096-2020 - page 7

7
Luật & đời
Họ đã nói
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 4-5-2020
Đề xuất của Bộ Tư pháp là hợp tình, hợp lý
Đây được xem là vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng do chưa từng
có tiền lệ và chưa được pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, theo nguyên tắc
được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu
cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và tòa án không được từ chối
giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng.
Đây là nguyên tắc mới được ghi nhận trong Bộ luật TTDS 2015.
Theo đó, tòa án có thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, nguyên
tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng để ra phán quyết,
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, đề xuất của
Bộ Tư pháp là hợp tình, hợp lý.
PGS-TS
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
,
Trưởng khoa Luật,
Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM
Bộ Tư pháp đề xuất
gỡ bí 1 vụ về
con nuôi
BộTư pháp đề xuất với TANDTối cao về việc có bản án phù hợp
để gỡ bí cho trường hợp cụ thể về thủ tục nhậnnuôi con nuôi.
HOA THI
S
au khi nhận được thông tin
từ báo
Pháp Luật TP.HCM
và đơn yêu cầu của gia đình
chị Đào Thị Thông (ngụ quận 4,
TP.HCM), Bộ Tư pháp đã đứng ra
làm đầu mối giải quyết vụ bí thủ tục
chuyển con nuôi cho người khác.
Bộ đã đưa ra giải pháp và đang
phối hợp với TAND Tối cao để
xử lý, bởi trong trường hợp này,
thẩm quyền quan trọng nhất thuộc
về tòa án.
Kẹt thủ tục để cha mẹ
nuôi thứ hai nhận con
Như báo
Pháp Luật TP.HCM
đã
phản ánh, vợ chồng anh NNĐ (ngụ
quận 4) không có con nên đã nhận
cháu NNĐQ (sinh ngày 2-5-2015)
làmcon nuôi. CháuQ. được cấp giấy
khai sinh với phần cha, mẹ đứng tên
trên giấy là vợ chồng anh Đ.
Năm2017, vợ chồng anhĐ. lyhôn,
hoàn cảnh cả hai khó khăn, không
còn khả năng nuôi dưỡng cháu Q.
và không liên lạc được với mẹ ruột
của cháu bé. Do đó, ngày 10-6-2018,
anh Đ. viết giấy tay để vợ chồng
chị Đào Thị Thông (cũng không
có con) nuôi dưỡng cháu.
Sau đó, vợ chồng anh Đ. có đơn
gửi TAND quận 4 yêu cầu chấm
dứt việc nuôi con nuôi để tạo điều
kiện cho vợ chồng chị Thông đăng
ký giấy khai sinh mới cho cháu Q.
do vợ chồng chị đứng tên làm cha
mẹ. Tuy nhiên, ngày 28-8-2019,
TAND quận 4 có thông báo trả lại
đơn cho vợ chồng anh Đ. do đơn
yêu cầu giải quyết việc dân sự thuộc
trường hợp khác theo quy định của
pháp luật. Như vậy, vợ chồng anh
Đ. không thể chấm dứt việc nuôi
con nuôi và như thế, vợ chồng chị
Thông cũng không thể làm thủ tục
nhận nuôi cháu Q. được.
Áp dụng Công ước quốc tế
và Luật Trẻ em
Theo Bộ Tư pháp, việc vợ chồng
anh Đ. không còn khả năng chăm
sóc, nuôi dưỡng bé Q. không phải
là căn cứ chấm dứt việc nuôi con
nuôi theo quy định tại Điều 25 Luật
Nuôi con nuôi. Việc TAND quận 4
trả lại đơn yêu cầu chấm dứt việc
nuôi con nuôi của vợ chồng anh là
phù hợp.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều
3 Công ước Quyền trẻ em năm 1989
mà Việt Nam là thành viên, lợi ích
tốt nhất của trẻ em trong mọi hoạt
động liên quan tới trẻ em phải là
mối quan tâm hàng đầu của các cơ
Lợi ích tốt nhất của trẻ
em phải là mối quan
tâm hàng đầu của các cơ
quan nhà nước, bao gồm
cả tòa án.
Đây là nguyện vọng hết sức chính
đáng của người dân, tôi rất thương
và cam kết sẽ làm hết mình để bảo
vệ quyền lợi hợp pháp cho cháu Q.
và cha mẹ nuôi mới của cháu.
NGUYỄN THỊ HẢO
, Cục trưởng
Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp
TANDTối cao cần giải thích, hướng
dẫntòaánđịaphươngthụlý,giảiquyết
yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
rơi vào các trường hợp như đã nêu.
Ông
NGUYỄN VĂN VŨ
, Phó Giám đốc
Sở Tư pháp TP.HCM
quan có thẩm quyền của nhà nước,
bao gồm cả tòa án.
Mặt khác, khoản 3 Điều 5 Luật
Trẻ em và Điều 2 Luật Nuôi con
nuôi về bảo đảm lợi ích tốt nhất của
trẻ em cũng là nguyên tắc hàng đầu
khi các cơ quan bảo vệ trẻ em và
đăng ký nuôi con nuôi ra các quyết
định liên quan đến trẻ em.
Ngoài ra, để tránh việc nuôi con
nuôi mà không đăng ký hoặc buộc
phải đưa cháu vào chăm sóc tập
trung tại cơ sở nuôi dưỡng (anh Đ.
từng có ý định đưa cháu vào chùa),
một giải pháp pháp lý để đảm bảo
cháu Q. có người nuôi dưỡng hợp
pháp là điều nên và phải làm.
Công văn của Cục Con nuôi gửi
TAND Tối cao nêu rõ: Xuất phát
từ những căn cứ và lý do nêu trên,
Cục Con nuôi xin đề xuất có thể
xem xét áp dụng Điều 3 Công ước
Quyền trẻ em; khoản 3 Điều 5 Luật
Trẻ em; các Điều 2, điểm b khoản
2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi để
chấm dứt việc nuôi con nuôi. Điều
này là vì lợi ích tốt nhất của trẻ
em, bảo đảm trẻ em có cơ hội tìm
gia đình thay thế khác phù hợp và
đủ điều kiện nuôi dưỡng đến tuổi
trưởng thành trong trường hợp cha
mẹ nuôi không còn khả năng nuôi
dưỡng.
Nói cách khác, chỉ có một bản
án có hiệu lực pháp luật cho phép
vợ chồng anh Đ. chấm dứt quan hệ
cha mẹ nuôi - con nuôi với cháu Q.
thì vợ chồng chị Thông mới có cơ
sở để làm giấy khai sinh mới đứng
tên là cha mẹ của cháu. Có như vậy
mới hy vọng vào một tương lai tốt
đẹp hơn cho cháu Q.•
Cụ thể, theo điểm đ khoản 1 Điều 101 nghị định này, hành vi
“cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật,
xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết
định cấm lưu hành hoặc tịch thu” có thể bị phạt 5-10 triệu đồng
(đối với cá nhân), 10-20 triệu đồng (đối với tổ chức).
Yếu tố “chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm
lưu hành hoặc tịch thu” mà lại cung cấp, chia sẻ trên mạng xã
hội thì đa số đều có thể nhận ra ngay đó là vi phạm. Song yếu
tố nếu không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ,
tức cá nhân, tổ chức không được cho số đông biết nhiều hơn về
các tác phẩm thì đang có nhiều thắc mắc, băn khoăn.
“Được đồng ý có nghĩa là phải xin phép hay sao?”. “Rất
nhiều tờ báo, kênh truyền hình đang cài đặt sẵn các chế độ
người đọc dễ dàng, nhanh chóng “share” tin, bài đến công
chúng vào các địa điểm được chọn lựa. Vậy có thể cùng hiểu
là báo chí đã mặc nhiên đồng ý cho người đọc thực hiện quyền
chia sẻ miễn phí nên độc giả cứ tiếp tục chia sẻ theo ý muốn
như trước giờ, được không”...
Có nhiều câu hỏi đại loại vậy do trước khi có Nghị định
15/2020 thì nhiều chủ tài khoản mạng xã hội vẫn tự nhiên cung
cấp, chia sẻ các tin, bài đã được báo chí đăng tải mà theo họ là
đáng quan tâm, cần được quảng bá, trao đổi, tranh luận… Hầu
như chẳng có trường hợp cung cấp, chia sẻ nào như thế bị cơ
quan báo chí hay cơ quan quản lý báo chí đòi hỏi điều kiện hay
rầy rà gì.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn, tác
phẩm báo chí là một trong những loại hình tác phẩm được
bảo hộ quyền tác giả. Đó là những tác phẩm báo chí có nội
dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại như
phóng sự, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình
luận… nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử hoặc các phương tiện khác. Trừ tin tức thời sự thuần
túy, tức là các thông tin báo chí ngắn hằng ngày, chỉ mang
tính chất đưa tin không có tính sáng tạo mới không thuộc
phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
Với việc được bảo hộ đó, cơ quan báo chí hay những tổ
chức, cá nhân có tác phẩm khác được bảo hộ quyền tác giả
có quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương
tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ
phương tiện kỹ thuật nào khác. Tương ứng với quyền tác giả,
quyền liên quan, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một
trong các quyền được bảo hộ đều phải xin phép và trả tiền
nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu
quyền tác giả.
Từ yêu cầu “phải xin phép đó”, các nghị định xử phạt vi
phạm hành chính về quyền tác giả... đã đề ra hình thức chế tài
hành vi truyền đạt tác phẩm trên mạng thông tin điện tử hoặc
sao chép tác phẩm trên môi trường mạng… mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Giờ Nghị định 15/2020 quy
định rõ địa điểm cung cấp, chia sẻ tác phẩm là mạng xã hội và
có thêm cái khác là phải được sự đồng ý (chứ không phải là
phải xin phép, phải được phép).
Về ngữ nghĩa, “được đồng ý” là được nhất trí; “phải xin
phép”, “phải được phép” là phải được sự chấp thuận cho làm
việc gì đó của người có thẩm quyền. Tính ra, “được đồng ý”
có phần song hành, ít cách biệt hơn là “phải xin phép”, “phải
được phép”.
Cùng với đó, so với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, ấn
phẩm thì việc truyền đạt, quảng bá các tác phẩm báo chí cũng
có sự khác nhau về phương thức, kiểu cách.
Vì các lẽ này, khi chưa có hướng dẫn riêng dành cho tác
phẩm báo chí, Bộ TT&TT cũng chưa chính thức giải thích thêm,
trước mắt hãy nhìn nhận yêu cầu đã nêu của Nghị định 15/2020
theo hướng đơn giản hóa, sát hợp với xu thế phát triển mới của
báo chí vậy.
Với việc chủ động cài đặt các biểu tượng “chia sẻ” hay
“share” kèm theo tin, bài đã được đăng tải nhằm tăng hiệu quả
truyền thông, các cơ quan báo chí đã đồng ý cho nhiều độc giả
cùng tham gia truyền tải rộng rãi các tin, bài đó đến cộng đồng.
Riêng đối với những tin, bài mà báo chí quyết định không
để các biểu tượng thể hiện sự ưng thuận ấy thì bạn đọc mới
không được chia sẻ trên mạng xã hội. Trong trường hợp cá
nhân/tổ chức nào đó vẫn bất chấp cung cấp, chia sẻ hay có
những hành vi khác xâm hại quyền tác giả, quyền liên quan thì
mới bị xem là vi phạm để phải bị xử phạt phù hợp.
THU TÂM
Chuyệnbị phạt vì chia sẻ
bài báo trênmạng xãhội
Cháu NNĐQđang vui vầy bên gia đìnhmới. Ảnh: MINH CHUNG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook