và ôngCường
cùng bị bỏng nặng vì acid. Bà
Trang bị Hào dùng gậy đánh
vào đầu, phải cấp cứu khâu
nhiều mũi.
Hậuquả, ôngCườngbị bỏng
10%cơ thể,Trâmbị bỏng13%,
anh Tuấn bỏng hơn 30%, bà
Trang bị thương. Trinh bị ảnh
hưởng nặng nhất, vết bỏng
65% cơ thể, giác mạc bị bỏng
sâu nên thị lực chỉ còn 3/10.
Đến nay sự tàn phá của
acid để lại trên thân thể mỗi
người là nỗi đau dai dẳng từ
thể xác đến tinh thần không
thể nguôi ngoai.
Cả gia đình
khốn đốn, mặc cảm
“Bố ơi, cứu con, con chết
mất” - đó là tiếng Trinh rên
la đau đớn suốt quãng đường
hơn 50 km trên xe cứu thương
từ TP Biên Hòa đến BV Chợ
Rẫy (TP.HCM). Một tháng
nằm viện, Trinh đã trải qua
nhiều lần phẫu thuật kéo da,
cắt, ghép da. “Những ngày
tháng ấy với em thật sự rất
kinh hoàng” - Trinh thẫn thờ
nhớ lại.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ
bị mù cả hai mắt, rồi đến khi
đứng trước gương chỉ thấy
mờ mờ hình ảnh của mình
thì Trinh mới thực sự thấu
hiểu sự tàn phá của acid. Lần
đầu tiên Trinh nhờ mẹ chụp
giúp bức chân dung của chính
mình, ghé sát đôi mắt vào
màn hình điện thoại, Trinh
thấy một người hoàn toàn xa
lạ. “Đó không phải em mà là
một khuôn mặt gớm ghiếc.
Em buồn lắm, buồn đến nỗi
muốn chết đi” - Trinh khóc.
Khi chưa xảy ra biến cố,
Trinh là một cô gái xinh xắn
ưa nhìn, làmcông nhân với thu
nhập 8 triệu đồng/tháng. Giờ
thì Trinh tự giam mình trong
bốn bức tường vì sợmọi người
bỏ chạy khi nhìn thấy mặt. Bị
acid phá hủy dung nhan khiến
da của Trinh bị cháy, gương
mặt trở nên kỳ dị. “Hôm đi lễ
nhà thờ, em trùmkhăn kín đầu
nhưngkhi người bên cạnhnhìn
thấy, họ giật mình bỏ đi. Sau
lần ấy, em không dám bước
chân ra khỏi nhà” - Trinh nói.
Trước đây, ngoài thời gian
làm việc trong công ty, Trinh
còn bán hàng phụ mẹ, giờ thì
thành gánh nặng cho cả gia
đình. Suy nghĩ tiêu cực ấy
nhiều lúc khiến cô chán ghét
bản thân, bỏ ăn, không chịu
điều trị. Tuy nhiên, khi thấy
cha mẹ chăm lo chu đáo cho
mình, Trinh lại động viên bản
thân phải cố gắng hơn nữa.
Ngoài chamẹ thì người yêu
củaTrinhlàanhTuấnvẫnthường
qua lại, ởbên cạnhchămsóc cô
những tháng ngày qua. Sau khi
mang thương tật vì acid, anh
Tuấn phải bỏ việc vì vết bỏng
cứmẩn ngứamỗi lần bước vào
môi trường công ty. Anh xin
nghỉ và tìmviệc nhiều công ty
khác nhưng sức khỏe không
đáp ứng được. Cuối cùng anh
phải làm công việc giao hàng.
Trâm- cô congái thứhai của
ông Cường thì bị acid phá hủy
phần lưng và cánh tay, may
mắn là khuôn mặt không bị
ảnh hưởng. Sau khi hồi phục
sức khỏe, Trâm xin làm công
nhân nhưng bị nhiều công ty
từ chối. “Công ty hiện tại em
làm có quần áo bảo hộ dài tay
nên họ không phát hiện ra vết
bỏng nhưng công ty này phải
làm ca đêm, vất vả lắm chị
ạ” - Trâm nói.
Với ông Cường thì chiều
2-7-2017 là một ký ức ám ảnh
không thể nào quên, từng lời
gào thét của con khiến ông đau
đớn hơn vết thương trên cơ thể
mình. Khi Trinh từ bệnh viện
về, ông sốc không dám nhìn
mặt con. Ông nhớ lại: “Tôi
không nhận ra con, bón đồ ăn
cho nó đều bị rơi hết ra ngoài
vì miệng con bé bị méo xệch,
thức ăn không vào được”.
Sauđó, vợchồngôngCường
quyết định thế chấp ngôi nhà
đang ở lấy tiền điều trị cho
con. Cuối năm 2017, Trinh
được gia đình đưa sang Thái
Lan, bác sĩ nói cô phải trải qua
nămlầnphẫu thuật, tổngchi phí
khoảng 1,3 tỉ đồng mới có thể
phục hồi khuôn mặt. Toàn bộ
tài sản trong nhà đã đội nón ra
đi nhưng cũng chỉ đủ choTrinh
thực hiện đến cuộc phẫu thuật
thứ ba. Đến nay ông Cường
không còn khả năng xoay xở
nữa, trong khi số nợ cũ vẫn
chưa trả hết…•
Cụ thể, Thành ủy Hạ Long yêu cầu bí thưĐảng ủy phường Bãi
Cháy tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ trách nhiệm của các cá
nhân có liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ bắt giữ rau
của người bán hàng trên phố.
Thành ủy Hạ Long giaoỦy ban Kiểm tra - Thanh tra TP tiếp
nhận báo cáo, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định của
Đảng đối với đảng viên và đề xuất hình thức xử lý đối với cán bộ,
công chức, viên chức, báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày
25-4.
Trước đó, tối 18-4, trênmạng xã hội Facebook xuất hiện clip
phản ánh nội dung lực lượng trật tự đô thị phường Bãi Cháy bắt
giữ hàng hóa, xe máy của người bán rau trên phố.
Trong clip, chị bán rau liên tục khóc lóc, xin tha. Đáp lại,
một nữ cán bộ nói kiên quyết: “Cô không lấy mà cô thu giữ.
Về phường xử lý... Con này có bị điên không?Mày có bị điên
không?...”.
Khi người cán bộ xông tới thu giữ số rau trên xe, chị bán rau
bỗng trở nên quáng quàng, kích động. Chị này cúi xuống xe cầm
con dao, lập tức bốn người đàn ông xông vào khống chế. Sau đó,
chị bị bẻ khuỷu tay, nhấc lên xe tải nhỏ đưa về phường...
Quảng Ninh làmột trong 12 tỉnh, thành nằm trong nhóm có
nguy cơ cao về lây nhiễmdịch COVID-19 và phải tiếp tục thực
hiện nghiêmChỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội. Việc
phường Bãi Cháy, TPHạ Long tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm
soát trật tự đô thị nhằmphòng, chống dịch hiệu quả là điều rất
đáng ghi nhận.
Song với việc khống chế chị bán rau kèmnhững phát ngôn
thiếu chuẩnmực như trên, những cán bộ phường Bãi Cháy
đã tạo nên hình ảnh người thực thi công vụméomó trongmắt
người dân. Vì vậy, việc Thành ủy Hạ Long giaoỦy ban Kiểm tra
- Thanh tra TPkiểm tra, xử lý vi phạmđối với đảng viên (và đề
xuất hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức) là việc
làm cần thiết nhằm chấn chỉnh, tránh những sai phạm tương tự.
Đối với chị bán rau, trả lời báo
ThanhNiên online
, ông Vũ Văn
Diện, Bí thư Thành ủy Hạ Long, cho rằng chị này vẫn bị xử phạt
hành chính theo đúng quy định. Ông bí thư không nói chị bán rau
sai gì, bị xử lý về hành vi gì.
Theo các yêu cầu của Chỉ thị 16 về cách ly xã hội, có thể thấy
việc chị bán rau “đi ra đường” với lý domưu sinh là chấp nhận
được. Trong quá trình đi bán rau, chị vẫn đeo khẩu trang, đội mũ
bảo hiểm (khi đi xe máy) và vẫn giữ khoảng cách 2m với người
mua. Và như vậy, không thể cho là chị đã vi phạmChỉ thị 16 để
phải xử phạt hành chính với chị.
Nếu chị chạy xe không có giấy tờ, không có giấy phép lái xe thì
nên giao cho CSGT lập biên bản vi phạmhành chính và người có
thẩmquyền ra quyết định xử phạt đúng quy định.
Riêng việc chị cầm con dao bán rau huơ lên khi bị lực lượng
chức năng khống chế thì đúng là hành vi không chuẩn. Tuy nhiên,
đó chỉ là hành động bột phát, tức thời, xuất phát từ suy nghĩ quẫn
bách trước sự thiếu chuẩnmực của những người thực thi công
vụ. Vì vậy, nếu quy buộc đó là hành vi chống người thi hành công
vụ để xử phạt chị thì e là chưa phù hợp, người có thẩmquyền cần
cân nhắc...
Chống dịch như chống giặc. Việc nhắc nhở, lưu ý thực hiện
nghiêm là rất cần thiết và phải luôn là biện pháp đầu tiên. Việc xử
phạt chỉ đặt ra khi thực sự có hành vi vi phạmpháp luật đếnmức
phải bị chế tài. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc các tình tiết để quyết
định có nên xử phạt hay không để người bị xử phạt và người dân
“tâmphục, khẩu phục”.
NGÔTHÁI BÌNH
Cónênphạt người bánrauởHạLong?
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook