096-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 4-5-2020
Chờ được vay lãi suất 0% để
trả lương nhân viên
Ngân hàng Nhà nước cho biết đang dự
thảo thông tư quy định về tái cấp vốn đối
với NHCSXH theo Quyết định số 15/2020
của Thủ tướng. Dự kiến dành 16.000 tỉ
đồng thực hiện tái cấp vốn cho NHCSXH để
cho người sử dụng lao động vay trả lương
ngừng việc. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm.
Còn theo hướng dẫn của NHCSXH Trung
ương về gói vay trả lương lãi suất 0%,
người sử dụng lao động được vay vốn khi
đáp ứng điều kiện có từ 20% hoặc từ 30
người lao động trở lên đang tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ
một tháng liên tục trở lên; đã trả trước
tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho
người lao động trong khoảng thời gian từ
ngày 1-4 đến hết 30-6; lãi suất cho vay là
0%/năm; lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm;
khách hàng vay vốn không phải thực hiện
bảo đảm tiền vay…
Lãi suất 0%, không phải bảo đảm tiền vay
THÙY LINH
T
hủ tướng Chính phủ đã
kýQuyết định số 15/2020
ngày 24-4 quy định cụ
thể việc thực hiện các chính
sách hỗ trợ đối với người
dân bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19. Đáng chú ý,
quy định nêu rõ: Người sử
dụng lao động có khó khăn
về tài chính được vay vốn
tại Ngân hàng Chính sách xã
hội (NHCSXH) với lãi suất
0% để trả lương ngừng việc
cho người lao động.
Cầm cố nhà để có tiền
trả lươngchonhânviên
Nhiều doanh nghiệp (DN)
cho rằng chính sách trên là
kịp thời, phù hợp với tình
hình thực tế nhưng để tiếp
cận nguồn vốn trên không
dễ. Ông PhạmVăn Việt, Chủ
tịch HĐQT Công ty TNHH
Việt Thắng Jean (Vitajean),
cho biết công ty ông không
hề vướng bất cứ quy định
nào theo mẫu hướng dẫn của
Quyết định 15 nhưng khó tiếp
cận gói tín dụng này.
“Dòng tiền của chúng tôi
bị thiếu hụt khoảng ba tháng
do các đối tác dừng nhập
hàng. Do đó, cái mà chúng
tôi cần nhất lúc này là được
hỗ trợ dòng tiền để chi trả các
khoản như lương cho công
nhân, chi phí điện, nước,…
Chỉ tính riêng quỹ lương để
chi trả cho công nhân, mỗi
tháng Vitajean cần tới gần
40 tỉ đồng. Nếu dòng tiền
không quay về kịp thì công
ty khó có thể đáp ứng cho các
khoản chi thường xuyên, nhất
là chi trả lương cho người lao
động” - ông Việt nêu thực tế.
Cùng chung cảnh ngộ, ông
LýThànhSinh,GiámđốcCông
tyMay thêuMinhLongHưng,
chia sẻ:DịchCOVID-19khiến
cho DN kiệt quệ. Thế nhưng
đầu tháng 2, khoản vay của
công ty tại Ngân hàng MB bị
nhảy nhómnợ. Thời điểmnày
Ngân hàng Nhà nước chưa có
quy định tạm thời giữ nguyên
nhóm nợ cho khách hàng
đối với các khoản nợ bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19.
Đến cuối tháng 2, quy định
này có hiệu lực thì khoản
vay bị nhảy nhóm của công
ty không được hồi tố.
Khó khăn chồng chất, tính
đến thời điểm hiện tại, Công
tyMay thêuMinh LongHưng
buộc phải cho gần 80% công
nhân nghỉ việc. Bên cạnh đó,
một số mặt bằng thuê để làm
nhà xưởng công ty đã phải
thanh lý hợp đồng nhằmgiảm
chi phí. Bởi giữ nguyên mặt
bằng nhà xưởng thì buộc phải
có người quản lý, rồi chi phí
điện, nước…không chịu nổi.
“Gắn bó với nghề may đã
30-40 năm nay, giờ bảo dẹp
hết đi thì chúng tôi biết làm
cái gì để sống. Dù đang đối
diện với cảnh “chết lâm sàng”
nhưng chúng tôi vẫn đang
cố gắng cầm cự để sống qua
ngày. Vậy mà để tiếp cận gói
tín dụng 0% thông qua nhà
băng không hề dễ dàng” - ông
Sinh ngậm ngùi.
Tương tự, ông Trần Văn
An, Tổng giám đốc Công ty
cổ phần Mekong Herbal, kể
để chuẩn bị tiền trả lương cho
công nhân trong tháng 4, ông
đã phải mang giấy tờ nhà đi
cầm cố tại ngân hàng. Trước
đây, nếu thế chấp tài sản thì
chỉ khoảng một tuần sau là
hồ sơ vay được phê duyệt,
nhưng nay ngân hàng ngâm
hồ sơ gần một tháng mà vẫn
chưa có câu trả lời.
“Mới đây nhất, một ngân
hàng thông báo lãi suất cho
vay ngắn hạn chín tháng, có
tài sản thế chấp là 7,5%/năm
trong ba tháng đầu; sáu tháng
tiếp theo lãi suất là 8,5%/năm.
Đây là mức lãi suất vay thông
thường chứ có phải lãi suất
ưu đãi gì đâu” - ông An nói.
Thủ tục nhiêu khê,
qua nhiều bước
Để gói hỗ trợ thực sự đến
tay người lao động, Chủ tịch
HĐQT Công ty TNHH Việt
Thắng Jean PhạmVănViệt đề
nghị cơ quan chức năng cần
nhanh chóng tháo gỡ những
vướng mắc. Ví dụ, cơ quan
chức năng có thể căn cứ vào
sổ bảo hiểm, doanh thu của
DN, danh sách giám sát công
nhân tại địa phương…để cho
vay gói lãi suất 0%. Hoặc các
cơ quan hữu trách có thể căn
cứ vào số lượng lao động bị
ngừng việc, tình hình doanh
thu của các công ty trongmấy
tháng dịch bệnh… là đủ cơ
sở giải ngân cho vay.
“Hiện chúng tôi đang rất
nóng lòng chờ tới thời điểm
triển khai chính thức các thủ
tục vay theo chính sách này.
Tuy nhiên, đến nay chúng tôi
vẫn đang chờ đợi chứ chưa
được vay” - ôngViệt cho biết.
Đồng quan điểm, nhiều
công ty khác cũng cho rằng
Quyết định 15 của Chính phủ
là chủ trương rất tốt, giúp họ
có thêm nguồn lực để giữ
nhân viên khi khởi động trở
lại. Song nhiều quy định về
điều kiện, thủ tục phức tạp,
rườm rà. Đơn cử như việc DN
phải chứng minh khó khăn về
tài chính, các chứng chỉ hành
nghề, giấy phép đầu tư... Đặc
biệt là quy định để được vay
vốn lãi suất 0% thì phải có từ
20% người lao động trở lên
Một số gói hỗ trợ
vốn thời gian qua
đã được triển khai,
tuy nhiên DN khó
tiếp cận.
đang tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc phải ngừng việc
từ một tháng liên tục trở lên.
“Như vậy không lẽ để được
vay tiền hỗ trợ, chúng tôi phải
sa thải 20% nhân viên đang
có ở công ty?” - đại diện một
công ty đặt vấn đề.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông TrầnVăn Tiên,
Giám đốc NHCSXH Chi
nhánh TP.HCM, cho biết:
NHCSXH Trung ương vừa
ban hành công văn hướng
dẫn thực hiện triển khai cho
vay gói tín dụng lãi suất 0%.
Hiện chúng tôi đã tiến hành
tập huấn cho cán bộ, công
nhân viên chủ chốt, sau đó
sẽ triển khai cho tất cả nhân
viên trên toàn hệ thống.
“Một trong những điều kiện
để được vay gói lãi suất ưu
đãi này là các DN phải cung
cấp đủ giấy tờ và kê khai
theo hướng dẫn tại Quyết
định 15 của Chính phủ. Khi
đó người sử dụng lao động
mới làm việc với NHCSXH
để tiến hành việc vay vốn
được” - ông Tiên nói.•
Để có thể đứng dậy sau đại dịch COVID-19, hiện các doanh nghiệp Việt đang rất cần sự hỗ trợ về tài chính
từ phía Nhà nước.
Người sử dụng lao động đang chờ được vay vốn với lãi suất 0%để trả lương cho người lao động.
Ảnh: TL
Tiêu điểm
Cố gắng hết sức vẫn
không được hỗ trợ
Theo Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, nhiều DN phản ánh gói
hỗ trợ về tài chính chưa đến tay
họ. Có rất nhiều công ty đang
phải gồngmình cố gắng bằng
mọi phương ánduy trì sản xuất
và giữ chânngười laođộng.Với
những nỗ lực như vậy, song họ
vẫnkhôngđủđiềukiệnđểđược
hưởnggói hỗ trợcủaNhànước.
Ô tô sản xuất trong nước khó tiêu thụ vì COVID-19
Cục Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương vừa công bố
báo cáo cho biết trong quý I-2020, ngành sản xuất xe có
động cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Cụ
thể, sản lượng ô tô sản xuất trong nước ước chỉ đạt 56,2
ngàn chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hầu hết doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn như
Thaco, Thành Công, VinFast, Toyota, Honda, Mercedes...
trong thời gian qua phải tạm ngừng hoạt động sản xuất,
lắp ráp do đại lý bán hàng đóng cửa theo chỉ đạo cách ly
của Chính phủ và các địa phương.
Đáng chú ý, sau khi việc cách ly xã hội kết thúc, phần
lớn các đại lý, doanh nghiệp ô tô đã hoạt động trở lại.
Song công suất sản xuất, lắp ráp hiện
chỉ duy trì ở mức rất thấp do lượng tồn
kho còn cao lên đến 122,5%. Nguyên
nhân chính là do tiêu thụ ô tô đang gặp
nhiều khó khăn do sức mua trong nước
sụt giảm mạnh.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt
qua khó khăn, Bộ Công Thương kiến
nghị cần sớm thông qua nghị quyết của
Chính phủ về các giải pháp phát triển
công nghệ hỗ trợ. Trong đó, sửa đổi các quy định của luật
về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước
theo hướng ưu đãi cho tỉ lệ sản xuất nội
địa; thuế GTGT theo hướng hoàn thuế
sớm nhằm tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tích lũy thêm vốn.
Trước đó, Bộ Công Thương cũng
đề xuất Thủ tướng giảm 50% lệ phí
trước bạ cho khách hàng mua ô tô
sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết
năm 2020; kiến nghị cho phép gia
hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng
đến hết quý I-2021.
QH
Lượngtồnkhoôtôtăngmạnhkhiếnnhiều
doanh nghiệp gặp khó khăn. Ảnh: QH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook